HT law

THỦ TỤC SANG TÊN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHI ĐƯỢC NHẬN THỪA KẾ

Thủ tục sang tên quyền sử dụng đất khi được nhận thừa kế - htlaw.vn

I. Trình tự thực hiện khi kê khai thừa kế là quyền sử dụng đất

Bước 1: Thực hiện thủ tục kê khai thừa kế tại cơ quan đăng ký liên quan

Để thực hiện thủ tục kê khai thừa kế các bên có thể lựa chọn đến văn phòng công chứng hoặc UBND cấp xã nơi có bất động sản để tiến hành chia thừa kế.

Hồ sơ khi thực hiện kê khai thừa kế gồm có:

    • Sơ yếu lý lịch của người được nhận di sản thừa kế (bản sao)
    • CMND/CCCD/Hộ chiếu của những người có tên trong di chúc hoặc thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật.
    • Hợp đồng uỷ quyền hoặc giấy uỷ quyền trong trường hợp xác lập giao dịch thông qua người đại diện.
    • Giấy chứng tử của người chết (bản sao)
    • Di chúc (bản chính + bản sao) nếu có để lại di chúc
    • Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy tờ chứng minh mối quan hệ của người thừa kế và người chết (bản chính)
    • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế (giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở, giấy phép mua bán, hợp thức hoá nhà ở do Uỷ Ban nhân dân quận, huyện cấp, sổ tiết kiệm, cổ phiếu, giấy chứng nhận cổ phần, hợp đồng mua bán, chuyển nhượng tặng cho,…)

Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật, cơ quan chức năng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản.

Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế.

Bước 2: Làm thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với người thừa kế

Người thừa kế đến Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Phòng tài nguyên và môi trường hoặc các cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh để thực hiện thủ tục chuyển nhượng sang tên Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Căn cứ vào hồ sơ, cơ quan quản lý nhà ở sẽ kiểm tra, xác định vị trí thửa đất và gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có).

Những loại thuế, phí cần nộp khi chuyển nhượng sang tên quyền sử dụng đất với trường hợp nhận thừa kế:

    • Thuế TNCN: Đối với thu nhập từ nhận thừa kế (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau thì sẽ được miễn thuế TNCN. Các trường hợp thừa kế còn lại sẽ bị chịu thuế TNCN 10% giá trị bất động sản.
    • Lệ phí trước bạ: 0,5% của giá trị bất động sản được nhận thừa kế.
    • Phí công chứng: dựa vào giá trị của di sản và được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 257/2016/TT-BTC.
    • Phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Tuỳ vào địa phương sẽ có mức thu khác nhau
    • Phí thẩm định hồ sơ: Tuỳ vào địa phương và áp dụng vào trường hợp cấp lần đầu hoặc cấp lại hoặc thay đổi thông tin trong giấy chứng nhận.

Bước 3: Nộp hồ sơ và nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

Sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà nước ở sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ nhà đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế (nếu chủ nhà không thuộc diện phải nộp hoặc được miễn nộp nghĩa vụ tài chính thì không có bước này).

Sau khi nộp thuế, chủ nhà nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạ cho cơ quan quản lý nhà nước để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

II. Những lưu ý khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng sang tên khai nhận di sản thừa kế.

Thời gian làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho người mua tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính vào thời gian chủ nhà đi nộp các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước.

Thông thường các thủ tục về kê khai di sản thừa kế sẽ mất khá nhiều thời gian, do trong lúc khai nhận có thể dẫn đến nhiều tranh chấp về hàng thừa kế, di sản để lại và giải quyết ở toà án.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Chuyển nhượng Quyền sử dụng đất.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI GÓP VỐN BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Những điều cần lưu ý khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất - htlaw.vn

I. Điều kiện góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Người sử dụng đất được thực hiện các quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

    • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ các trường hợp sau:
    • Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì:
      • Người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế.
      • Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
    • Đất không có tranh chấp;
    • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
    • Trong thời hạn sử dụng đất.

Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

II. Điều kiện nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

    • Có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án;
    • Mục đích sử dụng đối với diện tích đất nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
    • Đối với đất chuyên trồng lúa nước thì phải thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 134 Luật Đất đai 2013 như sau:
      • Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa theo quy định của Chính phủ.

III. Hồ sơ góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo mẫu số 09/ĐK.

Hợp đồng, văn bản về việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. (bản gốc)

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (bản gốc).

Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư;

Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được góp vốn tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất.

IV. Thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Định giá quyền sử dụng đất. Việc định giá có thể do cổ đông, thành viên công ty định giá và chịu trách nhiệm liên đới hoặc thuê các công ty định giá chuyên nghiệp thực hiện.

Bước 2: Ký hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và thực hiện công chứng tại văn phòng công chứng. Các bên ký hợp đồng góp vốn (ghi rõ thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất) và thực hiện thủ tục công chứng tại văn phòng công chứng.

Bước 3: Đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong trường hợp góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Bước 4: Đăng ký thay đổi vốn điều lệ/vốn đầu tư theo thông tin đã góp vốn đến cơ quan chức năng có liên quan.

Đối với trường hợp góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thành lập công ty, cá nhân/tổ chức thực hiện thủ tục trong vòng 90 ngày kể từ ngày có được giấy phép thành lập doanh nghiệp.

Đối với trường hợp góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập cá nhân/tổ chức thực hiện thủ tục kể từ ngày ký kết hợp đồng góp vốn.

Cơ quan đăng ký về việc góp vốn cho tổ chức kinh tế là Văn phòng đăng ký đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Uỷ Ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Các quy định về thuế khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất:

    • Lệ phí trước bạ: Miễn lệ phí trước bạ do góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
    • Thuế thu nhập cá nhân: 2% trên giá chuyển nhượng hoặc giá cho thuê lại. Theo đó, cá nhân góp vốn bằng quyền sử dụng đất, bằng bất động sản chưa phải khai và nộp thuế TNCN ngay. Chỉ sau khi xảy ra một trong các hành vi như chuyển nhượng vốn, rút vốn, giải thể doanh nghiệp thì mới phải thực hiện nghĩa vụ này.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Thành lập doanh nghiệp.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

QUY ĐỊNH VỀ DOANH NGHIỆP KINH DOANH NGÀNH NGHỀ PHÂN PHỐI RƯỢU

Quy định về doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề phân phối rượu - htlaw.vn

I. ĐIỀU KIỆN ĐỂ KINH DOANH NGÀNH NGHỀ PHÂN PHỐI RƯỢU

Kinh doanh rượu là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với doanh nghiệp trong nước và cả doanh nghiệp nước ngoài được quy định tại Mục 46, Phụ lục IV, Luật Đầu tư 2020.

Về nguyên tắc kinh doanh rượu: Kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh rượu phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi nghị định 17/2020/NĐ-CP

Về điều kiện kinh doanh phân phối rượu:

    • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật
    • Có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên (đã bao gồm địa bàn doanh nghiệp đặt trụ sở chính); tại mỗi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu. Trường hợp doanh nghiệp có thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu thì không cần có xác nhận của thương nhân bán buôn rượu.
    • Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài.

II. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA THƯƠNG NHÂN PHÂN PHỐI RƯỢU

    • Mua, bán rượu có nguồn gốc hợp pháp;
    • Niêm yết bản sao hợp lệ giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền cấp tại các địa điểm bán rượu của thương nhân và chỉ được mua, bán rượu theo nội dung ghi trong giấy phép đã được cấp, trừ trường hợp đối với thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ.”
    • Thực hiện chế độ báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP
    • Nhập khẩu rượu, mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước và thương nhân phân phối rượu khác theo nội dung ghi trong giấy phép;
    • Bán rượu cho các thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép;
    • Bán rượu cho thương nhân mua rượu để xuất khẩu;
    • Trực tiếp bán lẻ rượu tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép.

III. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHO DOANH NGHIỆP KINH DOANH PHÂN PHỐI RƯỢU

Hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị khi doanh nghiệp kinh doanh phân phối rượu (1 bộ hồ sơ):

– Đơn đề nghị cấp giấy phép phân phối rượu theo Mẫu số 01 của Nghị định 105/2017/NĐ-CP

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

– Tài liệu về hệ thống phân phối rượu gồm một trong hai loại sau:

      • Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống phân phối rượu kèm bản sao Giấy phép bán buôn rượu của thương nhân dự kiến tham gia hệ thống phân phối rượu;
      • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp để kinh doanh rượu.

– Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu;

    • Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của các nhà cung cấp rượu;
    • Trường hợp nhà cung cấp rượu là thương nhân trong nước cần có bản sao Giấy phép sản xuất rượu hoặc Giấy phép phân phối rượu.

IV. THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH PHÂN PHỐI RƯỢU

Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép phân phối rượu.

Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp bị từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Kinh doanh ngành phân phối rượu.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

QUY ĐỊNH VỀ DOANH NGHIỆP KINH DOANH NGÀNH NGHỀ BÁN BUÔN RƯỢU

Quy định về doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề bán buôn rượu - htlaw.vn

I. Điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề bán buôn rượu

    • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
    • Có hệ thống bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính với ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu. Trường hợp doanh nghiệp có thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu thì không cần có xác nhận của thương nhân bán buôn rượu.
    • Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu khác;

II. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề bán buôn rượu

    • Mua, bán rượu có nguồn gốc hợp pháp;
    • Niêm yết bản sao hợp lệ giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền cấp tại các địa điểm bán rượu của thương nhân và chỉ được mua, bán rượu theo nội dung ghi trong giấy phép đã được cấp, trừ trường hợp đối với thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ;
    • Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định 105/2017/NĐ-CP.
    • Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu khác theo nội dung ghi trong giấy phép;
    • Bán buôn rượu cho các thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép;
    • Bán rượu cho thương nhân mua rượu để xuất khẩu;
    • Trực tiếp bán buôn rượu tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép.

III. Hồ sơ đăng ký cho doanh nghiệp kinh doanh bán buôn rượu

– Đơn đề nghị cấp giấy phép bán buôn rượu theo Mẫu số 01 của Nghị định 105/2017/NĐ-CP

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

– Tài liệu về hệ thống bán buôn rượu gồm một trong hai loại sau:

      • Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống bán buôn rượu kèm bản sao Giấy phép bán buôn rượu của thương nhân dự kiến tham gia hệ thống bán buôn rượu;
      • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp để kinh doanh rượu.

– Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu;

      • Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất trong nước, thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn khác, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của thương nhân sản xuất, thuơng nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn khác;
      • Bản sao giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép phân phối hoặc giấy phép bán buôn rượu của các nhà cung cấp rượu.

IV. Thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép

Sở Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thủ tục cấp giấy phép:

Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.

Đối với giấy phép bán buôn rượu:

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày, làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Kinh doanh ngành nghề bán buôn rượu.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

QUY ĐỊNH VỀ DOANH NGHIỆP KINH DOANH NGÀNH NGHỀ BÁN LẺ RƯỢU

Quy định về doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề bán lẻ rượu - htlaw.vn

I. ĐIỀU KIỆN ĐỂ DOANH NGHIỆP KINH DOANH NGÀNH NGHỀ BÁN LẺ RƯỢU

Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.

Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.

Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.

II. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH BÁN LẺ RƯỢU

    • Mua, bán rượu có nguồn gốc hợp pháp;
    • Niêm yết bản sao hợp lệ giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền cấp tại các địa điểm bán rượu của thương nhân và chỉ được mua, bán rượu theo nội dung ghi trong giấy phép đã được cấp, trừ trường hợp đối với thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ;
    • Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định 105/2017/NĐ-CP.
    • Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu theo nội dung ghi trong giấy phép;
    • Bán rượu cho thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ hoặc bán trực tiếp cho người mua tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân theo nội dung ghi trong giấy phép.

III. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHO DOANH NGHIỆP KINH DOANH BÁN LẺ RƯỢU

    • Đơn đề nghị cấp giấy phép bán lẻ rượu theo Mẫu số 01 của Nghị định 105/2017/NĐ-CP
    • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
    • Bản sao hợp đồng thuê/mượn tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ.
    • Bản sao văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu
    •  

IV. THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH BÁN LẺ RƯỢU

Phòng kinh tế hoặc phòng kinh tế và Hạ tầng thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện là cơ quan cấp Giấy phép bán lẻ rượu trên địa bàn.

Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Kinh doanh ngành nghề bán lẻ rượu.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

THỜI HẠN CÁC LOẠI GIẤY PHÉP

Thời hạn các loại giấy phép - htlaw.vn
STTNội dungCơ sở pháp lý
1Giấy phép thành lập văn phòng đại diện/chi nhánh của thương nhân nước ngoài:
- 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn.
- Trong thời hạn ít nhất 30 ngày trước khi Giấy phép hết hạn, thương nhân có thể làm hồ sơ để xin gia hạn Giấy phép, trừ trường hợp có hành vi vi phạm thuộc các trường hợp bị thu hồi.
Khoản 1 Điều 9, Điều 21, Khoản 1 Điều 23 NĐ 07/2016
2Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
- 03 năm kể từ ngày cấp
- Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh
Điều 37 Luật an toàn thực phẩm 2010
3Giấy phép lập cơ sở bán lẻ:
- Giấy phép lập cơ sở bán lẻ có thời hạn tương ứng với thời hạn còn lại trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ.
- Trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ tương ứng với thời hạn được ghi trong tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ
Điểm a khoản 2 Điều 26 NĐ 09/2018
4Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an ninh, trật tự:
- Không quy định thời hạn trừ một số trường hợp
Khoản 1 Điều 15 NĐ 96/2016
5Giấy phép phân phối rượu, Giấy phép bán buôn rượu, Giấy phép bán lẻ rượu
- Các loại giấy phép trên có thời hạn là 05 năm
Điểm b Khoản 2 Điều 28 NĐ 105/2017
6Giấy phép lao động
- Thời hạn của Giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp được quy định tài Điều 10 NĐ 152/2020 nhưng không quá 02 năm
Điều 10 NĐ 152/2020
7Giấy xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động:
- Thời hạn của giấy xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động tối đa là 02 năm và theo thời hạn của một trong các trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định 152/2020
Khoản 2 Điều 8 NĐ 152/2020
8Giấy miễn thị thực
- Giấy miễn thị thực có thời hạn tối đa không quá 05 năm và ngắn hơn thời hạn sử dụng của hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người được cấp ít nhất 06 tháng.
Khoản 1 Điều 4 NĐ 82/2015

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ về các loại Giấy phép trên.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

THỦ TỤC GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN (CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI)

I. Các trường hợp công ty cổ phần có thể giảm vốn điều lệ

– Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty (nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông).

– Công ty mua lại cổ phần đã bán.

– Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn.

Thủ tục giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần (có vốn đầu tư nước ngoài) - htlaw.vn

II. Trình tự, thủ tục

Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp 

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký giảm vốn điều lệ đến Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính hoặc thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn

Bước 2: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư

Bước 1: Nộp hồ sơ điều chỉnh dự án đầu tư đến Phòng Kinh tế đối ngoại – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.

Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Kinh tế đối ngoại cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới cho nhà đầu tư.

Lưu ý: 

– Doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn.

– Trong một số trường hợp, cơ quan có thẩm quyền có thể sẽ thanh tra để xác nhận việc giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp là hợp lệ.

III. Hồ sơ

Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;

– Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi vốn điều lệ;

– Quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi vốn điều lệ;

– Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có thay đổi thông tin cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài);

– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;

– Bản cam kết thanh toán các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty sau khi giảm vốn điều lệ;

Đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư

Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

– Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;

– Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;

– Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc điều chỉnh dự án đầu tư;

– Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc điều chỉnh dự án đầu tư;

– Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất;

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (bản gốc);

IV. Lệ phí

Theo Thông tư số 47/2019/TT-BTC, doanh nghiệp phải đóng phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng/lần

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ thủ tục giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần (có vốn đầu tư nước ngoài).

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

THỦ TỤC TẠM NGỪNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY VIỆT NAM

I. Định nghĩa tạm ngừng kinh doanh

Theo Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:

“Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của công ty Việt Nam - htlaw.vn

II. Các trường hợp tạm ngừng kinh doanh

Theo Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong các trường hợp sau:

– Tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;

– Tạm ngừng kinh doanh theo quyết định của công ty;

– Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.

III. Điều kiện tạm ngừng kinh doanh

Trước khi tạm ngừng kinh doanh phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh ít nhất 03 ngày làm việc;

Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm;

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

IV. Thẩm quyền

Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở cấp giấy xác nhận về việc doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh

V. Hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh (đối với trường hợp theo quyết định của công ty)

Theo quy định tại Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ sau: 

– Thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh;

– Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh.

VI. Trình tự, thủ tục

Bước 1: Doanh nghiệp gửi thông báo tạm ngừng kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh

Bước 2: Sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp và tình trạng của tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng tạm ngừng kinh doanh.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ thủ tục tạm ngừng kinh doanh của công ty Việt Nam.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

THỦ TỤC ĐIỀU CHỈNH ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ

I. Hồ sơ điều chỉnh

Theo Điều 47 NĐ 31/2021/NĐ-CP, nhà đầu tư cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

– Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;

– Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;

– Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh địa điểm thực hiện dự án;

– Giải trình về việc điều chỉnh địa điểm thực hiện dự án;

– Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

Bản sao chứng thực hợp đồng thuê địa điểm mới;

Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên cho thuê hoặc văn bản pháp lý thay thế khác.

Thủ tục điều chỉnh địa điểm thực hiện dự án đầu tư trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư - htlaw.vn

II. Trình tự, thủ tục

Theo Điều 47 NĐ 31/2021, thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư:

Bước 1:  Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm những nội dung theo Luật định cho cơ quan đăng ký đầu tư. 

Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

III. Thẩm quyền

Theo Điều 39 Luật Đầu tư 2020 

– Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

– Sở Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

– Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:

a) Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

b) Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;

c) Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ thủ tục điều chỉnh địa điểm thực hiện dự án đầu tư trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

KINH DOANH NGÀNH NGHỀ CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI

I. Khái quát về ngành nghề cho thuê lại lao động

Căn cứ theo Điều 52 BLLĐ 2019:

Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.

Hoạt động cho thuê lại lao động là

    • Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
    • Chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

Áp dụng đối với một số công việc nhất định.Hoạt động cho thuê lại lao động được quy định tại Mục 5 Chương III BLLĐ 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP

Kinh doanh ngành nghề cho thuê lại lao động của doanh nghiệp nước ngoài - htlaw.vn

II. Nhà đầu tư nước ngoài có được kinh doanh ngành nghề cho thuê lại lao động không?

Theo Phụ lục IV NĐ 31/2021/NĐ-CP thì Kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện vì vậy các điều kiện hạn chế tiếp cận thị trường cần được xem xét tại các quy định tại Điều ước quốc tế về đầu tư. Tuy nhiên, việc kinh doanh ngành nghề cho thuê lại lao động hiện nay chưa được WTO, FIAs quy định tại biểu cam kết. Vì vậy, nhà đầu tư nước ngoài muốn thực hiện kinh doanh ngành nghề cho thuê lại lao động cần phải được sự chấp thuận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ quản lý ngành.

III. Điều kiện để kinh doanh ngành nghề cho thuê lại lao động

Theo Điều 12 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, để kinh doanh ngành nghề cho thuê lại lao động, Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Được sự chấp thuận đầu tư từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ quản lý ngành và có dự án đầu tư được cấp phép (đối với nhà đầu tư nước ngoài);

– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

– Doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;

– Doanh nghiệp có tuyển dụng, giao kết hợp đồng lao động với người lao động, sau đó chuyển người lao động sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp đã giao kết hợp đồng lao động;

– Hoạt động trong phạm vi ngành nghề, công việc được phép CTLLĐ tại Phụ lục 2 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

IV. Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

*Điều kiện cấp giấy phép:

Về người đại diện: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải đảm bảo điều kiện:

a) Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

b) Không có án tích;

c) Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.

Về doanh nghiệp: Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).

*Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp;

– Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

– Phiếu lý lịch tư của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phiếu lý lịch tư pháp tại quốc gia mang quốc tịch;

– Văn bản chứng minh thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

– Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động.

Lưu ý: Phiếu lý lịch tư pháp được cấp trước ngày nộp hồ sơ không quá 06 tháng. Phiếu lý lịch tư pháp, các văn bản chứng minh bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật.

*Các trường hợp không cấp giấy phép

– Không bảo đảm điều kiện cấp giấy phép

– Đã sử dụng giấy phép giả để hoạt động cho thuê lại lao động;

– Có người đại diện theo pháp luật đã từng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép vì những lý do tại các điểm d, đ và điểm e khoản 1 Điều 28 Nghị định 145/2020/NĐ-CP trong 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;

– Có người đại diện theo pháp luật đã từng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sử dụng giấy phép giả.

V. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép

Bước 1: Doanh nghiệp gửi Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp giấy phép.

Bước 2: Sau khi kiểm tra đủ giấy tờ quy định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bảo đảm theo quy định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép đối với doanh nghiệp.

Trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo quy định, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.

Bước 4: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp giấy phép đối với doanh nghiệp; trường hợp không cấp giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp trong đó nêu rõ lý do không cấp giấy phép.

*Thẩm quyền cấp giấy phép

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính có thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép đối với doanh nghiệp.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ thành lập công ty tại Việt Nam.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN THÀNH CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN

I. Các trường hợp chuyển đổi

Về hình thức chuyển đổi từ Công ty TNHH hai thành viên thành Công ty TNHH một thành viên có thể thực hiện theo các cách sau:

Một thành viên trong công ty nhận chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của các thành viên khác.

Một cá nhân hay tổ chức khác bên ngoài không phải là thành viên nhận chuyển nhượng toàn bộ 100% vốn góp của công ty từ các thành viên.

