HT law

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT

Theo quy định tại khoản 1, Điều 39 Luật Quản lý ngoại thương 2017 thì kinh doanh tạm nhập, tái xuất là Việc thương nhân mua hàng hóa từ một nước đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc từ khu vực hải quan riêng đưa vào nội địa và bán chính hàng hóa đó sang nước, khu vực hải quan riêng khác.

Lưu ý:  

a. Hàng hóa là đối tượng của hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất chỉ được luu hành trong lãnh thổ Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định (Không quá 60 ngày kể từ ngày hoàn tất thủ tục tạm nhập). (khoản 4 Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP)

b. Khi được nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam, hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải làm thủ tục hải quan và chịu sự giám sát, kiểm tra bởi cơ quan này cho đến khi xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

c. Đơn vị kinh doanh có thể tiêu thụ hàng hóa tạm nhập, tái xuất nhưng phải tuân theo quy định pháp luật chuyên ngành.

 

2. Các hàng hóa không được tạm nhập, tái xuất

Theo quy định tại Điều 40 Luật Quản lý ngoại thương, những hàng hóa bị cấm kinh tạm nhập, tái xuất bao gồm:

“a. Hàng hóa là chất thải nguy hại, phế liệu, phế thải;

b. Hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

c. Hàng hóa là hàng tiêu dùng đã qua sử dụng có nguy cơ gian lận thương mại;

d. Hàng hóa có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người’’.

Ngoài ra, trong trường hợp vì lý do môi trường, sức khỏe, tính mạng hay an ninh, Bộ trưởng Bộ Công thương có thể phát công bố/quyết định công khai những mặt hàng nào bị tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

Các điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất - htlaw.vn

3. Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ tạm nhập, tái xuất

Về thủ tục:

Theo quy định tại khoản 3, Điều 6 Thông tư 12/2018/TT-BCT, cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hồ sơ là Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương.

Về hồ sơ:

Theo quy định tại Điều 13 và Điều 19 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, tùy vào loại hàng hóa mà hồ sơ có thể khác nhau.

1. Đối với hàng hóa thuộc trường hợp cấm, hạn chế, … nhập khẩu thì thành phần hồ sơ gồm:

a. Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất, nêu rõ hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất (tên hàng, mã HS hàng hóa, số lượng, trị giá); cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu: 1 bản chính.

b. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

c. Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu do doanh nghiệp ký với khách hàng nước ngoài: Mỗi loại 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

d. Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đã được cấp, nêu rõ số lượng hàng hóa đã tạm nhập, số lượng hàng hóa đã thực xuất: 1 bản chính”.

2. Đối với trường hợp tạm nhập, tái xuất khác và đối tượng hàng hóa cũng thuộc trường hợp cấm, hạn chế, … thì thành phần hồ sơ sẽ như trên nhưng lược đi phần báo cáo.

3. Đối với hàng hóa có điều kiện thì phải thực hiện thủ tục xin mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất.

4. Đối với hàng hóa thông thường (không thuộc các trường hợp đã nêu) thì đơn vị chỉ phải thực hiện thủ tục hải quan tại chỗ.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Luật quản lý ngoại thương .

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.