Thủ tục chuyển đổi công ty TNHH 2 thành viên trở lên thành công ty TNHH 1 thành viên - htlaw.vn

II. Hồ sơ chuyển đổi

Căn cứ theo Điều 24, Điều 26 NĐ 01/2021, hồ sơ đăng ký chuyển đổi công ty TNHH 2 thành viên trở lên thành công ty TNHH 1 thành viên bao gồm:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

2. Điều lệ công ty.

3. Bản sao chứng thực các giấy tờ sau đây:

a) CCCD/CMND/hộ chiếu đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

b) CCCD/CMND/hộ chiếu đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); CCCD/CMND/hộ chiếu đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

*Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

4. Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho phần vốn góp; Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật; Hợp đồng sáp nhập, hợp đồng hợp nhất trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất công ty;

5. Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên về việc chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

6. Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.

III. Trình tự, thủ tục

Bước 1 : Hội đồng thành viên họp và ra quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Bước 2: Lập hồ sơ theo quy định về việc chuyển đổi thành Công ty TNHH 1 thành viên.

Bước 3: Nộp trực tiếp hồ sơ tại phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp online qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn)

Bước 4: Công ty thực hiện đăng bố cáo theo quy định của pháp luật.

Thời gian thực hiện hồ sơ và đăng bố cáo

Hồ sơ chuyển đổi doanh nghiệp được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.

Thời gian đăng bố cáo là 30 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH 1 thành viên.

IV. Lệ phí

Căn cứ theo Thông tư số 47/2019/TT-BTC, lệ phí chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là 50.000 đồng/lần đối với trường hợp nộp trực tiếp và 100.000 đồng/ lần đối với trường hợp nộp online qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ chuyển đổi công ty TNHH 2 thành viên trở lên thành công ty TNHH 1 thành viên.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

THỦ TỤC GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

I. Các trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục giải thể

Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục giải thể trong các trường hợp sau:

– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

– Theo nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

– Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (được quy định tại Điều 212 LDN 2020), trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Thủ tục giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - htlaw.vn

II. Điều kiện giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi:

– Bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.

– Trong trường hợp công ty bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người quản lý có liên quan và doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

III. Trình tự, thủ tục giải thể DN có vốn đầu tư nước ngoài

Theo Điều 207, Điều 208 Luật doanh nghiệp năm 2020 và Điều 70 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, thủ tục giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Điều 57 NĐ 31/2020.

Bước 1: Doanh nghiệp thực hiện chấm dứt dự án đầu tư

Doanh nghiệp gửi quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư (kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định. Thời gian dự kiến hoàn thành việc chấm dứt dự án đầu tư là 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

Bước 2:  Thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp.

Nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

    • Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
    • Lý do giải thể;
    • Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;
    • Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
    • Họ, tên, chữ ký của chủ sở hữu công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Bước 3: Thông báo việc giải thể doanh nghiệp tới Phòng đăng ký kinh doanh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

 Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi thông báo về việc giải thể doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, bao gồm:

+ Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp;

+ Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông hoặc chủ sở hữu về việc giải thể doanh nghiệp;

+ Phương án giải quyết nợ (nếu có);

+ Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ pháp lý tương đương.

* Khi Phòng Đăng ký kinh doanh phải đăng tải các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 70 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP và thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Bước 4: Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, các khoản nợ sẽ được thanh toán theo thứ tự ưu tiên.

Bước 5: Tiến hành thủ tục quyết toán, hoàn thành các nghĩa vụ thuế (nếu có)thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Doanh nghiệp gửi công văn tới cơ quan thuế (kèm bản sao công chứng Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận Đăng ký thuế) để quyết toán thuế và đóng mã số thuế.

Bước 6: Thực hiện đăng ký giải thể tới Phòng đăng ký kinh doanh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, hồ sơ bao gồm

            + Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp;

+ Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có).

Bước 7: Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC HOÀN THUẾ VAT

Các trường hợp hoàn thuế VAT - htlaw.vn
STTCác trường hợp hoàn thuếCơ sở pháp lý
1Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.
Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.
Khoản 3 Điều 1 Luật số 106/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng, luật thuế tiêu thụ đặc biệt và luật quản lý thuế
2Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo; trường hợp vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa nếu sau khi bù trừ với số thuế phải nộp, số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế giá trị gia tăng đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.Khoản 3 Điều 1 Luật số 106/2016,
Khoản 3 Điều 1 Nghị định 146/2017/NĐ-CP
3Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.Khoản 3 Điều 13 Luật thuế giá trị gia tăng
4Cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ (bao gồm cả cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư) có dự án đầu tư mới (bao gồm cả dự án đầu tư được chia thành nhiều giai đoạn đầu tư hoặc nhiều hạng mục đầu tư) theo quy định của Luật Đầu tư tại địa bàn cùng tỉnh, thành phố hoặc khác tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này và dự án đầu tư xây dựng nhà để bán, dự án đầu tư không hình thành tài sản cố định) đang trong giai đoạn đầu tư hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, có số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong giai đoạn đầu tư lũy kế chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên được hoàn thuế giá trị gia tăng.Nghị định 209/2013/NĐ-CP

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Hoàn thuế VAT.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

MỘT SỐ LƯU Ý VỀ THUẾ KHI NHẬP KHẨU XE MÔ TÔ PHÂN KHỐI LỚN

Thuế nhập khẩu xe mô tô phân khối lớn - htlaw.vn
STTNội dungCơ sở pháp lý
1Thuế nhập khẩu 75%NĐ 122/2016/NĐ-CP
2Thuế tiêu thụ đặc biệt:
Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125 cm3: 20%
Điều 7 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, bổ sung năm 2016.
3Thuế giá trị gia tăng: 10%Luật Thuế giá trị gia tăng 2008
4Giấy phép nhập khẩu tự động: Bỏ quy định này
“thương nhân nhập khẩu xe gắn máy phân khối lớn từ 175cm3 trở lên không phải đăng ký cấp giấy phép nhập khẩu tự động tại Bộ Công Thương, chỉ cần làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan hải quan theo quy định hiện hành”..
Thông tư số 27/2018 của Bộ Công thương

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Nhập khẩu xe mô tô phân khối lớn .

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

THỦ TỤC GIA HẠN GIẤY PHÉP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI

I. Điều kiện gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

Đối tượng: Thương nhân nước ngoài đã được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

Thời điểm thực hiện: ít nhất 30 ngày trước khi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện hết hạn.

Ngoại lệ: trừ trường hợp có hành vi vi phạm thuộc các trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 44 Nghị định 07/2016.

Thủ tục gia hạn Giấy phép Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài - htlaw.vn

II. Cơ quan gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao thực hiện gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là Ban quản lý) thực hiện việc gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của Văn phòng đại diện đặt trụ sở trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.

Lưu ý:

Trường hợp việc thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong các ngành được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành thì cơ quan gia hạn Giấy phép thành lập theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành đó.

III. Hồ sơ gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

Hồ sơ bao gồm:

    • Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
    • Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài; (phải dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam);
    • Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương (phải được dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định pháp luật Việt Nam);
    • Bản sao Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đã được cấp.

IV. Trình tự, thủ tục gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

Bước 1: Ít nhất 30 ngày trước khi Giấy phép hết hạn, thương nhân nước ngoài phải nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.

Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện. Trường hợp không gia hạn phải có văn bản nêu rõ lý do.

Bước 4: Trường hợp việc gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

    • Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
    • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
    • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gia hạn hoặc không gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp không gia hạn phải có văn bản nêu rõ lý do.

V. Lệ phí gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

Theo Thông tư 143/2016/TT-BTC, mức thu lệ phí gia hạn là 1.500.000 (một triệu năm trăm nghìn) đồng/giấy phép.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

CẤP GIẤY PHÉP LẬP CƠ SỞ BÁN LẺ

I. Điều kiện lập cơ sở bán lẻ thứ nhất và cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất không phải thực hiện ENT (Kiểm tra nhu cầu kinh tế)

– Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ;

– Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên;

– Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý.

Cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ - htlaw.vn

II. Thẩm quyền cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ

Khoản 2 Điều 8 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, thẩm quyền lập cơ sở bán lẻ thuộc về Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt cơ sở bán lẻ sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Công thương.

III. Đối tượng được cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ

Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có Giấy phép đăng ký kinh doanh và tài liệu lập cơ sở bán lẻ (theo khoản 2, 3 Điều 5 Nghị định 09/2018).

IV. Hồ sơ xin cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ;

2. Bản giải trình có nội dung:

a) Địa điểm lập cơ sở bán lẻ: Địa chỉ cơ sở bán lẻ; mô tả khu vực chung, có liên quan và khu vực sử dụng để lập cơ sở bán lẻ; giải trình việc đáp ứng điều kiện lập cơ sở bán lẻ; kèm theo tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ;

b) Kế hoạch kinh doanh tại cơ sở bán lẻ: Trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;

c) Kế hoạch tài chính cho việc lập cơ sở bán lẻ: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính.

3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.

4. Bản sao chứng thực báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên hoặc Bản sao chứng thực xác nhận góp vốn trong trường hợp thành lập ở Việt Nam dưới 01 năm.

5. Bản sao chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại địa điểm lập cơ sở bán lẻ

6. Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có), Giấy phép kinh doanh.

V. Trình tự thủ tục cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ thứ nhất và cở sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất mà không cần thực hiện ENT

Bước 1. Nộp hồ sơ đến Sở Công Thương (02 bộ)

Bước 2. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, Sở Công Thương kiểm tra hồ sơ và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.

Bước 3. Trong vòng 10 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương kiểm tra các điều kiện và gửi về Bộ Công thương.

Bước 4. Trong vòng 7 ngày làm việc, Bộ Công thương ra văn bản chấp thuận hoặc từ chối, gửi đến Sở Công Thương.

Bước 5. Trong vòng 3 ngày làm việc từ ngày nhận được văn bản chấp thuận, từ chối từ Bộ Công thương, Sở Công Thương ra quyết định cấp/từ chối cấp.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

TRÌNH TỰ THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH

I. Các trường hợp cần xin cấp GPKD

Tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện các hoạt động sau thì phải có giấy phép kinh doanh:

Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí;

Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn dầu, mỡ bôi trơn;

Thực hiện quyền phân phối bán lẻ gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí;

Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;

Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.”

Ngoài các trường hợp nêu trên, theo khoản 1 Điều 6 NĐ 09/2018/NĐ-CP, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư được quyền thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP sau khi đăng ký thực hiện các hoạt động đó với các giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp mà không cần thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh.

Trình tự thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh - htlaw.vn

II. Điều kiện được cấp Giấy phép kinh doanh

Thứ nhất, đối với nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, pháp luật đưa ra ba (03) điều kiện như sau:

– Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

– Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

– Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

Thứ hai, điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:

– Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

– Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

Ngoài ra, nhà đầu tư còn phải đáp ứng tiêu chí sau:

– Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;

– Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;

– Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;

– Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Thứ ba, đối với trường hợp hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí thì ngoài việc đáp ứng các điều kiện như trường hợp thứ hai, nhà đầu tư cần lưu ý thêm như sau:

– Đối với hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn: Xem xét cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một trong các hoạt động sau:

+ Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;

+ Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.

– Đối với hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: Xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó.

III. Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh

Thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh thuộc về Sở Công thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính.

IV. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh

Bước 1: Nộp hồ sơ tới Sở Công thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính (trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử).

Bước 2: Sở Công thương kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

Bước 3: Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Công Thương kiểm tra đáp ứng các điều kiện theo quy định trong vòng 10 ngày làm việc:

– Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

– Trường hợp đáp ứng điều kiện:

+ Sở Công Thương xem xét tính hợp lệ và cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động “Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm một số hàng hóa theo quy định”;

+ Đối với các trường xin giấy phép để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác tại Điều 5 NĐ 09/2018/NĐ-CP thì Sở sẽ gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành theo quy định.

Bước 4: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ từ Sở Công thương, Bộ Công thương cùng với các Bộ quản lý ngành đưa ra văn bản chấp thuận hoặc từ chối đối với đơn xin cấp Giấy phép kinh doanh và gửi về Sở Công thương.

Bước 5. Trong vòng 3 ngày làm việc từ ngày nhận được văn bản chấp thuận/từ chối từ Bộ Công thương, Sở Công thương cấp/từ chối cấp Giấy phép kinh doanh.

V. Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (theo mẫu);

2. Bản giải trình có nội dung:

a) Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tương ứng theo quy định tại Điều 9 Nghị định 09/2018;

b) Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;

c) Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;

d) Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, trong trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.

3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn;

4. Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).

VI. Thời hạn giải quyết

15 – 35 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Công Thương nhận đủ hồ hơ hợp lệ, tuỳ thuộc vào từng trường hợp khác nhau.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Cấp Giấy phép kinh doanh.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454

THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 100% VỐN NƯỚC NGOÀI SẢN XUẤT HẠT ĐIỀU ĐỂ XUẤT KHẨU

I. Cơ sở pháp lý

    1. Luật Đầu tư 2020
    2. Luật Doanh nghiệp 2020
    3. Nghị định số 15/2018/NĐ-CP luật an toàn thực phẩm
    4. Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT
    5. Thông tư số 52/2015/TT-BYT.
    6. Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Phòng cháy và chữa cháy
Thủ tục thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sản xuất hạt điều để xuất khẩu - htlaw.vn

II. Nội dung

    1. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC)

Căn cứ Luật Đầu tư 2020 và Luật Doanh nghiệp 2020, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài để sản xuất hạt điều.

Thời gian dự kiến để được cấp IRC: trong vòng 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

    1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)

“Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là tài liệu ghi thông tin về đăng ký kinh doanh mà Phòng đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp”.

Thời gian dự kiến để được cấp ERC: trong vòng 05 – 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

    1. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Sản phẩm hạt điều thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Do đó, hồ sơ bao gồm:

      • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
      • Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở

Thời gian dự kiến để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm: trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

    1. Kiểm nghiệm sản phẩm

Chuẩn bị mẫu sản phẩm sau đó lên chỉ tiêu kiểm nghiệm theo các quy chuẩn quy định pháp lý.

Kiểm nghiệm sản phẩm tại trung tâm được Bộ Y Tế công nhận (tại các cơ sở được chỉ định kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm).

Thời gian thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm từ 05 – 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

    1. Công bố chất lượng sản phẩm

Hồ sơ bao gồm:

      • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
      • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
      • Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm
    1. Giấy chứng nhận y tế (HC)

Cơ quan cấp giấy chứng nhận: Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế

Hồ sơ bao gồm:

      • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận y tế theo mẫu
      • Kết quả kiểm nghiệm của từng mặt hàng thuộc lô hàng xuất khẩu gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (đối với sản phẩm đã có Quy chuẩn kỹ thuật) hoặc các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn theo quy định (đối với sản phẩm chưa có Quy chuẩn kỹ thuật), thông tin về tên mặt hàng, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng do Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận
      • Mẫu nhãn sản phẩm
      • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
      • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Thời gian dự kiến để được cấp Giấy chứng nhận y tế: 05 – 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

    1. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)

Hồ sơ bao gồm:

–   Văn bản đề nghị cấp CFS

–    Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

      • Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có), bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở, các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu
      • Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa)

Thời gian dự kiến để được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do: 03 – 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

    1. Xác nhận đảm bảo các điều kiện về phòng cháy chữa cháy (nếu có)

Hiện nay, có rất nhiều vụ tai nạn do cháy nổ xảy ra, do các cơ sở sản xuất không đảm bảo các điều kiện về phòng cháy chữa cháy. Do đó, Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định các điều kiện phòng cháy chữa cháy sẽ phụ thuộc vào quy mô nhà máy sản xuất.

Thời gian dự kiến được Công an phường cấp xác nhận Phòng cháy chữa cháy: 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

    1. Đăng ký mã vạch

Hồ sơ đăng ký mã vạch:

      • Bản đăng ký sử dụng MSMV
      • Bảng đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN
      • Bản sao chứng thực Giấy phép kinh doanh

Thời gian dự kiến:

      • 10 ngày được cấp mã số
      • 30 ngày sau cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Thủ tục thành lập doanh nghiệp sản xuất hạt điều để xuất khẩu.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

DOANH NGHIỆP NÊN CHỌN GIẢI THỂ HAY PHÁ SẢN

Doanh nghiệp nên chọn giải thể hay phá sản - htlaw.vn

I. Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Luật Phá sản 2014

II. Phân biệt giải thể và phá sản doanh nghiệp

Giống nhau: 

_ Thứ nhất, doanh nghiệp chấm dứt sự hoạt động sau khi giải thể hoặc phá sản.

_ Thứ hai, bị thu hồi con dấu và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

_ Thứ ba, doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ tài sản, thanh toán các khoản nợ khi thực hiện thủ tục giải thể, phá sản.

Khác nhau: 

 

Tiêu chíGiải thểPhá sản
Khái niệmGiải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp theo ý chí của doanh nghiệp hoặc của cơ quan có thẩm quyền.
Luật Doanh nghiệp điều chỉnh về giải thể
Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Luật Phá sản điều chỉnh về phá sản
Đặc điểm_ Các trường hợp doanh nghiệp bị giải thể:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b) Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
_ Điều kiện để doanh nghiệp được giải thể là phải hoàn thành mọi nghĩa vụ tài chính, khoản nợ mà doanh nghiệp đã xác lập với các bên thứ ba.
_ Giải thể doanh nghiệp sẽ dẫn tới chấm dứt tư cách pháp lý của doanh nghiệp.
_ Chủ doanh nghiệp và người quản lý điều hành doanh nghiệp không bị hạn chế, cấm đảm đương chức vụ điều hành doanh nghiệp hoặc cấm thực hiện một số hoạt động kinh doanh.
_ Tình trạng mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
_ Trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản, các chủ nợ không thể tự xé lẻ để đòi nợ riêng cho mình mà tất cả họ đều phải được tập hợp lại thành một chủ thể pháp lý duy nhất, gọi là Hội nghị chủ nợ.
_ Phá sản không chỉ nhắm đến mục đích đòi nợ mà còn chú trọng đến việc giúp đỡ để con nợ có thể phục hồi hoạt động kinh doanh
Về người có quyền, yêu cầu nộp đơnChủ doanh nghiệp, hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty, Đại hội đồng cổ đông, tất cả thành viên hợp danh._ Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần;
_ Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở;
_ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
_ Cổ đông hoặc nhóm cổ đông đáp ứng điều kiện luật định.
Về nơi thực hiện thủ tụcSở Kế hoạch và Đầu tưTòa án
Hạn chế đối với người quản lý doanh nghiệp sau khi chấm dứt hoạt độngKhông hạn chếNgười giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản có thể bị Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp.
Về trình tự, thủ tục thực hiện_ Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp;
_ Tổ chức thanh lý tài sản;
_ Gửi quyết định giải thể doanh nghiệp đến các cơ quan, tổ chức liên quan;
_ Thông báo tình trạng doanh nghiệp;
_ Thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;
_ Gửi đề nghị giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
_ Nộp đơn và nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
_ Thương lượng rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
_ Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản do thương lượng không thành;
_ Quyết định mở thủ tục phá sản khi có căn cứ để mở;
_ Tổ chức Hội nghị chủ nợ;
_ Tòa án tuyên bố công ty phá sản;
_ Thi hành quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án.

Lưu ý:

Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Trước khi giải thể công ty, nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục chấm dứt dự án đầu tư.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Chấm dứt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

DOANH NGHIỆP NÊN CHỌN GIẢI THỂ HAY PHÁ SẢN

Doanh nghiệp nên chọn giải thể hay phá sản - htlaw.vn

I. Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Luật Phá sản 2014

II. Phân biệt giải thể và phá sản doanh nghiệp

Giống nhau: 

_ Thứ nhất, doanh nghiệp chấm dứt sự hoạt động sau khi giải thể hoặc phá sản.

_ Thứ hai, bị thu hồi con dấu và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

_ Thứ ba, doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ tài sản, thanh toán các khoản nợ khi thực hiện thủ tục giải thể, phá sản.

Khác nhau: 

 

Tiêu chíGiải thểPhá sản
Khái niệmGiải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp theo ý chí của doanh nghiệp hoặc của cơ quan có thẩm quyền.
Luật Doanh nghiệp điều chỉnh về giải thể
Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Luật Phá sản điều chỉnh về phá sản
Đặc điểm_ Các trường hợp doanh nghiệp bị giải thể:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b) Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
_ Điều kiện để doanh nghiệp được giải thể là phải hoàn thành mọi nghĩa vụ tài chính, khoản nợ mà doanh nghiệp đã xác lập với các bên thứ ba.
_ Giải thể doanh nghiệp sẽ dẫn tới chấm dứt tư cách pháp lý của doanh nghiệp.
_ Chủ doanh nghiệp và người quản lý điều hành doanh nghiệp không bị hạn chế, cấm đảm đương chức vụ điều hành doanh nghiệp hoặc cấm thực hiện một số hoạt động kinh doanh.
_ Tình trạng mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
_ Trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản, các chủ nợ không thể tự xé lẻ để đòi nợ riêng cho mình mà tất cả họ đều phải được tập hợp lại thành một chủ thể pháp lý duy nhất, gọi là Hội nghị chủ nợ.
_ Phá sản không chỉ nhắm đến mục đích đòi nợ mà còn chú trọng đến việc giúp đỡ để con nợ có thể phục hồi hoạt động kinh doanh
Về người có quyền, yêu cầu nộp đơnChủ doanh nghiệp, hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty, Đại hội đồng cổ đông, tất cả thành viên hợp danh._ Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần;
_ Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở;
_ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
_ Cổ đông hoặc nhóm cổ đông đáp ứng điều kiện luật định.
Về nơi thực hiện thủ tụcSở Kế hoạch và Đầu tưTòa án
Hạn chế đối với người quản lý doanh nghiệp sau khi chấm dứt hoạt độngKhông hạn chếNgười giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản có thể bị Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp.
Về trình tự, thủ tục thực hiện_ Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp;
_ Tổ chức thanh lý tài sản;
_ Gửi quyết định giải thể doanh nghiệp đến các cơ quan, tổ chức liên quan;
_ Thông báo tình trạng doanh nghiệp;
_ Thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;
_ Gửi đề nghị giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
_ Nộp đơn và nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
_ Thương lượng rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
_ Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản do thương lượng không thành;
_ Quyết định mở thủ tục phá sản khi có căn cứ để mở;
_ Tổ chức Hội nghị chủ nợ;
_ Tòa án tuyên bố công ty phá sản;
_ Thi hành quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án.

Lưu ý:

Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Trước khi giải thể công ty, nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục chấm dứt dự án đầu tư.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Chấm dứt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN CE

1. CE Marking là gì?

CE được viết tắt từ cụm từ “Conformité Européenne”, và tên đầy đủ là CE Marking.

Chứng nhận CE Marking cho biết sản phẩm tuân theo pháp luật của Liên minh Châu Âu (EU) và cho phép sản phẩm được lưu thông tự do trong thị trường Châu Âu. Thông qua việc gắn dấu CE lên sản phẩm, nhà sản xuất tuyên bố dựa trên trách nhiệm của họ rằng: sản phẩm đó đáp ứng mọi yêu cầu về mặt pháp lý để có được tiêu chuẩn CE Marking.

Chứng nhận tiêu chuẩn CE - htlaw.vn

2. Lợi ích khi có Chứng nhận CE

  • Các sản phẩm khi có chứng nhận CE có thể được giao dịch trong EEA và nhiều khu vực/quốc gia khác mà không bị hạn chế.
  • Khẳng định chất lượng, an toàn của sản phẩm đối với người tiêu dùng.

3. Đối tượng áp dụng

Chứng nhận CE là bắt buộc đối với nhóm sản phẩm nhất định trong Khu vực Kinh tế châu Âu, 27 quốc gia thành viên của EU cùng với các nước EFTA Iceland, Na Uy, Liechtenstein, Thụy sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Các nhà sản xuất của sản phẩm sản xuất trong EEA và các nhà nhập khẩu hàng hóa sản xuất trong nước phải đảm bảo rằng hàng hóa CE đánh dấu phù hợp với tiêu chuẩn.

+ Quốc gia yêu cầu gắn Chứng nhận CE: Liên minh Châu Âu (EU) – Hiệp hội thương mại Tự do (EFTA) 27 quốc gia thành viên của EU cộng với các nước EFTA Iceland, Na Uy và Liechtenstein) cộng với Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ.

+ Những đơn vị sản xuất các sản phẩm sau đây phải có dấu CE khi xuất khẩu sang các nước châu Âu:

- Thiết bị y tế cấy dưới da
- Thiết bị năng lượng khí đốt
- Cáp chuyên chở con người
- Những sản phẩm liên quan đến thiết kế sinh thái về năng lượng
- Tương thích điện tử
- Thiết bị và hệ thống bảo vệ sử dụng trong không gian dễ cháy nổ
- Chất nổ dân dụng
- Nồi hơi nước nóng
- Tủ lạnh và tủ đông dân dụng
- Thiết bị y tế chẩn đoán trong ống nghiệm
- Thang máy
- Điện áp thấp
- Máy móc
- Dụng cụ đo
- Thiết bị y tế
- Tiếng ồn trong môi trường
- Dụng cụ cân
- Thiết bị bảo vệ cá nhân
- Thiết bị áp lực
- Pháo hoa
- Thiết bị đầu cuối viễn thông có dây và không dây
- Du thuyền
- Đồ chơi an toàn
- Thiết bị áp lực đơn

Tiêu chuẩn CE Marking không yêu cầu với những mẫu hàng ví dụ:

4. Hồ sơ đánh giá CE là gì?

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận sản phẩm gồm có:

  • Mẫu giấy chứng nhận CE
  • Sơ đồ tổ chức của công ty
  • Các tài liệu liên quan đến đặc tính kỹ thuật của sản phẩm
  • Kế hoạch sản xuất và kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm.
  • Kế hoạch kiểm soát các trang bị, phương tiện đo lường, thử nghiệm.
  • Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu điển hình của phòng thí nghiệm được công nhận/ chỉ định (nếu có).

Các thông tin trên đều được tổ chức đánh giá giữ bí mật, không tiêt lộ ra bên ngoài.

5. Các bước của quy trình cấp chứng nhận CE cho sản phẩm

Bước 1: Xác định chỉ thi tiêu chuẩn áp dụng

Bước 2: Xác định các yêu cầu chi tiết

Bước 3: Thử nghiệm, đánh giá kiểm tra sản phẩm hợp chuẩn

Bước 4: Cung cấp tài liệu kỹ thuật TCF (Technical File)

Bước 5: Tuyên bố về sự phù hợp và ban hành chứng nhận CE Marking

Với một số trường hợp đặc biệt, quy trình này có thể cần thêm các bước sau:

Bước 6: Chứng nhận lại

Bước 7: Đánh giá mở rộng

Bước 8: Đánh giá đột xuất

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Chứng nhận tiêu chuẩn CE.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

MUA LẠI TỔ CHỨC KINH TẾ TẠI VIỆT NAM: RỦI RO VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ

Khi đầu tư vào một tổ chức kinh tế tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài đều cần phải cân nhắc và xem xét cẩn thận về tổ chức kinh tế mà mình dự định đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp nhằm tránh các rủi ro được đề cập dưới đây.

I. Cơ sở pháp lý

Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/06/2020

Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021

htlaw.vn

II. Các vấn đề và rủi ro mà nhà đầu tư cần cẩn trọng

 

  1. Mức hạn chế tỷ lệ sở hữu

Luật Đầu tư hiện nay đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế nói chung. Tuy nhiên, nếu ngành, nghề mà nhà đầu tư dự định hoạt động thuộc Danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài thì tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư là một điều kiện bắt buộc cần cân nhắc. Ngoài ra, nếu nhà đầu tư nước thuộc đối tượng áp dụng của một hoặc nhiều điều ước quốc tế về đầu tư thì nhà đầu tư cần tuân thủ về tỷ lệ sở hữu của điều ước ấy.

  1. Thuế và tài chính

Khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của bất kỳ tổ chức kinh tế nào, các nhà đầu tư cần cân nhắc các vấn đề về thuế và tài chính của tổ chức. Vì sau khi mua lại, nhà đầu tư có thể sẽ là chủ sở hữu công ty hoặc là cổ đông/ thành viên góp vốn và phải kế thừa hoặc liên đới chịu trách nhiệm các nghĩa vụ của công ty với bên thứ ba, bao gồm cả những khoản nợ tài chính, thuế, thậm chí là những khoản tiền phạt do công ty vi phạm pháp luật. Đây cũng là điều cần làm để đánh giá công ty có đang tạo ra lợi nhuận hay thua lỗ.

  1. Lao động

Khi đầu tư vào một công ty đang hoạt động tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần chú ý về vấn đề lao động, tìm hiểu và đánh giá các vấn đề lao động hiện có tại công ty (nếu có). Bởi vì, pháp luật lao động của Việt Nam có xu hướng ưu tiên cho người lao động, nhà đầu tư cần nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng và đánh giá đúng nếu có dự định thay đổi lao động khi thực hiện việc quản lý công ty hoặc những vấn đề lao động mà chưa được giải quyết để tránh những rủi ro.

  1. Các quy định về pháp luật

Luật Đầu tư 2020 đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần chú ý những quy định pháp luật hoặc những thủ tục hành chính mà mình cần đáp ứng nếu thuộc đối tượng áp dụng của quy định pháp luật, thủ tục hành chính ấy.

Về ngành, nghề mà nhà đầu tư có ý định đầu tư:

Thứ nhất, nhà đầu tư cần lưu ý kiểm tra ngành nghề của của công ty mà mình dự định góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đã được cam kết trong Biểu cam kết WTO hay chưa. Trường hợp ngành nghề chưa được cam kết thì sẽ rất khó trong việc thực hiện các thủ tục pháp lý để nhà đầu tư thực sự trở thành chủ sở hữu của công ty.

Thứ hai, nếu nhà đầu tư có dự định đầu tư những ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài thì pháp luật Việt Nam đã đặt những tiêu chí buộc nhà đầu tư phải đáp ứng như tỷ lệ sở hữu vốn (đã được đề cập ở trên), hình thức đầu tư, phạm vi đầu tư, hợp tác với đối tác Việt Nam. Bên cạnh đó, cũng có những ngành, nghề hiện nay pháp luật Việt Nam cấm đầu tư, hoặc những ngành nghề yêu cầu thêm các loại giấy phép khác khi nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh. Do đó, nhà đầu tư cần xem xét cẩn thận để tránh vi phạm pháp luật khi thực hiện đầu tư mà chưa được sự cho phép của cơ quan nhà nước.

Nhằm hạn chế những rủi ro pháp lý mà nhà đầu tư có thể đối mặt khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty Việt Nam, nhà đầu tư cần thực hiện việc thẩm định chuyên sâu về pháp luật Việt Nam và tổng thể công ty mà mình muốn đầu tư. Đây là bước thực hiện cần thiết nhằm hạn chế được những rủi ro về mặt kinh tế cũng như pháp lý khi tham gia vào thị trường Việt Nam.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài tại khu công nghiệp

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

NGƯỜI NƯỚC NGOÀI MUA NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM

I. Cơ sở pháp lý

 

  1. Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 của Quốc hội ngày 25 tháng 11 năm 2014
  2. Nghị định 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở 2014
  3. Thông tư 19/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Luật Nhà ở và Nghị định 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở 2014

II. Thủ tục cho người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam

  1. Đối tượng được phép mua nhà tại Việt Nam

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, cụ thể là các đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài sau:

  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
  • Doanh nghiệpvốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài)
  • Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
  1. Các hình thức sở hữu

Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:

  • Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở 2014 và pháp luật có liên quan;
  • Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, tổ chức và cá nhân nước ngoài không thể mua đất nền mà chỉ được sở hữu nhà ở thương mại (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

  1. Điều kiện sở hữu

Theo Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở thì người nước ngoài thuộc đối tượng trên thì có quyền mua nhà ở tại Việt Nam, tuy nhiên để được sở hữu nhà ở thì phải có giấy tờ chứng minh.

Trường hợp 1: Đối với cá nhân, tổ chức đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án

  • Có giấy chứng nhận đầu tư.
  • Có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Trường hợp 2: Điều kiện với tổ chức nước ngoài

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp còn hiệu lực tại thời điểm ký hợp đồng mua nhà, thuê mua nhà ở.

Trường hợp 3: Điều kiện với cá nhân

  • Có hộ chiếu còn giá
  • Không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.

Người nước ngoài chỉ được mua nhà ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở và phải đáp ứng đủ điều kiện theo từng trường hợp.

  1. Thời gian và tỷ lệ sở hữu

          Điều 161 Luật Nhà ở 2014 quy định cụ thể cá nhân, tổ chức nước ngoài chỉ được sở hữu không vượt quá 30% tổng số lượng căn hộ tại tòa nhà chung cư, nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 250 căn nhà. Ngoài ra, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà tối đa 50 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận và được phép gia hạn không quá 50 năm.

Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam;

Đối với tổ chức nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không vượt quá thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư cấp cho tổ chức đó, bao gồm cả thời gian được gia hạn thêm; thời hạn sở hữu nhà ở được tính từ ngày tổ chức được cấp Giấy chứng nhận và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.

  1. Thủ tục mua nhà

Bước 1: Lập hợp đồng

Các bên thỏa thuận lập hợp đồng mua bán nhà ở bằng văn bản với các nội dung chính căn cứ theo Điều 120, 121 Luật Nhà ở 2014.

Bước 2: Công chứng, chứng thực hợp đồng

Bước 3: Đề nghị cấp Giấy chứng nhận

Các bên thỏa thuận để một bên thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó; trường hợp mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án thì chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, bên thuê mua, trừ trường hợp bên mua, bên thuê mua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ mua nhà tại Việt Nam cho người nước ngoài 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài ở khu công nghiệp

100% vốn đầu tư nước ngoài - htlaw

Đối với trường hợp: dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư)

Bạn là nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực cơ khí, chế tạo, điện tử, công nghệ thông tin… Bạn có thể lựa chọn thành lập dự án đầu tư và công ty trong lĩnh vực công nghiệp. HT xin cung cấp một số thông tin sau:

Trước thành lập công ty 100% vốn nước ngoài trong khu công nghiệp, nhà đầu tư cần phải kiểm tra xem các ngành nghề kinh doanh dự định làm có cho phép thiết lập một Công ty 100% vốn nước ngoài hoặc không.

Nhà đầu tư có thể lựa chọn thuê đất trong khu công nghiệp hoặc thuê nhà xưởng trong khu công nghiệp để thực hiện dự án. Sau khi thuê địa điểm trong khu công nghiệp, nhà đầu tư làm đơn gửi các cơ quan nhà nước sau đây:

1. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án đầu tư

1.1. Đơn xin thực hiện dự án đầu tư, trong đó có cam kết chịu mọi chi phí và rủi ro nếu dự án không được phê duyệt;

1.2. Tài liệu liên quan đến tư cách pháp lý của nhà đầu tư:

    • Đối với nhà đầu tư là cá nhân: hộ chiếu bản sao có công chứng;
    • Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao có công chứng Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương xác nhận tư cách pháp nhân.

1.3. Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung chủ yếu: nhà đầu tư hoặc phương thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn và tiến độ thực hiện dự án đầu tư, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu sử dụng lao động, đề xuất ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án và đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

1.4. (Các) tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư bao gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính của nhà đầu tư trong hai năm gần nhất; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết của một tổ chức tài chính để cung cấp hỗ trợ tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.

Đối với nhà đầu tư cá nhân: Sao kê ngân hàng.

1.5. Trường hợp dự án không phải Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì phải có bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư đã nộp. 

100% vốn đầu tư nước ngoài - htlaw

2. Cơ quan nhận đơn

2.1. Ban quản lý các khu công nghiệp.

2.2. Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, nơi hoặc dự định đặt trụ sở, trụ sở điều hành để thực hiện dự án đầu tư: Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp mà Ban quản lý khu công nghiệp chưa có được thành lập hoặc không thuộc khu công nghiệp quản lý.

2.3. Thời gian: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ

3. Đơn xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công nhận việc thành lập Công ty VN để thực hiện Dự án

3.1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: cơ quan đăng ký kinh doanh

3.2. Thời gian: 5 – 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ

4. Khắc dấu công ty và kê khai mã số thuế ban đầu với Cục thuế

    • Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Công ty tiến hành khắc dấu tại một trong những đơn vị được cấp phép khắc dấu. Doanh nghiệp tự quyết định số lượng và hình thức con dấu trong phạm vi pháp luật cho phép.
    • Công ty kê khai mã số thuế ban đầu với Cục thuế.

5. Mở tài khoản ngân hàng Đầu tư và tài khoản ngân hàng Doanh nghiệp

Nhà đầu tư mở tài khoản đầu tư và tài khoản doanh nghiệp để chuyển tiền đầu tư

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài tại khu công nghiệp

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Thủ tục thành lập kinh doanh giáo dục online

Kinh doanh giáo dục online - htlaw

Kinh doanh giáo dục online đang là một lĩnh vực đầy tiềm năng tại thị trường Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn còn nhiều băn khoăn làm thế nào để được kinh doanh ngành nghề này đúng với quy định của pháp luật.

Vì thế, trong bài viết này, HT sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về các loại giấy phép cần thiết để kinh doanh giáo dục online một cách hợp pháp tại Việt Nam.

1. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC) (chỉ áp dụng với nhà đầu tư nước ngoài)

Theo Biểu cam kết của WTO, Việt Nam đã hoàn toàn mở cửa đối với dịch vụ giáo dục khác (CPC 929).

Căn cứ vào Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg, đối với ngành nghề Giáo dục khác chưa được phân vào đâu (8559), việc giảng dạy có thể được tiến hành ở nhiều môi trường khác nhau, như ở các đơn vị hoặc theo điều kiện học của khách hàng, các cơ sở giáo dục hoặc các phương tiện giảng dạy khác.

Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập công ty 100% vốn nước ngoài để kinh doanh giáo dục online với ngành nghề Giáo dục khác chưa được phân vào đâu (8559)

Thời gian dự kiến để được cấp IRC: 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ.

Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)

“Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.”

Thời gian dự kiến để được cấp ERC: 5 – 7 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ.

Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Kinh doanh giáo dục online - htlaw

3. Thông báo về ứng dụng bán hàng với Bộ Công Thương (nếu có)

Trường hợp công ty dự kiến thành lập có sử dụng app (ứng dụng) riêng để dạy online kết hợp bán các khoá học và thanh toán tiền trên ứng dụng đó thì ứng dụng này sẽ được xem là ứng dụng bán hàng và phải thực hiện thủ tục thông báo với Bộ Công thương. Trường hợp sử dụng các nền tảng sẵn có hiện nay như Google Meet, Zoom, Microsoft Team, … thì không cần phải thực hiện thủ tục này.

Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư số 59/2015/TT-BCT: “Ứng dụng bán hàng là ứng dụng thương mại điện tử trên thiết bị di động do thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.”

* Quy trình thông báo ứng dụng bán hàng:

Bước 1: Doanh nghiệp đăng ký tài khoản đăng nhập trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử (www.online.gov.vn) bằng việc cung cấp những thông tin sau:

– Tên doanh nghiệp

– Mã số doanh nghiệp;

– Lĩnh vực kinh doanh;

– Địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp;

– Các thông tin liên hệ.

Bước 2: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, doanh nghiệp nhận kết quả từ Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký:

– Nếu thông tin đăng ký tài khoản đầy đủ, doanh nghiệp được cấp một tài khoản đăng nhập hệ thống và tiến hành tiếp Bước 3;

– Nếu đăng ký tài khoản bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung, doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký lại hoặc bổ sung thông tin theo yêu cầu.

Bước 3: Sau khi được cấp tài khoản đăng nhập hệ thống, doanh nghiệp tiến hành đăng nhập, chọn chức năng Thông báo ứng dụng thương mại điện tử bán hàng và tiến hành khai báo thông tin theo mẫu.

Bước 4: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, doanh nghiệp nhận thông tin phản hồi của Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:

– Xác nhận thông tin khai báo đầy đủ, hợp lệ;

– Cho biết thông tin khai báo chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ. Khi đó, doanh nghiệp phải quay về Bước 3 để khai báo lại hoặc bổ sung các thông tin theo yêu cầu. Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo yêu cầu bổ sung thông tin ở Bước 4, nếu doanh nghiệp không có phản hồi thì hồ sơ thông báo sẽ bị chấm dứt và phải tiến hành thông báo lại hồ sơ từ Bước 3.

Bước 5: Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thông báo đầy đủ, hợp lệ của thương nhân, tổ chức, cá nhân, Bộ Công Thương sẽ gửi cho thương nhân, tổ chức, cá nhân qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký một đoạn mã để gắn lên ứng dụng thương mại điện tử bán hàng, thể hiện thành biểu tượng đã thông báo.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, dịch thuật công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Thành lập công ty giáo dục online. 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

So sánh văn phòng đại diện và chi nhánh của thương nhân nước ngoài

1. Cơ sở pháp lý

    • Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội.
    • Nghị định 07/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
    • Thông tư 143/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 09 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về phí cấp phép lập Văn phòng xúc tiến thương mại nước ngoài.

2. Các vấn đề về cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và Chi nhánh của thương nhân nước ngoài

Tiêu chíVăn phòng đại diện của thương nhân nước ngoàiChi nhánh của thương nhân nước ngoài
Điều kiện cấp Giấy phép thành lập- Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
- Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
- Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện/Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện/Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).
Thời hạn hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
Thời hạn hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;
Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;
Thời hạnGiấy phép thành lập Văn phòng đại diện/Chi nhánh của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn.
Trình tựBước 1: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cơ quan cấp giấy phép nơi dự kiến đặt Văn phòng đại diện (Sở Công thương/Ban quản lý đối với Văn phòng đại diện)/ Bộ Công thương (đối với Chi nhánh).
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện/Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
Hồ sơ1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện/Chi nhánh.
2. Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài.
3. Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện/Chi nhánh.
4. Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất.
5. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện/Chi nhánh.
6. Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện/Chi nhánh bao gồm:
- Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Văn phòng đại diện/Chi nhánh;
- Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện/Chi nhánh đáp ứng các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động.
7. Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh.
Cơ quan cấp phépSở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là Ban quản lý) nơi thương nhân dự kiến đặt trụ sở của Văn phòng đại diện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
Bộ Công thương thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh và chấm dứt hoạt động của Chi nhánh trong trường hợp việc thành lập Chi nhánh chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
Thời gian dự kiến- Trường hợp thông thường: 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp đặc biệt: 13 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Phí3.000.000 đồng
Lưu ý- Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện/Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và trường hợp việc thành lập Văn phòng đại diện/Chi nhánh chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trước khi quyết định cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện/Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, dịch thuật công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Thành lập văn phòng đại diện và chi nhánh. 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

So sánh văn phòng đại diện và chi nhánh của doanh nghiệp tại Việt Nam

1. Cơ sở pháp lý

– Điều 44, 45 Luật Doanh nghiệp 2020.

– Điều 31 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

– Thông tư số 47/2019/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp

2. So sánh Văn phòng đại diện và Chi nhánh của Doanh nghiệp tại Việt Nam

Tiêu chíVăn phòng đại diệnChi nhánh
Khái niệmVăn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Hồ sơ 1. Thông báo về thành lập Văn phòng đại diện/Chi nhánh
2. Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập Văn phòng đại diện/Chi nhánh
3. Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của người đứng đầu Văn phòng đại diện/Chi nhánh
4. Bản sao Giấy phép thành lập doanh nghiệp; Giấy phép đăng ký đầu tư (nếu có).
Số lượng01 bộ
Cơ quan cấp Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt Văn phòng đại diện/Chi nhánh.
Trình tựBước 1: Nộp hồ sơ đăng ký hoạt động Văn phòng đại diện/Chi nhánh tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt Văn phòng đại diện/Chi nhánh thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).
Bước 2: Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Văn phòng đại diện/Chi nhánh (nếu hồ sơ hợp lệ). Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
Thời gian03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
Con dấuDoanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của Văn phòng đại diện/Chi nhánh.
Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do Văn phòng đại diện/Chi nhánh của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Lệ phí- Miễn lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Văn phòng đại diện/Chi nhánh
- Phí công bố nội dung đăng ký hoạt động Văn phòng đại diện/Chi nhánh: 100.000 VNĐ

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, dịch thuật công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Thành lập văn phòng đại diện và chi nhánh tại Việt Nam. 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Một số hạn chế của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Văn phòng đại diện luôn là mô hình được đa số các thương nhân nước ngoài lựa chọn khi muốn tìm hiểu những cơ hội phát triển hoặc mở rộng kinh doanh của mình tại Việt Nam bởi sự thuận lợi trong việc quản lý, tránh được các rủi ro phát sinh từ các thủ tục hành chính ở địa phương. Tuy nhiên, các thương nhân nước ngoài cần lưu ý về những hoạt động bị hạn chế đối với văn phòng đại diện để tránh các rủi ro pháp lý trong quá trình hoạt động.

Một số hạn chế của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam - htlaw.vn

I. Cơ sở pháp lý

Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005

Nghị định 07/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016

Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/08/2020

II. Khái niệm văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam?

Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.

III. Các hoạt động văn phòng đại diện được phép thực hiện

Theo pháp luật Việt Nam, văn phòng đại diện dù là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài nhưng chỉ có vai trò hỗ trợ nhằm tìm hiểu xu hướng thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại. Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh nên các hoạt động được phép thực hiện khá hạn chế, bao gồm:

    • Văn phòng liên lạc;
    • Hoạt động nhằm mục đích nghiên cứu và khảo sát thị trường;
    • Tìm kiếm và xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh, đối tác như ký kết hợp đồng với thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ triển lãm thương mại cho thương nhân mà mình đại diện khi được thương nhân đó ủy quyền;
    • Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của văn phòng đại diện;
    • Tuyển dụng người lao động Việt Nam và người nước ngoài để làm việc tại văn phòng đại diện; và
    • Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.

IV. Các hoạt động văn phòng đại diện không được phép thực hiện

Ngoài các thuận lợi trong hoạt động nghiên cứu thị trường, văn phòng đại diện không được phép thực hiện các hoạt động sau:

    • Thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam;
    • Khuyến mại hoặc thuê thương nhân khác thực hiện khuyến mại tại Việt Nam cho thương nhân mà mình đại diện;
    • Trực tiếp thực hiện hoạt động quảng cáo thương mại; trực tiếp tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại;
    • Trực tiếp trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ của thương nhân do mình đại diện, trừ việc trưng bày, giới thiệu tại trụ sở của Văn phòng đại diện đó;
    • Giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng văn phòng đại diện được sự ủy quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp khác nhằm phục vụ nhu cầu hoạt động của mình như: Thuê địa điểm đặt trụ sở, thuê, mua các phương tiện vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện; Tuyển dụng lao động; Mở tài khoản ngoại tệ để phục vụ cho hoạt động của Văn phòng đại diện;
    • Xuất hóa đơn;
    • Cung cấp các dịch vụ sau bán hàng liên quan đến sản phẩm, dịch vụ do thương nhân nước ngoài cung cấp; và
    • Thực hiện các hoạt động với tư cách là đại lý giữa khách hàng và thương nhân nước ngoài.

Từ những thông tin trên, thương nhân nước ngoài cần cẩn trọng khi thực hiện các hoạt động thông qua văn phòng đại diện của mình tại Việt Nam, đặc biệt tránh để văn phòng đại diện thực hiện các hoạt động trực tiếp tạo ra lợi nhuận. Việc thực hiện các hoạt động không được phép trên có thể dẫn đến hậu quả tước quyền sử dụng giấy phép thành lập văn phòng đại diện.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, dịch thuật công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Thủ tục xin cấp Giấy phép an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm - HTlaw
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm - HTlaw

I. Giấy phép an toàn thực phẩm là gì?

Giấy phép an toàn thực phẩm hay còn gọi là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Về bản chất, giấy phép an toàn thực phẩm là một chứng nhận được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho những cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm/dịch vụ về thực phẩm nhằm chứng minh cơ sở, doanh nghiệp đó đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết về an toàn và vệ sinh thực phẩm.

II. Các trường hợp được miễn giấy phép an toàn thực phẩm

Căn cứ Điều 11, 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có giấy phép an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ những trường hợp sau đây:

– Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

– Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

– Sơ chế nhỏ lẻ;

– Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

– Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

– Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

Nhà hàng trong khách sạn;

– Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

– Kinh doanh thức ăn đường phố;

– Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

III. Điều kiện cấp giấy phép an toàn thực phẩm

Theo quy định tại khoản 1, Điều 34 Luật An toàn thực phẩm 2010, cơ sở được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;

– Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

IV. Thẩm quyền cấp giấy phép an toàn thực phẩm

Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp giấy phép an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. (Điều 35 Luật An toàn thực phẩm 2010).

V. Trình tự cấp giấy phép an toàn thực phẩm

Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tương ứng với lĩnh vực mà mình muốn kinh doanh.

Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép an toàn thực phẩm (nếu đủ điều kiện), trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

VI. Hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

4. Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

5. Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

VII. Lưu ý

– Giấy phép an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.

– Trước 06 tháng tính đến ngày giấy phép an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, dịch thuật công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Đăng ký Giấy phép an toàn thực phẩm. 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Tổng quan về các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam

I. Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)

 Công ty TNHH 1 thành viênCông ty TNHH 2 thành viên trở lên
Đặc điểm chung- Chủ sở hữu/thành viên công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
- Công ty không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
- Công ty được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan
Số lượng thành viênMột tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữuCó từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân
Cơ cấu tổ chức- Trường hợp cá nhân làm chủ sở hữu:
+ Công ty có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
+ Chủ sở hữu công ty là Chủ tịch công ty và có thể kiêm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
- Trường hợp tổ chức làm chủ sở hữu: Hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
+ Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
+ Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Công ty có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

II. Công ty hợp danh

* Số lượng thành viên:

Phải có ít nhất 02 thành viên (cá nhân) là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn (cá nhân hoặc tổ chức).

* Giới hạn trách nhiệm của thành viên công ty:

– Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

– Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

* Cơ cấu tổ chức:

Hội đồng thành viên bao gồm tất cả thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

* Lưu ý:

Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

III. Công ty cổ phần

* Số lượng thành viên:

Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.

* Giới hạn trách nhiệm của cổ đông:

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

* Cơ cấu tổ chức:

Thông thường, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị.

* Lưu ý:

Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, dịch thuật công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Danh sách các khu công nghiệp tại Việt Nam

Danh sách các khu công nghiệp tại Việt Nam - HTlaw

I. Khu công nghiệp ở miền Bắc Việt Nam

HÀ NỘIVĨNH PHÚCBẮC NINHHẢI PHÒNG
1. Khu công nghiệp Thăng Long
2. Khu công nghiệp Quang Minh I
3. Khu công nghiệp Quang Minh II
4. Khu công nghiệp Nội Bài
5. KCN Thạch Thất - Quốc Oai
6. Khu công nghệ cao Hòa Lạc
7. Khu công nghiệp Hà Nội - Đài Tư
8. Khu công nghiệp hỗ trợ phía Nam Hà Nội (HANSSIP)
9. Khu công nghiệp Sài Đồng B
10. Khu Công Nghiệp Bắc Thường Tín
11. Khu Công Nghiệp Phụng Hiệp
12. Khu Công Nghiệp Phú Nghĩa
13. Khu công nghệ cao sinh học Từ Liêm
1. Khu công nghiệp Thăng Long III
2. Khu Công Nghiệp Bá Thiện 2
3. Khu Công Nghiệp Bình Xuyên
4. Khu công nghiệp Bình Xuyên II
5. Khu Công Nghiệp Khai Quang
6. Khu Công Nghiệp Kim Hoa
7. Khu công nghiệp Tam Dương
8. Khu công nghiệp Tam Dương II
9. Khu công nghiệp Phúc Yên
10. Khu công nghiệp Lập Thạch I
11. Khu công nghiệp Sông Lô
12. Khu Công Nghiệp Sơn Lôi
13. Khu công nghiệp Chấn Hưng
1. Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh
2. Đại Đồng - Khu công nghiệp Hoàn Sơn
3. Khu công nghiệp Quế Võ
4. Khu công nghiệp Quế Võ 3
5. Khu công nghiệp Yên Phong
6. Khu công nghiệp Yên Phong II
7. Khu công nghiệp Quế Võ II
8. Khu công nghiệp Tiên Sơn
9. Khu công nghiệp Nam Sơn - Hạp Lĩnh
10. Khu Công Nghiệp Thuận Thành
11. Khu công nghiệp Thuận Thành II
12. Khu Công Nghiệp Thuận Thành III
13. Khu Công Nghiệp Đại Kim
14. Khu công nghiệp Hanaka
15. Khu Công Nghiệp Gia Bình
16. Khu công nghiệp VSIP II
1. Khu công nghiệp Deep C
2. Khu công nghiệp Nomura Hải Phòng
3. Khu công nghiệp VSIP Hải Phòng
4. Khu Công Nghiệp Tràng Duệ
5. Khu Công Nghiệp Nam Cầu Kiền
6. Khu công nghiệp Đồ Sơn - Hải Phòng
7. Khu công nghiệp An Dương
8. Khu công nghiệp Nam Đình Vũ
9. Khu công nghiệp Vinashin - Shinec (SIP)
10. Khu công nghiệp Tràng Cát
HẢI DƯƠNGHÀ NAMQUẢNG NINHHƯNG YÊN
1. Khu công nghiệp Phúc Diễn
2. Khu Công Nghiệp Tân Trường
3. Khu công nghiệp Đại An
4. Khu công nghiệp Nam Sách
5. Khu công nghiệp VSIP Hải Dương
6. Khu công nghiệp Cộng Hòa - Chí Linh
7. Khu công nghiệp Lai Vu
8. Khu Công Nghiệp Kim Thành
9. Khu Công Nghiệp Phú Thái
1. Khu công nghiệp Đồng Văn I
2. Khu công nghiệp Đồng Văn II
3. Khu công nghiệp Đồng Văn III
4. Khu công nghiệp Đồng Văn IV
5. Khu Công Nghiệp Hòa Mạc
6. Khu Công Nghiệp Châu Sơn
7. Khu Công Nghiệp Hoàng Đông
1. Khu Công Nghiệp Hoàng Bồ
2. Khu công nghiệp Cái Lân
3. Khu công nghiệp Đông Mai
4. Khu công nghiệp Hải Yên
5. AMATA city Hạ Long (KCN Sông Khoai)
6. Khu Công Nghiệp Việt Hưng
7. Khu công nghiệp Hải Hà (Texhong Hai Ha Industrial Park)
8. Khu công nghiệp Hoành Bồ
1. Khu Công Nghiệp Phố Nối A
2. Khu Công Nghiệp Phố Nối B
3. Khu công nghiệp Thăng Long II
4. Khu công nghiệp Yên Mỹ II
5. Khu Công Nghiệp Như Quỳnh A
6. Khu Công Nghiệp Như Quỳnh B
7. Khu công nghiệp Minh Đức
8. Khu công nghiệp Ecoland
THÁI BÌNHYÊN BÁITHÁI NGUYÊNHOÀ BÌNH
1. Khu công nghiệp Tiền Hải
2. Khu công nghiệp Phúc Khánh
3. Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh
4. Khu công nghiệp Sông Trà
5. Khu Công Nghiệp Gia Lễ
6. Khu Công Nghiệp Cầu Nghìn
1. Khu công nghiệp Nam Yên Bái
2. Khu công nghiệp Mông Sơn
3. Khu công nghiệp Âu Lạc
4. Khu Công Nghiệp Bắc Vàn
5. Khu Công Nghiệp Minh Quân
1. Khu công nghiệp Sông Công I
2. Khu công nghiệp Sông Công II
3. Khu công nghiệp Nam Phổ Yên
4. Khu công nghiệp Quyết Thắng
5. Khu công nghiệp Yên Bình
1. Khu công nghiệp Lương Sơn
2. Khu Công Nghiệp Bờ Trai Sông Đà
3. Khu công nghiệp Yên Quang
4. Khu công nghiệp Mông Hóa
5. Khu Công Nghiệp Lạc Thịnh
BẮC GIANGPHÚ THỌTHANH HOÁLẠNG SƠN
1. Khu Công Nghiệp Đình Trám
2. Khu Công Nghiệp Quang Châu
3. Song Khê - KCN Nội Hoàng
4. Khu Công Nghiệp Vân Trung
5. Khu công nghiệp Việt Hàn
1. Khu công nghiệp Phú Hà
2. Khu công nghiệp Cẩm Khê
3. Khu Công Nghiệp Trung Hà
4. Khu công nghiệp Thụy Vân
1. Khu công nghiệp Tây Bắc Ga
2. Khu kinh tế Nghi Sơn
3. Khu Công Nghiệp Lễ Môn
1. Khu Công Nghiệp Đồng Bành
2. Khu công nghiệp Na Dương
NINH BÌNHNAM ĐỊNHTUYÊN QUANGHÀ GIANG
1.Khu công nghiệp Tam Điệp1. Khu công nghiệp Hào Xá
2. Khu Công Nghiệp Bảo Minh
1. Khu công nghiệp
2. Long Bình An
1. Khu Công Nghiệp Bình Vàng
SƠN LA
1. Khu công nghiệp Mai Sơn

II. Khu công nghiệp ở miền Trung Việt Nam

NGHỆ ANTHỪA THIÊN HUẾQUẢNG NAMĐÀ NẴNG
1. Khu công nghiệp Hoàng Mai I
2. Khu công nghiệp Hoàng Mai II
3. Khu công nghiệp Nam Cấm
4. Khu công nghiệp Bắc Vinh
5. Khu công nghiệp Nghĩa Đàn
6. Khu Công Nghiệp Thọ Lộc
7. KCN WHA - Nghệ An
8. Khu công nghiệp VSIP Nghệ A
1. Khu công nghiệp Phong Điền
2. Khu công nghiệp Phú Bài
3. Khu công nghiệp Tứ Hạ
4. Khu Công Nghiệp Phú Đa
5. Khu Công Nghiệp Quang Vinh
6. Khu công nghiệp La Sơn
1. Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc
2. Khu công nghiệp Thuận Yên
3. Khu công nghiệp Đông Quế Sơn
4. Khu công nghiệp Tây An
5. Khu công nghiệp Bắc Chu Lai
6. Khu Công Nghiệp Tam Anh
7. Khu công nghiệp Tam Thăng
8. Khu công nghiệp Tam Hiệp
9. Khu Công Nghiệp Phú Xuân
1. Khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng
2. Khu công nghiệp Liên Chiểu
3. Khu công nghiệp Hòa Khánh
4. Khu công nghiệp Dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng
5. Khu công nghiệp Hòa Cầm
6. Khu công nghệ cao Đà Nẵng
7. Nhà máy Công nghệ cao Long Hậu
QUẢNG NGÃIQUẢNG BÌNHBÌNH ĐỊNHPHÚ YÊN
1. Khu công nghiệp Phổ Phong
2. Khu Công Nghiệp Quảng Phú
3. Khu Công Nghiệp Tịnh Thông
4. Khu kinh tế Dung Quất
5. Khu công nghiệp Sài Gòn - Dung Quất
6. Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi
1. Khu Công Nghiệp Tây Bắc Đồng Hới
2. Khu Công Nghiệp Cảng Biển Hòn La
3. Khu công nghiệp Hòn La II
4. Khu công nghiệp Bang
5. Khu công nghiệp Cẩm Liên
1. Khu Công Nghiệp Phú Tài
2. Khu công nghiệp Long Mỹ
3. Khu Công Nghiệp Nhơn Hòa
4. Khu Công Nghiệp Nhơn Hội
5. Khu Công Nghiệp Hòa Hội
1. Khu công nghiệp Hòa Hiệp 1
2. Khu công nghiệp An Phú
3. Khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu I
4. Khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu II
QUẢNG TRỊHÀ TĨNHKHÁNH HOÀ
1. Khu công nghiệp Quán Ngang
2. Khu công nghiệp Nam Đông Hà
1. Khu công nghiệp Hạ Vàng
2. Khu công nghiệp Gia Lách
1. Khu công nghiệp Suối Dầu
2. Khu công nghiệp Ninh Thủy

III. Khu công nghiệp ở miền Nam Việt Nam

HỒ CHÍ MINHBÌNH DƯƠNGĐỒNG NAILONG AN
1. Khu Công Nghiệp Tây Bắc Củ Chi
2. Khu Công nghiệp Cơ khí - Ô tô Thành phố Hồ Chí Minh
3. Khu công nghiệp Đông Nam
4. Khu Công Nghiệp Tân Phú Trung
5. Khu Công Nghiệp Tân Thới Hiệp
6. Công viên phần mềm Quang Trung
7. Khu Công Nghiệp Vĩnh Lộc
8. Khu Công Nghiệp Tân Bình
9. Khu chế xuất Linh Trung 1
10. Khu chế xuất Linh Trung 2
11. Khu Công Nghiệp Bình Chiểu
12. Khu công nghệ cao Sài Gòn
13. Khu Công Nghiệp Cát Lái 2
14. Khu Công Nghiệp Tân Thuận
15. Khu Công Nghiệp Hiệp Phước
16. Unika Vie-Pan cho thuê
17. Khu Công Nghiệp Phong Phú
18. Khu Công Nghiệp Tân Tạo
19. Khu Công Nghiệp Lê Minh Xuân
20. Khu công nghiệp Anh Hà
21. Khu Công Nghiệp Xuân Thới Thượng
1. Khu công nghiệp Bàu Bàng
2. Khu Công Nghiệp Rạch Bắp An Điền
3. Khu công nghệ quốc tế Protrade
4. Khu công nghiệp Mỹ Phước 1
5. Khu Công Nghiệp Mỹ Phước 2
6. Khu công nghiệp Mỹ Phước 3
7. Khu Công Nghiệp Mỹ Phước 4
8. Khu công nghiệp Đồng An
9. Khu công nghiệp Đồng An 2
10. Khu Công Nghiệp Kim Huy
11. Khu công nghiệp Mapletree
12. Khu Công Nghiệp Phú Gia
13. Khu Công Nghiệp Đất Cuốc
14. Khu Công Nghiệp Nam Tân Uyên
15. Khu công nghiệp Sóng Thần 1
16. Khu công nghiệp Sóng Thần 2
17. Khu công nghiệp Sóng Thần 3
18. Khu Công Nghiệp Đại Đăng (Đế Đen)
19. Khu công nghiệp Việt Hưng 1
20. Khu công nghiệp VSIP 1
21. Khu công nghiệp VSIP 2A
22. Khu công nghiệp VSIP 2B
23. Khu Công Nghiệp Tân Đông Hiệp
24. Khu Công Nghiệp Tân Đông Hiệp A.
25. Khu Công Nghiệp Tân Đông Hiệp B
26. Khu công nghiệp Việt Hương 1
27. Khu công nghiệp Việt Hương 2
28. KCN Dệt may Bình An
29. Khu Công Nghiệp Mai Trung
30. Khu công nghiệp Bình Dương
31. Khu công nghiệp Vĩnh Tân - Tam Bình
32. Khu Công Nghiệp Thới Hòa
1. Khu công nghiệp Thạnh Phú
2. Khu công nghiệp Biên Hòa 1
3. Khu công nghiệp Biên Hòa 2
4. Khu công nghiệp Amata City Biên Hòa
5. Khu công nghiệp Loteco
6. Khu công nghiệp Sông Mây
7. Khu công nghiệp Hố Nai
8. Khu công nghiệp Bàu Xéo
9. Khu Công Nghiệp Giang Điền
10. Khu công nghiệp Tam Phước
11. Khu Công Nghiệp Long Thành
12. Khu Công Nghiệp An Phước
13. Khu Công Nghiệp Long Đức
14. Khu công nghiệp Lộc An - Bình Sơn
15. Khu công nghiệp Nhơn Trạch 1
16. Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2
17. Khu công nghiệp Boustead
18. Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 (Giai đoạn 1)
19. Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 (Giai đoạn 2)
20. Khu công nghiệp Nhơn Trạch 5
21. Khu công nghiệp Nhơn Trạch 6
22. Khu Công Nghiệp Gò Dầu
23. Khu Công Nghiệp Ông Kèo
24. KCN Dệt Nhơn Trạch
25. Khu Công Nghiệp Định Quán
26. Khu Công Nghiệp Long Khánh
27. Khu công nghiệp Lộc Khang (Nhơn Trạch 2 - Khu công nghiệp Lộc Khánh)
28. Nhơn Trạch 2 - Khu công nghiệp Nhơn Phú
29. Khu Công Nghiệp Tân Phú
30. Khu công nghiệp Xuân Lộc
31. Khu công nghiệp Agtex Long Bình
32. Khu Công Nghiệp Dầu Giây
33. Khu Công Nghiệp Suối Tre
34. Khu công nghiệp Amata City Long Thành
35. Khu Công Nghiệp Phước Bình
36. Khu công nghiệp GT
1. Khu công nghiệp Đức Hòa 1
2. Khu công nghiệp Đức Hòa 3
3.Khu Công Nghiệp Xuyên Á
4. Khu Công Nghiệp Tân Đức
5. Khu Công Nghiệp Phú An Thạnh
6. Khu Công Nghiệp Vĩnh Lộc 2
7. Khu Công Nghiệp Thuận Đạo
8. Khu Công Nghiệp Nhựt Chánh
9. Khu công nghiệp Hòa Bình
10. Khu công nghiệp Phúc Long
11. Khu Công Nghiệp Cầu Tràm
12. Nhà máy Dịch vụ Cho thuê KIZUNA 1 & 2 & 3
13. Khu Công Nghiệp Tân Kim
14. Khu Công Nghiệp Long Hậu
15. Khu công nghiệp Long Hậu 3
16. Cầu Cảng Khu Công Nghiệp Phước Đông
17. Khu công nghiệp Thanh Đức
TÂY NINHBÌNH PHƯỚCBÀ RỊA – VŨNG TÀUCẦN THƠ
1. Phước Đông - KCN Bời Lời
2. Khu công nghiệp Linh Trung 3
3. Khu công nghiệp Thành Thành Công
4. Khu công nghiệp Trảng Bàng
5. Khu Công Nghiệp Trạm Vàng
6. Khu Công Nghiệp Hiệp Thành
7. Khu công nghiệp Chà Là
8 Khu công nghiệp xuyên Á Bourbon An Hòa
9. Khu chế xuất Linh Trung 3
10. Khu Công Nghiệp Phước Đông
1. Minh Hung - Han Quoc Industrial Park
2. Khu công nghiệp Minh Hưng III
3. Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú
4. Khu Công Nghiệp Nam Đồng Phú
5. Khu công nghiệp Đồng Xoài I
6. Khu công nghiệp Đồng Xoài II
7. Khu công nghiệp Đồng Xoài III
8. Khu công nghiệp Chơn Thành I
9. Khu công nghiệp Chơn Thành II
10. Khu công nghiệp Becamex Bình Phước
11. Cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư
1. KCN Mỹ Xuân B1
2. Khu công nghiệp Mỹ Xuân Tiến Hưng
3. Khu công nghiệp Mỹ Xuân Đại Dương
4. KCN Mỹ Xuân A1
5. Khu công nghiệp Mỹ Xuân A2
6. Khu công nghiệp Phú Mỹ 1
7. Khu công nghiệp Phú Mỹ 2
8. Khu công nghiệp chuyên dụng Phú Mỹ 3
9. Khu công nghiệp Cái Mép
10. Khu Công Nghiệp Châu Đức
11. Khu Công Nghiệp Đông Xuyên
12. Khu Công Nghiệp Long Sơn
13. Khu Công Nghiệp Đất Đỏ
1. Khu Công Nghiệp Trà Nóc I
2. Khu công nghiệp Trà Nóc II
3. Khu công nghiệp Hưng Phú I
4. Khu công nghiệp Hưng Phú II
5. Khu công nghiệp Thốt Nốt I
6. Khu công nghiệp Ô Môn
7. Khu công nghệ cao Cần Thơ
VĨNH LONGKIÊN GIANGĐỒNG THÁPTIỀN GIANG
1. Khu Công Nghiệp Bình Minh
2. Khu Công Nghiệp Hòa Phú
3. Khu Công Nghiệp Đông Bình
4. Khu công nghiệp An Định
5. Khu Công Nghiệp Bình Tân
1. Khu công nghiệp Thạnh Lộc
2. Khu công nghiệp Xẻo Rô
3. Khu công nghiệp Tắc Cậu
4. Khu công nghiệp Kiên Lương I
1. Khu công nghiệp Sa Đéc
2. Khu công nghiệp Trần Quốc Toản
3. Khu công nghiệp Sông Hậu
4. Khu Công Nghiệp Ba Sao
5. Khu Công Nghiệp Tân Kiều
1. Khu công nghiệp Mỹ Tho
2. Khu Công Nghiệp Tân Hương
3. Khu Công Nghiệp Long Giang
4. Khu công nghiệp Dịch vụ Dầu khí Soài Rạp
AN GIANGBẾN TRESÓC TRĂNGTRÀ VINH
1. Khu Công Nghiệp Bình Hòa
2. Khu công nghiệp Bình Long
3. Khu công nghiệp Vàm Cống
1. Khu Công Nghiệp Giao Long
2. Khu công nghiệp An Hiệp
3. Khu Công Nghiệp Phú Thuận
1. Khu Công Nghiệp An Nghiệp
2. Khu công nghiệp Trần Đề
3. Khu Công Nghiệp Đại Ngãi
1. Khu Công Nghiệp Cầu Quan
2. Khu công nghiệp Long Đức
3. Khu Công Nghiệp Cổ Chiên
BẠC LIÊUHẬU GIANGCÀ MAU
1. Khu Công Nghiệp Trà Kha
2. Khu Công Nghiệp Láng Trâm
1. Khu công nghiệp Sông Hậu (Giai đoạn 1)
2. Khu Công Nghiệp Tân Phú Thạnh
1. Khu Công Nghiệp Hòa Trung
2. Khu Công Nghiệp Khánh An

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục pháp lý về thành lập nhà máy ở khu công nghiệp các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ. 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Làm thế nào để thành lập công ty tại Việt Nam năm 2022

1. Tại sao phải thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

Năm 2022 là một năm đánh dấu cho sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế Việt Nam, sự phát triển nhanh chóng từ các nguồn đầu tư lớn từ nước ngoài trong các lĩnh vực khác nhau như du lịch, bất động sản, xuất nhập khẩu thời kì hậu covid.

Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ cho các doanh nghiệp nước ngoài, vì vậy việc thành lập doanh nghiệp, các chi nhánh, văn phòng đại diện để mở rộng thị trường, tìm kiếm lợi nhuận là phương án đầy hiệu quả.

 

2. Điều kiện chung:

Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020, người nước ngoài được thành lập công ty tại Việt Nam.

Tuy nhiên, trước khi thành lập công ty, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, điều kiện tiếp cận thị trường, và các điều kiện về ngành nghề, cùng với phải có dự án đầu tư và thực hiện các thủ tục về đăng ký đầu tư.

 

3. Các loại hình doanh nghiệp mà người nước ngoài có thể thành lập:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn
  • Công ty cổ phần
  • Công ty hợp danh
  • Văn phòng đại diện
  • Chi nhánh

4. Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

Bước 1: Thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trừ trường hợp không làm thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND, Thủ tướng chính phủ, Quốc hội

Bước 2: Thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Tùy từng loại hình doanh nghiệpnhà đầu tư muốn thành lập, nhà đầu tư cần chuẩn bị các hồ sơ khác nhau cho từng loại hình.

Nhà đầu tư nước ngoài có thể tham khảo thêm các bài viết về từng loại hình doanh nghiệp có trên website của công ty để biết thêm về chi tiết hồ sơ.

Bước 3: Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu

Bước 4: Khắc dấu và bảng hiệu công ty

Bước 5: Mua chữ ký số điện tử, hóa đơn điện tử

Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng, góp vốn

Thành lập doanh nghiệp lữ hành quốc tế có vốn đầu tư nước ngoài

Thành lập công ty lữ hành tại Việt Nam

Sau những khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, ngành du lịch đang chuyển mình trở lại với nhiều bước tiến mới, số lượng các du khách ngày càng tăng mạnh. Từ đó, kéo theo nhu cầu thành lập các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành ngày càng nhiều, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Với những thắc mắc về điều kiện thành lập cũng như các vấn đề liên quan, HTLaw xin gửi tới Quý đọc giả bài viết về thành lập doanh nghiệpvốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế. 

Thành lập doanh nghiệp lữ hành

Căn cứ pháp lý:

  1. Biểu Cam kết WTO về thương mại dịch vụ;
  2. Luật Đầu tư 2020 do Quốc hội ban hành ngày 17/06/2020
  3. Luật Doanh nghiệp 2020 do Quốc hội ban hành ngày 17/06/2020
  4. Luật Du lịch 2017 do Quốc hội ban hành ngày 19/06/2017
  5. Nghị định 94/2021/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 28/10/2021

I. Hình thức kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo Biểu cam kết WTO về thương mại dịch vụ, đối với dịch vụ lữ hành, người nước ngoài được phép kinh doanh dịch vụ lữ hành tại Việt Nam theo hình thức góp vốn với đối tác Việt Nam, không được thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài.

II. Phạm vi hoạt động đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Luật Du lịch 2017, quy định: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.” Như vậy, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam chỉ được phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách quốc tế đến Việt Nam và không được phép phục vụ khách Việt Nam ra nước ngoài hay phục vụ du lịch giữa các nước không phải là Việt Nam.

III. Điều kiện hoạt động đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ lữ hành

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Du lịch 2017, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh ngành dịch vụ lữ hành phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

    1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hay còn được hiểu là doanh nghiệp đó phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
    2. Ký quỹ 50.000.000 đồng kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng.
    3. Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

I. Hình thức kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Bước 1: Thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

Bước 2: Thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 3: Khắc dấu, mở tài khoản ngân hàng, góp vốn

Bước 4: Thực hiện thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Du lịch 2017 dẫn chiếu đến Điều 32 Luật Du lịch 2017, hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:

    1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
    2. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
    3. Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
    4. Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
    5. Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 của Luật du lịch.
    • Lưu ý:
    1. Số lượng hồ sơ: 1 bộ
    2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, dịch thuật công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Thành lập doanh nghiệp lữ hành quốc tế có vốn đầu tư nước ngoài. 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

THỦ TỤC THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH BUÔN BÁN THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ

Kinh doanh thuốc lá điện tử

Làm thế nào để cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có thể kinh doanh thuốc lá điện tử mà không phải thành lập doanh nghiệp?

HT có thể hỗ trợ bạn thành lập hộ kinh doanh và xin các giấy phép liên quan để tiến hành hoạt động kinh doanh thuốc lá điện tử theo đúng quy định của pháp luật.

Kinh doanh thuốc lá điện tử
Kinh doanh thuốc lá điện tử

1. Một số điểm cần lưu ý

* Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 67/2013/NĐ-CP: “Sản phẩm thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hay một phần nguyên liệu thuốc lá và được chế biến dưới dạng thuốc điếu, xì gà, thuốc lá sợi dùng để hút tẩu và các dạng sản phẩm khác dùng để hút, nhai, ngửi.”

-> Thuốc lá điện tử được xem là một sản phẩm thuốc lá.

* Hoạt động mua bán sản phẩm thuốc lá bao gồm: phân phối, bán buôn, bán lẻ. Trong đó, hộ kinh doanh chỉ được phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá.

* Kinh doanh thuốc lá là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, ngoài Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh còn phải làm hồ sơ xin cấp Giấy phép bán lẻ thuốc lá.

2. Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

STTNội dungChi tiết
1Thẩm quyền cấp Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện (Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện) nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh
2Hồ sơ1. Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
2. CMND/CCCD của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh
3. CMND/CCCD của thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh (trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh)
4. Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh (trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh)
5. Văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh (trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh)
6. Hợp đồng thuê địa điểm và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của địa điểm thuê
3Thời hạn giải quyết03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

3. Xin cấp Giấy phép bán lẻ thuốc lá

STTNội dungChi tiết
1Điều kiện1. Thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật
2. Địa điểm kinh doanh không vi phạm quy định về địa điểm không được bán thuốc lá theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012:
Không được bán thuốc lá phía ngoài cổng nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, viện nghiên cứu y học, bệnh viện, nhà hộ sinh, trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế xã, phường, thị trấn trong phạm vi 100 mét (m) tính từ ranh giới khuôn viên gần nhất của cơ sở đó.
3. Có văn bản giới thiệu của các thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh
2Thẩm quyền cấpPhòng Công Thương hoặc Phòng Kinh tế (cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)
3Hồ sơ1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá
2. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
3. Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế
4. Văn bản giới thiệu của các thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh
4Thời hạn giải quyết15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ
5Thời hạn của giấy phép5 năm. Trường hợp tiếp tục kinh doanh thì thương nhân bán lẻ thuốc lá nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép trước thời điểm hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày
6Quyền và nghĩa vụ của thương nhân bán lẻ thuốc lá- Được mua sản phẩm thuốc lá từ thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá để bán tại các địa điểm được cấp phép.
- Niêm yết bản sao hợp lệ Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá đã được cơ quan có thẩm quyền cấp tại địa điểm kinh doanh của thương nhân.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu về luật, điền form, nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ đăng ký Hộ kinh doanh kinh doanh thuốc lá điện tử

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Những vấn đề liên quan đến kinh doanh rượu tại Việt Nam mà các nhà đầu tư nước ngoài cần biết

Kinh doanh rượu tại Việt Nam

Bạn là nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam để kinh doanh rượu. Tuy nhiên, rượu là mặt hàng đặc biệt, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng một số điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trong bài viết này, HT xin cung cấp một số thông tin mà các nhà đầu tư nước ngoài cần biết trước khi quyết định đầu tư vào Việt Nam.

Kinh doanh rượu ở Việt Nam được chia thành các lĩnh vực phổ biến sau:

– Sản xuất rượu

– Phân phối rượu;

– Bán buôn rượu;

– Bán lẻ rượu.

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Sản xuất rượu

1.1. Điều kiện sản xuất rượu:
* Điều kiện sản xuất rượu công nghiệp:
 
    • Có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC)
    • Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)
    • Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất.
    • Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
    • Bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.
    • Đáp ứng các quy định về ghi nhãn hàng hóa rượu.
    • Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.

* Điều kiện sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh:

    • Có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC)
    • Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)
    • Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định.

1.2. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân sản xuất rượu:

* Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp:

    • Được bán rượu do doanh nghiệp sản xuất (trực tiếp hoặc thông qua công ty thành viên, chi nhánh trực thuộc) cho các thương nhân có Giấy phép phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ và thương nhân mua rượu để xuất khẩu.
    • Được trực tiếp bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ đối với rượu do mình sản xuất tại các địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
    • Được mua trong nước hoặc nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm.
    • Được mua rượu của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công để chế biến lại.
    • Tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, nhãn hàng hóa, phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường.
    • Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định.

* Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh:

    • Được bán rượu do mình sản xuất cho các thương nhân có Giấy phép phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ và thương nhân mua rượu để xuất khẩu.
    • Được trực tiếp bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ đối với rượu do mình sản xuất tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân.
    • Chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất rượu của mình.
    • Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định.
    • Được mua rượu của hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công để chế biến lại.

2. Phân phối rượu

2.1. Điều kiện phân phối rượu:

    • Có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC);
    • Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC);
    • Có hệ thống phân phối rượu tại ít nhất 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (kể cả đơn vị hành chính nơi đặt trụ sở chính của thương nhân phân phối rượu); ít nhất một cơ sở bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trường hợp thương nhân kinh doanh rượu thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở để kinh doanh rượu thì không phải xin xác nhận của thương nhân bán buôn rượu;
    • Có văn bản gii thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài.

2.2. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân phân phối rượu:

    • Nhập khẩu, mua rượu của thương nhân sản xuất rượu trong nước và thương nhân phân phối rượu khác theo nội dung ghi trong giấy phép;
    • Bán rượu cho thương nhân phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu hoặc người bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được cấp phép;
    • Bán rượu cho các doanh nghiệp xuất khẩu rượu;
    • Trực tiếp bán lẻ rượu tại địa điểm được phép kinh doanh của thương nhân trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cấp phép.

3. Bán buôn rượu:

3.1. Điều kiện bán buôn rượu

    • Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC);
    • Có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC);
    • Có hệ thống bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và có ít nhất 01 cơ sở bán lẻ rượu. Trường hợp doanh nghiệp thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu thì không cần xác nhận của cơ sở bán lẻ rượu;
    • Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu khác.

3.2. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân bán buôn rượu:

    • Mua rượu của thương nhân sản xuất rượu trong nước hoặc thương nhân phân phối, bán buôn rượu khác theo nội dung ghi trong giấy phép;
    • Bán rượu cho thương nhân bán buôn, bán lẻ rượu hoặc người bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được cấp phép;
    • Bán rượu cho các doanh nghiệp xuất khẩu rượu;
    • Trực tiếp bán lẻ rượu tại địa điểm được phép kinh doanh của thương nhân trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

4. Bán lẻ rượu

4.1. Điều kiện bán lẻ rượu

    • Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC);
    • Có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC);
    • Có quyền sử dụng hợp pháp một địa điểm kinh doanh cố định, có địa chỉ rõ ràng;
    • Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu.

4.2. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở bán lẻ rượu:

    • Mua rượu của thương nhân sản xuất rượu trong nước hoặc thương nhân phân phối, bán buôn rượu khác theo nội dung ghi trong giấy phép;
    • Bán rượu cho người bán rượu để tiêu thụ tại chỗ hoặc bán trực tiếp cho người mua tại cơ sở của người bán theo nội dung ghi trong giấy phép

II. CÁC LOẠI GIẤY PHÉP MÀ NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CẦN CÓ ĐƯỢC

CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI KINH DOANH RƯỢU CÓ ĐỘ CỒN TỪ 5,5 ĐỘ TRỞ LÊN

1. Sản xuất rượu

    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC);
    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)
    • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 
    • Giấy phép sản xuất rượu

2. Phân phối rượu:

    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC);
    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC);
    • Giấy phép phân phối rượu.

3. Bán buôn rượu:

    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC);
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC);
    • Giấy phép bán buôn rượu.

4. Bán lẻ rượu:

    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC);
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC);
    • Giấy phép Bán lẻ rượu

Trường hợp, nhà đầu tư nước ngoài muốn bán rượu tại cơ sở bán lẻ rượu thì nhà đầu tư nước ngoài phải xin Giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ rượu.

4. Nhà đầu tư nước ngoài bán buôn, bán lẻ và thành lập cơ sở bán lẻ rượu

    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC);
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC);
    • Giấy phép bán buôn rượu
    • Giấy phép Bán lẻ rượu
    • Giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ rượu.

Cơ quan cấp giấy phép

    • Bộ Công Thương: Giấy phép phân phối rượu, Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô từ 03 triệu lít/năm trở lên;
    • Các Sở Công Thương: Giấy phép bán buôn rượu, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ rượu; Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô dưới 03 triệu lít/năm;
    • Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện: Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh; Giấy phép bán lẻ rượu

CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI KINH DOANH RƯỢU CÓ ĐỘ CỒN DƯỚI 5.5%

1. Điều kiện kinh doanh rượu có nồng độ cồn dưới 5.5%

    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC);
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC);
    • Đăng ký việc mua bán với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người bán có trụ sở.

2. Quyền và nghĩa vụ kinh doanh rượu có nồng độ cồn dưới 5.5%

    • Được nhập khẩu, mua bán rượu có nguồn gốc hợp pháp;
    • Đảm bảo rượu được sử dụng trong thời hạn sử dụng do nhà sản xuất yêu cầu;
    • Chịu trách nhiệm theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại của đồ uống có cồn và các quy định khác của pháp luật. Không phải ghi nhãn rượu theo quy định tại Nghị định số 105/2017 / NĐ-CP.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Pháp lý liên quan đến mua bán rượu

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

THỦ TỤC THÀNH LẬP CHI NHÁNH CỦA THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Thành lập chi nhánh

I. Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là gì?

Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 

II. Điều kiện cấp giấy phép thành lập chi nhánh

Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh khi đáp ứng các điều kiện sau:

    1. Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
    2. Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
    3. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
    4. Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;
    5. Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

III. Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập chi nhánh

Bộ Công thương

htlaw - THỦ TỤC THÀNH LẬP CHI NHÁNH CỦA THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

IV. Trình tự thực hiện cấp giấy phép thành lập chi nhánh

Bước 1: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Công thương

Bước 2: Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

Bước 3: Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

Lưu ý:

Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc việc thành lập Chi nhánh chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trước khi quyết định cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài.

V. Hồ sơ

    1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh
    2. Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài
    3. Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh.
    4. Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất
    5. Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh
    6. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Chi nhánh
    7. Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh bao gồm:

– Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Chi nhánh;

– Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở đáp ứng các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động.

Lưu ý:

– Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Các tài liệu số 3,4,5,6 (đối với trường hợp bản sao hộ chiếu của người đứng đầu Chi nhánh là người nước ngoài) phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

VI. Thời hạn giải quyết

– Trường hợp thông thường: 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

– Trường hợp đặc biệt: 13 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

VII. Lệ phí

3.000.000 đồng

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, dịch thuật công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Thành lập chi nhánh cho thương nhân nước ngoài. 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

htlaw - VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
htlaw - VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
htlaw - VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

I. Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là gì?

Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.

II. Điều kiện cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện

Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện khi đáp ứng các điều kiện sau:

    1. Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
    2. Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
    3. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
    4. Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
    5. Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).

III. Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện

    1. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
    2. Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là Ban quản lý) nơi thương nhân dự kiến đặt trụ sở của Văn phòng đại diện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.

IV. Trình tự thực hiện cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện

Bước 1: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cơ quan cấp giấy phép

Bước 2: Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

Bước 3: Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

Lưu ý:

Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và trường hợp việc thành lập Văn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trước khi quyết định cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài.

V. Hồ sơ

    1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
    2. Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài
    3. Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện
    4. Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất
    5. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện
    6. Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện bao gồm:

– Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Văn phòng đại diện;

– Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện đáp ứng các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động.

Lưu ý: 

– Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. 

– Các tài liệu số 3,4,5 (đối với trường hợp bản sao hộ chiếu của người đứng đầu Văn phòng đại diện là người nước ngoài) phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

VI. Thời hạn cấp giấy phép

– Trường hợp thông thường: 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

– Trường hợp đặc biệt: 13 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

VII. Lệ phí

3.000.000 đồng

Nếu bạn băn khoăn về việc thành lập công ty, văn phòng đại diện, chi nhánh, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, dịch thuật công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Thành lập văn phòng đại diện cho nhà đầu tư nước ngoài

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Thủ tục giải thể doanh nghiệp

I. Thủ tục giải thể doanh nghiệp/công ty

Bước 1: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp

Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

    • Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
    • Lý do giải thể;
    • Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
    • Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
    • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Bước 2: Thanh lý tài sản của doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

Bước 3: Gửi thông báo giải thể doanh nghiệp

    • Gửi tới Sở Kế hoạch và đầu tư: làm thủ tục Công bố giải thể doanh nghiệp;
    • Gửi tới cơ quan Hải quan để làm thủ tục Xác nhận nghĩa vụ hải quan;
    • Gửi tới cơ quan bảo hiểm làm thủ tục chốt nghĩa vụ bảo hiểm, chốt sổ bảo hiểm;
    • Gửi tới Cơ quan thuế: Làm thủ tục quyết toán đóng cửa mã số thuế;
    • Gửi tới người lao động trong doanh nghiệp để bảo đảm quyền lợi người lao động;
    • Gửi quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
    • Phải niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Thời hạn gửi quyết định: Thời hạn 07 ngày kể từ ngày công ty ban hành quyết định giải thể doanh nghiệp.

Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có).

Cơ quan Hải quan có trách nhiệm xác nhận nghĩa vụ hải quan cho doanh nghiệp;

Cơ quan thuế căn cứ theo hồ sơ quyết toán thuế của doanh nghiệp ra biên bản kiểm tra thuế và truyền dữ liệu sang Sở Kế hoạch và Đầu tư để doanh nghiệp tiếp thực hiện thủ tục đóng của mã số thuế và giải thể doanh nghiệp tại Kế hoạch và Đầu tư.

Bước 4: Công bố thông tin về việc giải thể doanh nghiệp

Đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Hồ sơ công bố thông tin giải thể doanh nghiệp

    • Thông báo về việc giải thể;
    • Quyết định giải thể của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
    • Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc giải thể doanh nghiệp.

Thời hạn nộp hồ sơ: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua quyết định giải thể.

Thời hạn giải quyết hồ sơ công bố quyết định giải thể: 03 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận trên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Cơ quan thực hiện: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Bước 5: Xác nhận nghĩa vụ hải quan tại cơ quan hải quan

Sau khi doanh nghiệp đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp thì doanh nghiệp tiến hành gửi công văn tới Tổng cục Hải quan xin xác nhận nghĩa vụ hải quan để giải thể doanh nghiệp. Trong vòng 10 -15 ngày cơ quan Hải quan ra thông báo về tình trạng hồ sơ hải quan của doanh nghiệp.

Bước 6: Thủ tục đóng cửa mã số thuế tại cơ quan thuế

    • Gửi công văn xin giải thể doanh nghiệp lên Chi cục thuế (kèm bản sao công chứng Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế);
    • Gửi Công văn xin quyết toán thuế;
    • Đóng các loại thuế còn nợ;
    • Nộp phạt (nếu có).

Cơ quan thuế căn cứ theo hồ sơ quyết toán thuế của doanh nghiệp ra biên bản kiểm tra thuế và truyền dữ liệu sang Sở Kế hoạch và Đầu tư để doanh nghiệp tiếp thực hiện thủ tục đóng của mã số thuế và giải thể doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Bước 7: Trả con dấu pháp nhân của doanh nghiệp

    • Đối với doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan Công an cấp, doanh nghiệp có trách nhiệm trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan Công an để được cấp giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu. Trong trường hợp này, con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu trong hồ sơ giải thể doanh nghiệp được thay thế bằng giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu.
    • Đối với doanh nghiệp tự khắc con dấu từ ngày 01/07/2015 đến nay thì doanh nghiệp có trách nhiệm không được tiếp tục sử dụng con dấu mà không phải thực hiện thủ tục trả lại con dấu tại cơ quan nhà nước.

Bước 8: Thủ tục tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.

Hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm:

    • Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
    • Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);
    • Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có);
    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thời hạn giải quyết

    • Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc doanh nghiệp đăng ký giải thể cho cơ quan thuế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế gửi ý kiến về việc giải thể của doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng giải thể nếu không nhận được ý kiến từ chối của cơ quan thuế, đồng thời ra Thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp.
    • Trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, thành viên/cổ đông/chủ sở hữu công ty phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán số nợ chưa thanh toán, số thuế chưa nộp và quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.
htlaw.vn

II. Thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp theo thứ tự sau đây

    • Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
    • Nợ thuế;
    • Các khoản nợ khác.
    • Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.
    • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp. 

III. Các hoạt động bị cấm từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp/công ty

    • Cất giấu, tẩu tán tài sản;
    • Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
    • Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;
    • Ký kết hợp đồng mới trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;
    • Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;
    • Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
    • Huy động vốn dưới mọi hình thức. 

IV. Các tài liệu cần chuẩn bị thủ tục giải thể doanh nghiệp/công ty

    • Biên bản quyết toán thuế với cơ quan thuế hoặc Thông báo đóng mã số thuế do giải thể.
    • Giấy biên nhận về việc công bố quyết định giải thể doanh nghiệp;
    • Xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan
    • Xác nhận đóng cửa tài khoản ngân hàng/ hoặc cam kết chưa mở tài khoản ngân hàng
    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bản gốc;
    • Đăng ký mẫu dấu bản gốc (nếu có);
    • Dấu pháp nhân;
    • Chấm dứt hoạt động của chi nhánh, Văn phòng đại diện, địa điểm;
    • Hồ sơ giải thể 

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Thủ tục giải thể doanh nghiệp/ công ty

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Thành lập công ty kinh doanh trang sức

Thành lập công ty kinh doanh trang sức HTlaw

Bạn đam mê thời trang và trang sức đá quý?

Bạn là nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu kinh doanh trang sức đá quý?

Theo quy định của Việt Nam, bạn cần có địa điểm kinh doanh tại Việt Nam và các giấy phép dưới đây để thành lập công ty xuất nhập khẩu, bán buôn và kinh doanh trang sức vàng, bạc, đá quý:

1. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư  (đối với nhà đầu tư nước ngoài);

2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

3. Giấy phép kinh doanh;

4. Giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ (nếu có)

5. Giấy xác nhận phòng cháy chữa cháy

I. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC)

Theo Biểu cam kết WTO, kể từ ngày 11 tháng 1 năm 2010, không còn hạn chế mở rộng đối với việc phân phối các sản phẩm được phép phân phối (miễn là sản phẩm được phép sản xuất tại Việt Nam). Như vậy, hoạt động xuất nhập khẩu và bán lẻ trang sức vàng bạc, đá quý thuộc nhóm Dịch vụ bán buôn (CPC 622), Dịch vụ bán lẻ (CPC 631 + 632).

Căn cứ Luật đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài để kinh doanh xuất nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ trang sức vàng, bạc, đá quý.

Tiến độ dự kiến xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Thời gian thực hiện trong vòng 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ.

II. Đơn xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là tài liệu ghi thông tin về doanh nghiệp đăng ký mà Phòng đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.

Thời gian dự kiến xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Thời gian thực hiện trong vòng 5 – 7 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ.

III. Giấy phép kinh doanh

Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức khác tham gia bán hàng hóa và các hoạt động khác có liên quan của nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải xin Giấy phép kinh doanh trước khi bán lẻ sản phẩm tại Việt Nam.

Theo Điều 9, Nghị định 09/2018/NĐ-CP, Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh:

1. Nhà đầu tư nước ngoài đến từ nước hoặc vùng lãnh thổ đã tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường tiêu thụ hàng hóa và các hoạt động khác có liên quan sẽ:

a) Đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường theo quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

b) Có phương án tài chính được coi là đủ điều kiện đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

c) Không phát sinh thuế quá hạn đối với trường hợp đã thành lập tại Việt Nam ít nhất 1 năm.

2. Nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ đã tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên sẽ:

a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này;

b) Đáp ứng các tiêu chí sau:

– Phù hợp với luật đặc khu;

– Phù hợp với mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước cùng ngành;

– Giải quyết việc làm cho lao động giúp việc gia đình;

– Mức đóng góp tiềm năng và thực tế cho ngân sách nhà nước.

Thời hạn hiệu lực của giấy phép kinh doanh: là 05 năm

Lịch trình dự kiến xin Giấy phép kinh doanh: Sẽ được thực hiện trong vòng 45 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ.

IV. Giấy phép bán lẻ (nếu có)

Theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP, Cơ sở bán lẻ là nơi thực hiện bán lẻ.

Cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất là cơ sở bán lẻ được lập ở Việt Nam bởi một trong những nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ ở Việt Nam, hoặc được lập dưới cùng tên, nhãn hiệu với ít nhất một cơ sở bán lẻ do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có tại Việt Nam.

Theo Điều 22, Nghị định 09/2018, Điều kiện lập cơ sở bán lẻ

1. Thiết lập cửa hàng bán lẻ đầu tiên

a) Có kế hoạch tài chính để thiết lập cơ sở bán lẻ;

b) Không phát sinh thuế quá hạn đối với trường hợp đã thành lập tại Việt Nam ít nhất 1 năm;

c) Địa điểm đặt cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan trên thị trường địa lý liên quan.

2. Thiết lập cơ sở bán lẻ khác với cơ sở bán lẻ đầu tiên

a) Trong trường hợp không yêu cầu tuân thủ kiểm tra nhu cầu kinh tế:

Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Trong trường hợp yêu cầu tuân thủ kiểm tra nhu cầu kinh tế:

– Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;

– Đáp ứng các tiêu chí kiểm tra nhu cầu kinh tế quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định này.

Kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT)

1. Các trường hợp cần tuân thủ ENT

Thiết lập cơ sở bán lẻ không phải là cơ sở bán lẻ thứ nhất, trừ trường hợp cơ sở bán lẻ đó có quy mô nhỏ hơn 500m2, nằm trong trung tâm thương mại và không được phân loại là cửa hàng tiện lợi, siêu nhỏ siêu thị.

2. Tiêu chí ENT

a) Quy mô của thị trường địa lý liên quan bị ảnh hưởng bởi cơ sở bán lẻ *;

b) Số lượng điểm bán lẻ hiện có trên thị trường địa lý liên quan;

c) Tác động của cơ sở bán lẻ đến sự ổn định của thị trường và hoạt động điều hành của cơ sở bán lẻ khác, chợ truyền thống trên thị trường địa lý liên quan;

d) Ảnh hưởng của cơ sở bán lẻ đến mật độ giao thông, vệ sinh môi trường, an toàn phòng cháy và chữa cháy trên thị trường địa lý liên quan;

đ) Khả năng đóng góp của cơ sở bán lẻ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của thị trường địa lý liên quan, cụ thể:

– Giải quyết việc làm cho lao động giúp việc gia đình;

– Đóng góp tiềm năng vào sự phát triển và hiện đại hóa lĩnh vực bán lẻ trên thị trường địa lý liên quan;

– Cải thiện môi trường và điều kiện sống của cư dân trên thị trường địa lý liên quan;

– Mức đóng góp tiềm năng và thực tế cho ngân sách nhà nước.

Thời hạn của Giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ: Thời hạn của Giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ bằng thời hạn thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký dự án lập cơ sở bán lẻ.

Trường hợp chưa có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì thời hạn của Giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ được thực hiện bằng thời hạn quy định tại hồ sơ cơ sở bán lẻ;

Lịch trình dự kiến để xin Giấy phép kinh doanh: Sẽ được thực hiện trong vòng 45 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ

V. Giấy xác nhận phòng cháy chữa cháy

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu thủ tục, điền đơn, công chứng, chờ nộp hồ sơ, bạn có thể liên hệ với HTLaw để hỗ trợ Thành lập công ty trang sức.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

THỦ TỤC SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP

1. Sáp nhập doanh nghiệp là gì?

Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

2. Điều kiện sáp nhập doanh nghiệp

Sáp nhập doanh nghiệp là một trong những hình thức tập trung kinh tế. Do đó, trước khi tiến hành sáp nhập, các công ty cần phải lưu ý hai vấn đề sau:

(i) Không được thực hiện khi việc sáp nhập gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.

(ii) Trường hợp sáp nhập doanh nghiệp thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế thì các doanh nghiệp tham gia sáp nhập phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

3. Trình tự thực hiện sáp nhập doanh nghiệp

Bước 1: Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập.

Bước 2: Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập.

Bước 3: Tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập. Trường hợp sau khi sáp nhập doanh nghiệp mà nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập không thay đổi, công ty nhận sáp nhập gửi Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp theo mẫu đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính để thực hiện chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập.

Bước 4: Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.

* Lưu ý:

– Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua.

– Sau khi công ty nhận sáp nhập đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

4. Thành phần hồ sơ

* Trường hợp công ty nhận sáp nhập có thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh:

– Hợp đồng sáp nhập;

– Nghị quyết, quyết định và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;

– Nghị quyết, quyết định và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập;

– Bản sao y Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty nhận sáp nhập và các công ty bị sáp nhập;

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp kèm theo các giấy tờ khác (nếu có) phụ thuộc vào nội dung công ty muốn thay đổi.

– Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

* Trường hợp công ty nhận sáp nhập không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh:

– Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp;

– Hợp đồng sáp nhập;

– Nghị quyết, quyết định và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;

– Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

5. Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

6. Lệ phí

– Doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

– Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng/lần.

Sáp nhập công ty là một quá trình pháp lý phức tạp, để đảm bảo mọi thứ đều hợp pháp cũng như đảm bảo lợi ích của các bên và giảm thiểu rủi ro, bạn có thể liên hệ với HTLaw để được cung cấp dịch vụ Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Thành lập nhà máy sản xuất tại Việt Nam

Nhà máy tại Việt Nam - htlaw

I. Lựa chọn địa điểm thành lập nhà máy sản xuất

    • Thuê cơ sở vật chất – nhà xưởng đã được xây dựng sẵn từ các công ty cho thuê cơ sở hạ tầng đã được cấp phép tại Việt Nam. Phương án này phù hợp với các nhà đầu tư có nhu cầu thuê đất xây dựng nhà máy với quy mô nhỏ;
    • Thuê đất trong các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu công nghệ cao. Phương án này phù hợp với các nhà đầu tư có nhu cầu thuê đất với thời hạn thuê lâu dài và diện tích thuê đất để xây dựng nhà máy sản xuất với quy mô vừa trở lên. Khi xây dựng nhà máy nằm trong khu công nghiệp hoặc khu chế xuất, nhà đầu tư sẽ được hưởng các quy định đặc thù dành riêng cho doanh nghiệp khu công nghiệp, chế xuất;
    • Thuê đất trực tiếp từ Nhà nước. Phương án này phù hợp với các nhà đầu tư có kế hoạch thuê đất lâu dài và diện tích thuê đất lớn. Tuy nhiên, phương án này lại có một điểm hạn chế là có thể mất khá nhiều thời gian và chi phí để đạt được chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền về kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất cũng như phương án giải phóng mặt bằng (trong trường hợp đất thuê chưa được giải phóng mặt bằng);
    • Trong trường hợp nhà đầu tư có đất và có nhu cầu chuyển đổi từ đất nhà ở sang đất xây dựng nhà máy, nhà đầu tư cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện về mật độ xây dựng công trình theo đúng quy định của tỉnh thành đó thì mới được cấp giấy phép xây dựng cho công trình nhà xưởng của mình. Cùng với đó công trình xây dựng nhà xưởng phải luôn đảm bảo về việc phù hợp với quy hoạch chi tiết về xây dựng đã được phía bên cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; đảm bảo phù hợp đối với mục đích sử dụng đất theo đúng quy hoạch của nhà nước đã được phê duyệt, phù hợp với thiết kế xây dựng công trình đã được phê duyệt và đảm bảo đối với điều kiện an toàn về việc cấp phép xây dựng cho công trình đó.

II. Xin phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

Khi nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư vào một ngành nghề dịch vụ tại Việt Nam, nhà đầu tư sẽ gặp phải các hạn chế từ biểu cam kết GATS của Việt Nam ký kết khi gia nhập WTO như các quy định về tỷ lệ vốn góp, hạn chế loại hình pháp nhân được thành lập đối với từng ngành nghề cụ thể tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài lại gặp phải rất ít hạn chế về khả năng tiếp cận thị trường như đầu tư vào các ngành nghề dịch vụ, ngoại trừ một số ngành nghề có điều kiện được quy định riêng như sản xuất lắp ráp ô tô, mỹ phẩm, thiết bị y tế,…Bên cạnh đó, quá trình sản xuất có thể có những tác động tiêu cực gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nên một số đối tượng và dự án được quy định trong Phụ lục II tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ phải tiến hành thủ tục đánh giá tác động môi trường. Thủ tục này phải được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án.

Hồ sơ đánh giá tác động môi trường

    • Hồ sơ đề nghị thẩm định:
    • Một (01) văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu quy định;
    • Bảy (07) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn bảy (07) người, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hình thức trang bìa, trang phụ bìa và yêu cầu về cấu trúc và nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu quy định;
    • Một (01) bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương khác.
    • Hồ sơ trình phê duyệt sau khi được thẩm định với kết quả thông qua
    • Một (01) văn bản đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó giải trình rõ những nội dung đã được chỉnh sửa, bổ sung theo kết luận của hội đồng thẩm định, trừ trường hợp không phải chỉnh sửa, bổ sung;
    • Báo cáo đánh giá tác động môi trường được đóng quyển gáy cứng, chủ dự án ký vào phía dưới của từng trang báo cáo kể cả phụ lục theo quy định.

Nhà đầu tư trình hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo tác động môi trường lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thời hạn thẩm định muộn nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Lưu ý: Đối với những trường hợp xây dựng nhà máy sản xuất mà không phải xin phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, nhà đầu tư phải làm thủ tục xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường tại Sở Tài nguyên và Môi trường nơi đặt nhà máy

Hồ sơ xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm:

    • Ba (03) bản kế hoạch bảo vệ môi trường với trang bìa và yêu cầu về nội dung thực hiện theo mẫu quy định;
    • Một (01) báo cáo đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Nhà máy tại Việt Nam - htlaw

III. Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Đối với dự án phải xin chấp thuận chủ trương

Tùy từng loại quy mô dự án, nhà đầu tư phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư của các cơ quan có thẩm quyền khác nhau như Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hay Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Hồ sơ xin chấp thuận chủ trương bao gồm:

    • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
    • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
    • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
    • Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
    • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
    • Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
    • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
    • Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường.

Nhà đầu tư sẽ gửi hồ sơ đến cơ quan đăng ký đầu tư để xin chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền. Sau khi nhận được sự chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép chứng nhận đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

Đối với dự án không phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư

Để có thể tiến hành thành lập nhà máy ở Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:

    • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (theo mẫu);
    • Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đươngkhác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
    • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
    • Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
    • Hợp đồng thuê trụ sở, Giấy tờ chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản của bên cho thuê hoặc các giấy tờ tương đương);
    • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
    • Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
    • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Quý Công ty phải kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư phải nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Ban quản lý khu công nghiệp, chế xuất và công nghệ cao của tỉnh. Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ xem xét tính hợp lệ và cấp mã số cho dự án đầu tư. Trong trường hợp hồ sơ bị từ chối, Cơ quan này phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

IV. Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quý khách có thể bắt đầu tiến hành một số thủ tục để thành lập công ty.

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

    • Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu);
    • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
    • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
    • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:

Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân còn hiệu lực;

Đối với tổ chức: Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;

    • Quyết định góp vốn, văn bản cử đại diện theo ủy quyền đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;
    • Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, Quý Công ty nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh qua Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn 03 – 05 ngày, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ của Quý khách hợp lệ. Sau đó, nhà đầu tư phải công bố thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Xin giấy phép xây dựng nhà máy

Trong trường hợp xây dựng mới một nhà máy, nhà đầu tư phải xin cấp giấy phép xây dựng mới.

Hồ sơ giấy phép xây dựng bao gồm:

    • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu);
    • Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
    • Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công các công trình xây dựng đã được phê duyệt và thẩm định bởi các cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm: Bản vẽ tổng mặt bằng của dự án hoặc tổng mặt bằng từng giai đoạn của dự án tỷ lệ 1/100 – 1/500; Bản vẽ mặt bằng từng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 – 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình; Bản vẽ các mặt đứng và các mặt cắt chính của từng công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200; Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 của từng công trình kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc tỷ lệ 1/50 – 1/200.
    • Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;
    • Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính báo cáo kết quả thẩm định thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với công trình theo quy định phải được thẩm định thiết kế;
    • Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn cho công trình và công trình lân cận đối với công trình xây chen, có tầng hầm;
    • Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân thiết kế theo mẫu, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, đối với công trình chưa được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế.

Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao sẽ tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy phép xây dựng cho nhà đầu tư nếu hồ sơ hợp lệ hoặc ra văn bản từ chối cấp giấy phép xây dựng trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ.

V. Xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy

Hồ sơ xin cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy bao gồm:

    • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy (theo mẫu);
    • Bản sao chứng thực giấy chứng nhận thẩm quyền về phòng cháy và chữa cháy; văn bản nghiệm thi về việc phòng cháy, chữa cháy đối với những cơ sở mới cải tạo hay mới xây dựng, các phương tiện giao thông cơ giới cần phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy khi hoán cải hay đóng mới; bản sao chứng thực biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác;
    • Bản thống kê toàn bộ những phương tiện phòng cháy, chữa cháy và các phương tiện cứu người đã trang bị (theo mẫu);
    • Các phương án chữa cháy;
    • Quyết định về việc thành lập đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở;
    • Danh sách cá nhân đã qua đợt huấn luyện về việc phòng cháy, chữa cháy.

Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Trường hợp ủy quyền cho một cá nhân, đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo.

Bên cạnh những thủ tục chính nêu trên, nhà đầu tư nước ngoài vẫn phải thực hiện một số thủ tục cơ bản sau khi thành lập nhà máy tương tự như thành lập doanh nghiệp như đóng thuế, xin cấp con dấu, treo biển, in hóa đơn…

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Đăng ký thành lập nhà máy sản xuất

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn 
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Đăng ký thành lập trung tâm ngoại ngữ

Trung tâm ngoại ngữ - htlaw

I. Điều kiện thành lập mở trung tâm ngoại ngữ

Căn cứ điều 48 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BGDĐT năm 2018

1. Điều kiện để trung tâm ngoại ngữ hoạt động 

1. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn theo quy định, đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm.

2. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, tài liệu dạy học, nguồn kinh phí phù hợp, bảo đảm chất lượng giáo dục theo kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô hoạt động của trung tâm.

2. Giám đốc trung tâm là người đáp ứng các tiêu chuẩn sau

Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ

    • Có nhân thân tốt;
    • Có năng lực quản lý;
    • Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương (đối với giám đốc trung tâm ngoại ngữ).
    • Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

II. Thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ

Căn cứ điều 47 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BGDĐT năm 2018. Để thành lập trung tâm ngoại ngữ, thẩm quyền thuộc về:

    • Giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng sư phạm quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ trong khuôn viên nhà trường;
    • Người đứng đầu tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế được pháp luật cho phép thành lập các trung tâm đào tạo trực thuộc có thẩm quyền quyết định đối với các trung tâm ngoại ngữ trực thuộc;
    • Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập các trung tâm ngoại ngữ; cho phép thành lập các trung tâm ngoại ngữ thuộc đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm nằm ngoài khuôn viên của trường và các trung tâm ngoại ngữ của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế được pháp luật cho phép thành lập các trung tâm đào tạo trực thuộc

III. Thủ tục, các bước cần thiết thành lập trung tâm ngoại ngữ

Khoản 20 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP và Khoản 3, Điều 47 Nghị định 46/2017/NĐ-CP nêu rõ quy trình thành lập trung tâm ngoại ngữ gồm các bước như sau:

    • Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đúng chuẩn tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền
    • Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra theo quy định
    • Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền quyết định thành lập, cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ ra quyết định thành lập, cho phép thành lập nếu đủ điều kiện; nếu chưa quyết định thành lập thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do.
Trung tâm ngoại ngữ - htlaw

IV. Hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ

Để thành lập trung tâm ngoại ngữ cần những giấy tờ chính như sau:

    • Tờ trình đề nghị thành lập trung tâm ngoại ngữ;
    • Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ gồm các nội dung: Tên trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm; mục tiêu, nhiệm vụ của trung tâm; chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo; cơ sở vật chất của trung tâm; cơ cấu tổ chức của trung tâm, sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm;
    • Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ.

Tuy nhiên trên thực tế, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập trung tâm ngoại ngữ cần chuẩn bị các loại giấy tờ chính sau:

1. Đối với tổ chức là doanh nghiệp thành lập trung tâm ngoại ngữ

    • Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp (có ngành nghề về dạy ngoại ngữ);
    • Hợp đồng thuê, mượn trụ sở nơi đặt trụ sở của trung tâm có công chứng (thời hạn thuê ít nhất 01 năm tính tới thời điểm nộp hồ sơ); Diện tích đảm bảo 1,5m2 /1 học viên). Diện tích 1 phòng học 30m2;
    • Giấy cam kết phòng cháy chữa cháy 
    • Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử hữu nhà, đất nơi đặt trụ sở trung tâm;
    • Danh sách giáo viên giảng dạy; 
    • Danh sách nhân viên trung tâm;
    • Ký hợp đồng lao động với Giám đốc Trung tâm, giáo viên và các nhân viên khác;
    • Văn bản xác nhận của chính quyền địa phương đồng ý cho mở trung tâm 

2. Đối với giám đốc trung tâm ngoại ngữ

    • Văn bản xác nhận thời gian công tác trong lĩnh vực giáo dục của cơ sở giáo dục ít nhất từ 03 năm trở lên ở vị trí tư vấn giáo dục hoặc giảng dạy;
    • Sơ yếu lý lịch có dán ảnh 3×4, có xác nhận của UBND phường nơi cư trú (Chú ý thời gian công tác trong sơ yếu lý lịch phải khớp với văn bản xác nhận thời gian công tác);
    • Bản sao chứng thực Bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngoại ngữ hoặc Bằng B1 hoặc các chứng chỉ khác
    • Giấy khám sức khỏe trong thời hạn 6 tháng gần nhất;
    • Bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân;

3. Đối với giáo viên, nhân viên của trung tâm ngoại ngữ

    • Đối với giáo viên ngoại ngữ, cần tối thiểu là 04 giáo viên (25 học viên/1 giáo viên/1 ca học):
    • Bản sao chứng thực bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học chuyên ngành sư phạm ngoại ngữ (nếu không có chuyên ngành sư phạm thì phải có thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm);
    • Bản sao chứng thực CMND;
    • Nơi công tác hiện tại;
    • Hồ sơ lao động (Sơ yếu lý lịch, Giấy khám sức khỏe, Đơn xin việc)

4. Đối với nhân viên khác trong trung tâm ngoại ngữ

    • Kế toán: Bản sao chứng thực Bằng tốt nghiệp chuyên ngành phù hợp và bản sao chứng thực CMND
    • Nhân viên tư vấn: Bản sao chứng thực bằng đại học tốt nghiệp các chuyên ngành kinh tế, thương mại, ngoại ngữ…; Bản sao chứng thực  CMND;
    • Thủ quỹ: Bản sao chứng thực Bằng tốt nghiệp chuyên ngành phù hợp; Bản sao chứng thực CMND
    • Bảo vệ: Bản sao chứng thực CMND; Hồ sơ lao động (Sơ yếu lý lịch, Giấy khám sức khỏe, Đơn xin việc)

Lưu ý: Tất cả các giấy tờ chứng thực phải có thời hạn trong vòng 6 tháng tính tới thời điểm nộp hồ sơ.

5. Một số thông tin khác cần chuẩn bị:

    • Liệt kê đầy đủ giáo trình, tài liệu, thiết bị phục vụ giảng dạy, chỉ rõ sử dụng giáo trình nào;
    • Lập bảng kê Cơ sở vật chất: như bàn, ghế, bảng, máy tính, máy chiểu để giảng dạy, Các trang thiết bị PCCC ở mỗi tầng…. (kèm theo thông tin về giá trị thành tiền của cơ sở vật chất để tính chi phí);
    • Dự kiến trả lương cho giáo viên ( cụ thể theo giờ/tháng/buổi);
    • Dự kiến thu các loại học phí của học viên;
    • Nội dung chi tiết Chương trình giảng dạy: kế hoạch giảng dạy, kiểm tra, thi cuối khóa;
    • Tên trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, quy mô đào tạo, tổ chức cơ cấu, diện tích các phòng. Tên trung tâm gồm “trung tâm ngoại ngữ” và “tên riêng”. Tên riêng của trung tâm không được trùng với tên riêng của trung tâm đã thành lập trước đó, không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Đăng ký thành lập trung tâm ngoại ngữ

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn 
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Đăng ký kinh doanh khách sạn

Đăng ký kinh doanh khách sạn - htlaw

1. Thủ tục kinh doanh dịch vụ khách sạn

Bước 1: Xin giấy phép kinh doanh khách sạn và các loại giấy phép khác theo quy định pháp luật. 

    • Xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nộp Sở KH&ĐT)
    • Xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự
    • Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (đối với trường hợp có bán cho khách bên ngoài khách sạn)
    • Đảm bảo yêu cầu về phòng cháy chữa cháy

Bước 2: Sau khi có đủ các điều kiện cấp giấy phép kinh doanh khách sạn doanh nghiệp cần đăng ký xếp hạng sao với cơ quan quản lý du lịch

2. Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh dịch vụ khách sạn

Hồ sơ bao gồm:

    • Bản sao chứng thực CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của CSH (đối với công ty TNHH 1 thành viên), thành viên công ty (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên), cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần) trong trường hợp cá nhân thành lập công ty
    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ pháp lý tương đương khác (đối với trường hợp CSH, thành viên công ty, cổ đông là tổ chức)
    • Bản sao chứng thực CMND/CCCD hoặc hộ chiếu người đại diện theo pháp luật
    • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
    • Điều lệ của khách sạn
    • Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên), danh sách cổ đông (đối 

Cơ quan cấp: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố.

Thời gian thực hiện: 3 – 5 ngày làm việc kể từ khi nộp đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Hồ sơ xin cấp giấy phép an ninh trật tự cho khách sạn

Hồ sơ bao gồm:

    • Văn bản đề nghị cấp Giấy phép an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh 
    • Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh
    • Bản khai lý lịch kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh

Cơ quan cấp: Công an quản lý hành chính và trật tự an toàn xã hội tỉnh, thành phố.

Thời gian thực hiện: Không quá 05 ngày làm việc đối với trường hợp quy định. Không quá 04 ngày làm việc đối với trường hợp cấp đổi, cấp lại quy định.

Đăng ký kinh doanh khách sạn - htlaw

4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với khách sạn có bán cho khách bên ngoài khách sạn)

Hồ sơ bao gồm:

    • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
    • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
    • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất:
    • Bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh;
    • Bản mô tả quy trình chế biến thực phẩm, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn đồ uống;
    • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
    • Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
    • Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh.

Cơ quan cấp: Ban quản lý an toàn thực phẩm cấp giấy chứng nhận (thuộc sở Y tế)

Thời gian thực hiện: 30 – 40 ngày có giấy chứng nhận vệ sinh ATTP

Thời hạn của giấy chứng nhận là 03 năm

5. Hồ sơ đăng ký xếp hạng sao cơ sơ lưu trú du lịch của khách sạn

Một bộ hồ sơ đăng ký xếp hạng sao bao gồm:

    • Đơn đề nghị xếp hạng cơ sở lưu trú
    • Sơ đồ phòng khách sạn
    • Danh sách các nhân viên làm việc ở khách sạn
    • Bằng cấp về chuyên ngành hoặc lớp nghiệp vụ của các nhân viên
    • Bảng điểm đánh giá tiêu chuẩn xếp hạng sao khách sạn
    • Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp (có sao y)
    • Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự (có sao y)
    • Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm (có sao y)
    • Biên lai nộp lệ phí thẩm định khách sạn theo quy định của pháp luật hiện hành

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xếp hạng sao khách sạn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Thời gian bắt đầu nộp hồ sơ: Sau 2 tháng kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cùng đầy đủ những loại giấy tờ nêu trên.

Thời gian thực hiện: 30 – 45 ngày có giấy chứng nhận.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Đăng ký kinh doanh khách sạn

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn 
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Thành lập doanh nghiệp vốn nước ngoài

Thành lập doanh nghiệp vốn nước ngoài - htlaw

Trước khi thành lập doanh nghiệp vốn nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. 

Dưới đây là thủ tục thành lập  doanh nghiệp vốn nước ngoài, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu từ theo các bước như sau

Thành lập doanh nghiệp vốn nước ngoài - htlaw
Thành lập doanh nghiệp vốn nước ngoài

1. Chuẩn bị hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

    1. Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư.

    2. Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý:
      • Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
      • Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước hoặc hộ chiếu.

    3. Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.

    4. Văn bảng chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư:
      • Đối với nhà đầu tư là tổ chức: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư. Hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ. Hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính. Hoặc bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư. Hoặc tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
      • Đối với nhà đầu tư là cá nhân: xác nhận số dư tài khoản, sổ tiết kiệm;

    5. Hợp đồng thuê trụ sở, Giấy tờ chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản của bên cho thuê hoặc các giấy tờ tương đương).

    6. Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

    7. Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

2. Nộp hồ sơ Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư nhà đầu tư thực hiện như sau:

Kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài

    • Trước khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư.
    • Sau khi Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận hồ sơ, nhà đầu tư được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để theo dõi tình hình xử lý hồ sơ.
    • Cơ quan đăng ký đầu tư sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ đăng ký đầu tư, cập nhật tình hình xử lý hồ sơ và cấp mã số cho dự án đầu tư.

Nộp hồ sơ trực tiếp cấp giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư

Nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại cơ quan đăng ký đầu tư theo thẩm quyền như sau:

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính:

    • Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
    • Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tại những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.
    • Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
    • Dự án đầu tư thực hiện đồng thời ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính

    • Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
    • Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

3. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

4. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi công ty có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tương tự như thủ tục thành lập công ty vốn Việt Nam.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

    • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
    • Điều lệ công ty
    • Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân; chủ sở hữu (đối với công ty TNHH 1 thành viên), công đông sáng lập (đối với công ty cổ phần)
    • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu, thành viên công ty, cổ đông sáng lập là tổ chức. 
    • Quyết định bổ nhiệm người quản lý phần vốn góp của chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông là tổ chức và CCCD/CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người quản lý phần vốn góp.
    • Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên; Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (danh sách người đại diện theo ủy quyền nếu có cổ đông là tổ chức)
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư đã được cấp.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính

5. Các bước tiếp theo

    • Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp
    • Khắc dấu của công ty
    • Mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
    • Treo biển tại trụ sở.
    • Đăng ký chữ ký số để nộp thuế điện tử và báo cáo thuế qua mạng Internet
    • Mua chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử
    • Đề nghị phát hành hóa đơn điện tử.
    • Thực hiện báo cáo tình hình thực hiện dự án theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
    • Kê khai nộp thuế theo quy định.

Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp công ty Việt Nam. Xem chi tiết tại đây. 

Đối với nhà đầu tư là tổ chức, bạn có thể thành lập văn phòng đại diện để tìm hiểu thị trường trước khi thành lập công ty. Thành lập văn phòng đại diện sẽ tiết kiệm hơn về mặt chi phí và nhanh chóng hơn về mặt thời gian. Xem chi tiết tại đây. 

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Đăng ký thành lập công ty vốn nước ngoài trọn gói

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Thành lập doanh nghiệp trọn gói

htlaw - Thành lập doanh nghiệp trọn gói

1. Các gói dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại HTLaw

Gói dịch vụ
Cơ bảnNâng caoĐặc biệt
Tư vấn sơ bộ
x
Giấy phép kinh doanh, mã số thuế
xxx
Đăng bố cáo thành lập công ty
xxx
Con dấu + Công bố mẫu dấu
xxx
Tư vấn chuyên sâu
xx
Khai thuế token 1 năm
xx
Hóa đơn điện tử 50 số
x
Mở tài khoản công ty tại ngân hàng
x
Hỗ trợ về thuế và kế toán
x
Dịch vụ hậu tư vấn
x
Thời gian làm việc
9 ngày
9 ngày
9 ngày
Chi phí chưa VAT (VND)
4,900,000
6,900,000
9,500,000
Chi phí chưa VAT (USD)
215300410

2. Tư vấn trước khi thành lập doanh nghiệp

    • Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp
    • Lựa chọn tên doanh nghiệp
    • Lựa chọn ngành nghề kinh doanh
    • Tư vấn về số vốn điều lệ
    • Tư vấn về thành viên/ cổ đông sáng lập 
htlaw - Thành lập doanh nghiệp trọn gói

3. Tư vấn sau khi thành lập doanh nghiệp

Ngoài thành lập công ty trọn gói thì HTLaw sẽ tiến hành tư vấn sau thành lập doanh nghiệp cần làm những thủ tục gì. Trong quá trình hoạt động khách hàng cần sử dụng các dịch vụ tư vấn khác HTLaw vẫn luôn đồng hành và hỗ trợ. 

4. Các thông tin khách hàng cần cung cấp

    • Tên công ty
    • Địa chỉ công ty
    • Số điện thoại, Email công ty
    • Các ngành nghề dự định kinh doanh
    • Vốn điều lệ
    • CMND/CCCD hoặc passport của chủ sở hữu/thành viên công ty/cổ đông sáng lập/ người đại diện theo pháp luật 
    • Địa chỉ thường trú, liên lạc của chủ sở hữu/thành viên công ty/cổ đông sáng lập/ người đại diện theo pháp luật

5. Các tài liệu khách hàng cần cung cấp  

    •  CMND/CCCD hoặc hộ chiếu sao y của chủ sở hữu/thành viên công ty/cổ đông sáng lập
    • CMND/CCCD sao y của người đại diện theo pháp luật

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Đăng ký thành lập doanh nghiệp 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn 
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn
Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn

1. Hình thức và điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức

1.1. Các hình thức góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam của Nhà đầu tư nước ngoài

Theo Điều 25 Luật đầu tư 2020, Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức:

    • Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần. Nhà đầu tư nước ngoài trở thành cổ đông công ty cổ phần.
    • Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Nhà đầu tư nước ngoài trở thành thành viên công ty TNHH, thành viên công ty hợp danh.
    • Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác.

1.2. Các hình thức mua cổ phẩn, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức:

    • Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
    • Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
    • Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
    • Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác ngoài các trường hợp trên.

1.3 Điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài

Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo các hình thức quy định nêu trên phải đáp ứng các điều kiện về:

Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán; Trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác. (khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư 2020)

Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

2.1. Nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây:

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;

Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế thuộc một trong các trường hợp dưới đây nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế:

i. Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh; hoặc

ii. Có tổ chức kinh tế tại điểm i nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trở lên; hoặc

iii. Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm i, ii nắm giữ trên 50 % vốn điều lệ trở lên.

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

** Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;

Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

** Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

Bước 1:  Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính để đăng ký góp vốn;

Bước 2: Sau khi được chấp thuận việc đăng ký góp vốn, mua cổ phần, vốn góp, nhà đầu tư thực hiện việc góp vốn, nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp và thực hiện thủ tục theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

2.2. Nhà đầu tư không thuộc trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

Nhà đầu tư không thuộc trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nêu trên thì thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo quy định.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu về luật, điền form, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Hỗ trợ góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Tư vấn pháp lý thường xuyên

1. Dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên là gì?

Dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên dành cho đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có phòng pháp lý. Khi sử dụng dịch vụ này, doanh nghiệp có thể giải đáp và giải quyết các vấn đề pháp lý nhanh chóng và tiết kiệm. 

HTLaw có thể tùy chỉnh linh hoạt gói dịch vụ phù hợp với từng khách hàng có nhu cầu khác nhau, đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu của doanh nghiệp trong mức chi phí hợp lý nhất. 

Tư vấn pháp lý thường xuyên

2. Các dịch vụ trong gói tư vấn pháp lý thường xuyên

    • Trả lời các câu hỏi pháp lý liên quan đến doanh nghiệp, đầu tư, lao động, di trú và các lĩnh vực khác.
    • Xây dựng, rà soát các văn bản pháp lý (hợp đồng, thỏa thuận, cam kết, v.v.)  
    • Cung cấp cácvăn bản và quy định pháp lý mới cho hoạt động của doanh nghiệp
    • Tư vấn giải quyết tranh chấp, tham gia tranh tụng
    • Tư vấn pháp lý dự án, hoạt động mua bán và sáp nhập, mua bán chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần
    • Tư vấn, đăng ký tài sản trí tuệ

3. Tại sao nên sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên

  1. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp khó có thể tránh khỏi những rủi ro pháp lý có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh, từ quản lý nội bộ doanh nghiệp, phát triển kinh doanh… đều tiềm ẩn nguy cơ phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp, thiệt hại phát sinh từ những rủi ro pháp lý không thể lường trước được, trong số đó có thể kể đến những rủi ro sau đây:

    • Doanh nghiệp không có quy trình, quy chế làm việc rõ ràng dẫn đến tranh chấp giữa các thành viên góp vốn, cổ đông
    • Doanh nghiệp bị kiện do sa thải nhân viên không tuân thủ đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định (về hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, chế độ phúc lợi của người lao động, …)
    • Doanh nghiệp bị làm giả, làm nhái nhãn hiệu, sản phẩm do chưa đăng ký bảo hộ
    • Doanh nghiệp có thể gặp phải những điều khoản bất lợi trong hợp đồng kinh tế hoặc doanh nghiệp ký hợp đồng giá trị lớn nhưng không có hiệu lực do có điều khoản trái với quy định của pháp luật.
    • Doanh nghiệp bị phạt do không tuân thủ quy định về đăng ký kinh doanh 

Dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên sẽ phòng ngừa xảy ra những trường hợp trên và hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết nhanh chóng, khi những rủi ro trên xảy ra.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu về luật, hạn chế các rủi ro pháp lý trong kinh doanh, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Tư vấn pháp lý thường xuyên 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Thay đổi thông tin - htlaw

1. Các thay đổi cần phải đăng ký thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

    • Tên doanh nghiệp
    • Mã số doanh nghiệp
    • Địa chỉ trụ sở chính 
    • Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, thành viên hợp danh của công ty hợp danh
    • Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý cá nhân đối với thành viên là cá nhân, tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn
    • Thay đổi chủ sở hữu của công ty TNHH một thành viên
    • Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân

2. Các trường hợp thay đổi không làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp thay đổi một trong những nội dung sau đây:

    • Ngành, nghề kinh doanh
    • Cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết
    • Các nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải thực hiện thủ tục thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đối với các trường hợp nêu trên.

Thay đổi thông tin - htlaw

3. Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh

Tùy theo nội dung thay đổi mà hồ sơ cần chuẩn bị sẽ khác nhau. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết. 

4. Thực hiện thủ tục thay đổi nộp trực tiếp

Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

5. Thực hiện thủ tục thay đổi trực tuyến

Cách 1: Sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh

Bạn đăng ký tài khoản tại dangkykinhdoanh.gov.vn.

Lưu ý: Trường hợp ủy quyền nộp hồ sơ, văn bản ủy quyền phải có thông tin của người ủy quyền.

Cách 2: Sử dụng chữ ký số (token)

Bạn phải làm thủ tục mua chữ ký số điện tử.

Với cả 2 cách trên, sau khi hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận được giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử. Bạn mang giấy biên nhận đến trực tiếp cơ quan đăng ký kinh doanh nhận kết quả.

Nếu hồ sơ không hợp lệ, Sở KH&ĐT sẽ gửi chi tiết những nội dung cần sửa đổi, bổ sung. Bạn tiến hành điều chỉnh hồ sơ và nộp lại. 

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu về luật, điền form, nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Thay đổi thông tin trên Giấy phép kinh doanh 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Tư vấn và Soạn thảo hợp đồng

Với nhiều kinh nghiệm thực tế về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đội ngũ HTLaw hỗ trợ khách hàng trong tư vấn và soạn thảo hợp đồng. Đặc biệt, HTLaw có hỗ trợ soạn thảo hợp đồng song ngữ, tuân thủ theo luật pháp Việt Nam và Quốc tế.  

Tư vấn và soạn thảo hợp đồng

1. Dịch vụ tư vấn hợp đồng

    • Tư vấn các quy định của pháp luật và việc áp dụng trong thực tiễn liên quan đến các điều khoản trong các loại hợp đồng của doanh nghiệp;
    • Tham gia đàm phán hợp đồng cùng các bên,
    • Tư vấn và tham gia các giai đoạn thương thảo để thực hiện ký kết hợp đồng cùng doanh nghiệp;
    • Nghiên cứu tài liệu liên quan, tìm hiểu thông tin liên quan về các bên của hợp đồng trong các trường hợp cụ thể theo yêu cầu của doanh nghiệp từ đó đưa ra giải pháp tư vấn tối ưu cho việc soạn thảo và ký kết hợp đồng, đảm bảo lợi ích tối đa cho doanh nghiệp và cân bằng được lợi ích của các bên trong hợp đồng;
    • Thẩm định các nội dung trong bản dự thảo hợp đồng của doanh nghiệp với các đối tác theo các yêu cầu của doanh nghiệp và theo qui định của pháp luật;
    • Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan khác trên cơ sở các qui định của pháp luật về hợp đồng theo yêu cầu của doanh nghiệp;
    • Tư vấn, giải quyết tranh chấp hợp đồng;
    • Tư vấn, giải thích nội dung liên quan đến hợp đồng cho doanh nghiệp;
    • Tư vấn toàn diện các vấn đề liên quan đến hợp đồng của doanh nghiệp. 

2. Dịch vụ soạn thảo hợp đồng

Soạn thảo hợp đồng trên cơ sở các yêu cầu của doanh nghiệp và theo qui định của pháp luật, đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng và cân bằng lợi ích của các bên trong hợp đồng.

Một số thông tin khách hàng cần cung cấp khi sử dụng dịch vụ tư vấn hợp đồng

    • Thông tin các bên chủ thể của Hợp đồng (nếu là cá nhân: cung cấp chứng minh thư nhân dân, nếu là tổ chức: cung cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các bên);
    • Loại hợp đồng:
    • Nội dung cơ bản của Hợp đồng hai bên hướng tới;
    • Giá trị hợp đồng và phương thức, thời hạn thanh toán thanh toán;
    • Thời hạn của Hợp đồng;
    • Quyền và trách nhiệm cơ bản của các bên (nếu hai bên đã có thỏa thuận cơ bản);
    • Cơ quan giải quyết tranh chấp được chỉ định (nếu có).

Trường hợp khách hàng chưa có các thông tin cụ thể nêu trên, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng những thông tin chưa cụ thể để khách hàng có cái nhìn toàn diện về hợp đồng sẽ được soạn thảo trong tương lai.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu về luật, soạn thảo hợp đồng, cũng như được đảm bảo lợi ích các bên và dự kiến rủi ro, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Tư vấn và Soạn thảo hợp đồng 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Quy trình thành lập chi nhánh của doanh nghiệp tại Việt Nam

htlaw - CHI NHÁNH CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
htlaw - CHI NHÁNH CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. (Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020).

Trong bài viết này, các chuyên gia tư vấn pháp lý của HT INVESTMENT & IMMIGRATION CO., LTD sẽ tập trung vào việc phân tích và hướng dẫn thực hiện các bước cần thiết để xin Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh để hoạt động trên thực tế phù hợp với các quy định pháp luật.

1. Cơ sở pháp lý cho việc thành lập Chi nhánh

    • Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 44, 45. Văn phòng đại diện, Chi nhánh và Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

2. Các giấy tờ, tài liệu cần chuẩn bị để xin giấy phép thành lập Chi nhánh

    • Thông báo thành lập Chi nhánh
    • Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập chi nhánh
    • Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của người đứng đầu Chi nhánh
    • Bản sao Giấy phép thành lập doanh nghiệp; Giấy phép đăng ký đầu tư (nếu có)

3. Quy trình nộp hồ sơ xin Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh

    • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi thành lập Chi nhánh
    • Số lượng hồ sơ: 01 bộ
    • Thời gian: 03 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ

Trình tự nộp hồ sơ

Đăng ký khai online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và lấy Biên nhận tiếp nhận hồ sơ

    • Nộp hồ sơ giấy đã chuẩn bị đến nơi tiếp nhận hồ sơ kèm theo kết quả Tiếp nhận hồ sơ online trước đó

Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh cho doanh nghiệp

4. Con dấu của Chi nhánh

    • Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của chi nhánh.

    • Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do chi nhánh có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luậ

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Thành lập chi nhánh

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Quy trình thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp tại Việt Nam

htlaw - VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
htlaw - VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.(Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020).

Như vậy, chức năng của Văn phòng đại diện chính yếu là thực hiện nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho Doanh nghiệp. Tùy vào mục đích của Doanh nghiệp khi mở rộng hoạt động kinh doanh mà quyết định thành lập Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh hoặc Địa điểm kinh doanh cho phù hợp.

Trong bài viết này, các chuyên gia tư vấn pháp lý của HT INVESTMENT & IMMIGRATION CO., LTD sẽ tập trung vào việc phân tích và hướng dẫn thực hiện các bước cần thiết để xin giấy phép thành lập Văn phòng đại diện để có thể hoạt động trên thực tế phù hợp với các quy định pháp luật.

1. Cơ sở pháp lý cho việc thành lập Văn phòng đại diện

Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 44, 45, Văn phòng đại diện

2. Các giấy tờ, tài liệu cần chuẩn bị để xin giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

1/ Thông báo về thành lập văn phòng đại diện

2/ Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập văn phòng đại diện

3/ Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp; bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu văn phòng đại diện

4/ Bản sao Giấy phép thành lập doanh nghiệp; Giấy phép đăng ký đầu tư (nếu có)

3. Quy trình nộp hồ sơ xin giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

    • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi thành lập Văn phòng đại diện
    • Số lượng hồ sơ: 01 bộ
    • Thời gian: 03 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ

      Trình tự nộp hồ sơ


      1. Đăng ký khai online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và lấy Biên nhận tiếp nhận hồ sơ
      2. Nộp hồ sơ giấy đã chuẩn bị đến nơi tiếp nhận hồ sơ kèm theo kết quả Tiếp nhận hồ sơ online trước đó

      Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện cho doanh nghiệp

4. Con dấu của Văn phòng đại diện

Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của văn phòng đại diện.

Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do văn phòng đại diện của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Thành lập Văn phòng đại diện

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Thành lập công ty kinh doanh phòng tập thể thao

Thành lập phòng tập gym - htlaw

Với việc quan tâm đến sức khỏe và vóc dáng ngày càng cao hiện nay, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước muốn đầu tư kinh doanh phòng tập gym tại Việt Nam.

Quy trình để mở một công ty kinh doanh phòng tập gym như sau: 

1. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

(Chỉ áp dụng với nhà đầu tư nước ngoài)

Ngành nghề kinh doanh phòng tập gym chưa được cam kết tại biểu cam kết dịch vụ WTO của Việt Nam. Vì vậy, nhà đầu tư khi tiến hành dự án tại Việt Nam phải gửi một bộ hồ sơ đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch để xin ý kiến và chấp thuận về hoạt động kinh doanh phòng tập gym có vốn đầu tư nước ngoài.

Trường hợp được sự chấp thuận của Bộ, nhà đầu tư nước ngoài tiến hành thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: 10 – 15 ngày làm việc

2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Thời gian: 03 – 05 ngày làm việc

phòng tập gym - htlaw

3. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao

Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao:

Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao

3.1. Yêu cầu về nhân viên chuyên môn:

Nhân viên chuyên môn của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao bao gồm:

1. Người hướng dẫn tập luyện thể thao phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

        • Là huấn luyện viên hoặc vận động viên có đẳng cấp từ cấp 2 trở lên hoặc tương đương phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh;
        • Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh;
        • Được tập huấn chuyên môn thể thao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Nhân viên cứu hộ.

3. Nhân viên y tế.

3.2. Yêu cầu về cơ sở vật chất:

1. Địa điểm tập luyện: 

      • Phòng tập luyện diện tích ít nhất 60 m2, Khoảng cách từ sàn đến trần ít nhất 2,8 m, không gian tập luyện phải bảo đảm thông thoáng.
      • Khoảng cách giữa các trang thiết bị tập luyện bảo đảm từ 10cm đến 30cm;
      • Ánh sáng từ 150 lux trở lên;
      • Hệ thống âm thanh trong tình trạng hoạt động tốt;
      • Có khu vực vệ sinh, thay đồ, nơi để đồ dùng cá nhân cho người tập; có túi sơ cứu theo quy định của Bộ Y tế;

Nội quy bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Giờ tập luyện, đối tượng tham gia tập luyện, các đối tượng không được tham gia tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện. 
      
2. Trang thiết bị tập luyện phải bảo đảm theo quy định tại Thông tư 10/2018 của Bộ văn hóa thể thao và du lịch.

Trên đây là ý kiến tư vấn của HT về việc thành lập công ty kinh doanh phòng tập gym.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Đăng ký kinh doanh phòng tập gym

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn 
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Xuất nhập khẩu xăng dầu tại Việt Nam

HTLaw - Xuất nhập khẩu xăng dầu tại Việt Nam

Xăng dầu là đối tượng kinh doanh đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị quốc gia. Vì vậy, xuất nhập khẩu xăng dầu được pháp luật Việt Nam quy định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và giới hạn chủ thể đầu tư. Dưới đây, HTLaw sẽ tổng hợp một số quy định về ngành xuất nhập khẩu xăng dầu tại Việt Nam.

HTLaw - Xuất nhập khẩu xăng dầu tại Việt Nam
HTLaw - Xuất nhập khẩu xăng dầu tại Việt Nam

A. Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài:

Biểu cam kết WTO:

Nhà đầu tư nước ngoài không được thực hiện quyền phân phối đối với dầu thô và dầu đã qua chế biến.

Pháp luật Việt Nam:

Thông tư 34/2013/TT-BCT ngày 24/12/2013

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện quyền xuất khẩu đối với dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bitum, ở dạng thô; dầu mỏ thô; khí ngưng và các loại khác. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là Nhà thầu dầu khí theo quy định của Luật dầu khí được quyền xuất khẩu phần dầu khí thuộc sở hữu của mình.

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện quyền nhập khẩu đối với dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bitum, trừ dầu thô; các chế phẩm chưa được chi tiết hoặc được ghi ở nơi khác, có chứa hàm lượng từ 70% trở lên là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ khoáng bitum, những loại dầu này thành phần cơ bản của các chế phẩm đó; dầu thải.

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện quyền phân phối đối với dầu thô và dầu đã qua chế biến bao gồm: dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bitum, ở dạng thô; dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bitum.

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được sản xuất xăng dầu với điều kiện phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.

Ngoài đáp ứng các quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện khi thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu như với nhà đầu tư Việt Nam.

B. Đối với nhà đầu tư Việt Nam

I. Điều kiện để xuất nhập khẩu xăng dầu:

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật

2. Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam, bảo đảm tiếp nhận được tàu chở xăng dầu hoặc phương tiện vận tải xăng dầu khác có trọng tải tối thiểu bảy nghìn tấn (7.000 tấn), thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng từ năm (05) năm trở lên.

3. Có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu mười lăm nghìn mét khối (15.000 m3) để trực tiếp nhận xăng dầu từ tàu chở xăng dầu và phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng khác, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

4. Có phương tiện vận tải xăng dầu nội địa thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

5. Có hệ thống phân phối xăng dầu: Tối thiểu mười (10) cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu của doanh nghiệp, tối thiểu bốn mươi (40) tổng đại lý hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.

6. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu nhiên liệu bay không bắt buộc phải có hệ thống phân phối quy định tại Khoản 5 Điều này nhưng phải có phương tiện tra nạp nhiên liệu bay thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu của thương nhân.

II. Thẩm quyền, hồ sơ, trình tự cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu (trước đây gọi là giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu)

1. Thẩm quyền cấp mới, cấp bổ sung, sửa đổi và cấp lại

  Bộ Công Thương

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu

Đối với trường hợp cấp mới, hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu theo Mẫu số 1 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

c) Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Khoản 2, 3 và 4 Điều 7 Nghị định này, kèm theo các tài liệu chứng minh;

d) Danh sách cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu, danh sách tổng đại lý, đại lý thuộc hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân theo quy định về điều kiện nêu trên, kèm theo các tài liệu chứng minh.

3. Trình tự cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu

a) Thương nhân gửi một (01) bộ hồ sơ về Bộ Công Thương.

b) Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.

c) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu theo Mẫu số 2 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

III. Thời hạn

Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có thời hạn hiệu lực là năm (05) năm kể từ ngày cấp mới.

IV. Lệ phí

Theo quy định của Bộ Tài chính.

V. Thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu

Thẩm quyền thu hồi : Bộ Công Thương

Các trường hợp:

– Thương nhân không tiếp tục hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu trong thời gian một (01) quý trở lên;

– Thương nhân bị phá sản theo quy định của pháp luật;

– Thương nhân không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;

– Thương nhân không dự trữ xăng dầu theo đúng quy định tại Điều 31 Nghị định này;

– Thương nhân vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm quy định về bảo đảm chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị trường tại Nghị định này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

VI. Hạn mức

(Điều 12 TT 38/2014/TT-BCT)

1. Hồ sơ đăng ký là một (01) bộ, gồm có:

a) Công văn đề nghị trong đó nêu rõ số lượng, chủng loại xăng dầu đăng ký được giao hạn mức nhập khẩu tối thiểu.

b) Báo cáo tình hình nhập khẩu xăng dầu của đơn vị trong năm.

2. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu gửi một (01) bộ hồ sơ đăng ký hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầu của năm kế tiếp về Bộ Công Thương trước ngày 15 tháng 11 của năm hiện tại.

3. Trong vòng ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký của các thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, Bộ Công Thương phân giao hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầu cho doanh nghiệp, theo từng chủng loại xăng dầu.

4. Trường hợp không phân giao hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầu cho thương nhân, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Trường hợp có nhu cầu điều chỉnh hạn mức nhập khẩu xăng dầu tối thiểu, thương nhân gửi công văn đề nghị điều chỉnh đến Bộ Công Thương trước ngày 30 tháng 9 hàng năm.

VII. Lưu ý

– Chỉ được thuê kho, phương tiện vận tải xăng dầu nội địa của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu. Không được thuê kho, phương tiện vận tải xăng dầu nội địa của thương nhân đầu mối khác.

– Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh.

– Chỉ được chuyển tải, sang mạn xăng dầu tại các vị trí do Bộ Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định; chuyển tải, sang mạn xăng dầu từ tàu lớn hoặc phương tiện vận tải khác mà cảng Việt Nam không có khả năng tiếp nhận trực tiếp do cơ quan cảng vụ quy định.

– Liên đới chịu trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm của tổng đại lý, đại lý, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình trong hoạt động kinh doanh xăng dầu theo quy định của pháp luật.

– Áp dụng thống nhất giá bán lẻ xăng dầu trong toàn hệ thống phân phối của mình, trừ trường hợp bán xăng dầu cho thương nhân phân phối xăng dầu

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu về luật, điền form, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Đăng ký kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Thủ tục thành lập viện nghiên cứu khoa học tư nhân

viện nghiên cứu khoa học - htlaw

Theo Điều 9 Luật khoa học và công nghệ và khoản 2 Điều 3 Nghị định 08/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khoa học và Công nghệ, Viện nghiên cứu tư nhân trong lĩnh vực giáo dục được hiểu là tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập. 

I. ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 08/2014 NĐ-CP:

1. Có Điều lệ tổ chức và hoạt động với các nội dung cơ bản sau:

    • Có tên gọi bao gồm tên đầy đủ, tên giao dịch quốc tế và tên viết tắt (nếu có), được viết bằng các chữ cái trong Bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được. Tên đầy đủ bao gồm hình thức của tổ chức khoa học và công nghệ, tên riêng của tổ chức khoa học và công nghệ.
    • Tên gọi của tổ chức phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động chính, không được trùng lặp với tổ chức khoa học và công nghệ khác, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo đảm không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân đang được bảo hộ tại Việt Nam.
    • Có mục tiêu, phương hướng hoạt động rõ ràng và không không được vi phạm các quy định tại Điều 8 của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
    • Có trụ sở chính có địa chỉ được xác định rõ theo địa danh hành chính, có số điện thoại, số fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có)
    • Có người đại diện.
    • Có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức khoa học và công nghệ phù hợp mục tiêu, phương hướng hoạt động.
    • Lĩnh vực hoạt động: liên quan đến một trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thực nghiệm, sản xuất thử, chế tạo sản phẩm, kinh doanh kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ;

Trường hợp tổ chức khoa học và công nghệ do cá nhân thành lập thì địa bàn hoạt động theo quy định tại khoản 4 Điều 20 của Luật khoa học và công nghệ;

    • Có cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh trong bộ máy lãnh đạo và các cơ quan khác của tổ chức khoa học và công nghệ.
    • Có vốn điều lệ của tổ chức, bao gồm tiền mặt và các tài sản khác quy ra tiền; nguyên tắc tăng giảm vốn hoạt động và các nguyên tắc về tài chính khác.
    • Điều kiện, trình tự, thủ tục sáp nhập, chia, tách, giải thể (nếu có).
    • Cam kết tuân thủ pháp luật.

2. Nguồn nhân lực khoa học và công nghệ 

Theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 08/2014:

a) Mỗi tổ chức khoa học và công nghệ phải có ít nhất 05 (năm) người có trình độ đại học trở lên làm việc chuyên trách, kiêm nhiệm, trong đó có ít nhất 30% có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực trọng tâm đăng ký hoạt động và ít nhất 40% làm việc toàn thời gian;

Trường hợp thành lập tổ chức khoa học và công nghệ phục vụ phát triển khoa học và công nghệ mới thì tổ chức khoa học và công nghệ phải có ít nhất một người có trình độ đại học liên quan đến ngành đăng ký hoạt động chuyên trách;

b) Người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ phải có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm quản lý, năng lực chuyên môn phù hợp.

Đối với tổ chức khoa học và công nghệ là cơ sở giáo dục đại học thì người đứng đầu phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về giáo dục đại học.”

3. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Được sở hữu hoặc sử dụng trụ sở, nhà xưởng, phòng thí nghiệm, máy móc, thiết bị, tài sản trí tuệ và cơ sở vật chất, kỹ thuật khác để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức khoa học và công nghệ;

viện nghiên cứu khoa học - htlaw

II. TRÌNH TỰ, HỒ SƠ THÀNH LẬP TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGOÀI CÔNG LẬP

Theo Điều 7, Nghị định 08/2014 NĐ-CP

1. Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài bao gồm:

a) Đơn đề nghị cho phép thành lập tổ chức khoa học và công nghệ theo mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định;

b) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của tổ chức nước ngoài;

c) Lý lịch tư pháp của người đứng đầu của tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài;

d) Dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động;

đ) Đề án thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, bao gồm phần thuyết minh về sự cần thiết thành lập; tính phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam; mục tiêu, nội dung, lĩnh vực, phạm vi hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam; quy mô đầu tư; dự kiến về nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; phân tích tài chính (nếu có);

e) Các tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định này;

g) Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức đặt trụ sở chính chấp thuận về địa điểm đặt trụ sở của tổ chức khoa học và công nghệ;

h) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương trong năm tài chính gần nhất của tổ chức, cá nhân nước ngoài;

Tài liệu trong hồ sơ quy định tại Khoản này bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt.

Tài liệu quy định tại các điểm b, c và h Khoản này phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

Trường hợp dự án thành lập tổ chức khoa học và công nghệ gắn với việc đầu tư xây dựng công trình, hồ sơ kèm theo bao gồm dự án đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu khả thi) theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.

2. Trình tự, thủ tục thành lập tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài bao gồm:

a) Hồ sơ được lập thành 02 (hai) bộ gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ bằng đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, Bộ Khoa học và Công nghệ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết để sửa đổi, bổ sung.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ gửi hồ sơ lấy ý kiến của các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan;

c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cho phép thành lập tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài, các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan có ý kiến bằng văn bản và chịu trách nhiệm về nội dung theo chức năng quản lý của mình;

d) Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định cho phép thành lập, phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài và sao gửi Quyết định cho phép thành lập tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức được chấp thuận đặt trụ sở chính;

đ) Trường hợp không được chấp thuận, Bộ Khoa học và Công nghệ gửi thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân trong đó nêu rõ lý do;

e) Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập, tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài tiến hành thành lập.

III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Điều 9 Nghị định 08/2014 NĐ-CP :

1. Hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ bao gồm:

a) Đơn đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ;

b) Quyết định thành lập tổ chức khoa học và công nghệ;

c) Lý lịch khoa học của người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ;

d) Điều lệ tổ chức và hoạt động đã được cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập phê duyệt;

đ) Tài liệu chứng minh có đủ nhân lực và cơ sở vật chất – kỹ thuật theo quy định của pháp luật để hoạt động khoa học và công nghệ, trừ trường hợp các tổ chức khoa học và công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 6 Nghị định này thẩm định trước khi thành lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 7 Nghị định này cho phép thành lập.

Tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung kê khai trong hồ sơ theo quy định tại Khoản này.

2. Trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm:

a) Hồ sơ đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ được lập thành 02 (hai) bộ và gửi Sở Khoa học và Công nghệ bằng đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp;

b) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì trong thời hạn chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Khoa học và Công nghệ phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để sửa đổi, bổ sung;

c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ không được chấp thuận, cơ quan có thẩm quyền đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ gửi thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân trong đó nêu rõ lý do.

3. Sở Khoa học và Công nghệ nơi tổ chức khoa học và công nghệ đặt trụ sở chính cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ cho tổ chức khoa học và công nghệ 

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Đăng ký thành lập viện nghiên cứu khoa học tư nhân

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn 
    • SĐT: +84 935 439 454. 

THÔNG BÁO VỀ VIỆC TẠM NGỪNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Tùy theo tình hình kinh doanh, nhiều doanh nghiệp lựa chọn tạm ngừng kinh doanh để ổn định lại nguồn vốn và nhân lực sau khủng hoảng. Dưới đây, HTLaw xin tổng hợp một số quy định về tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp.

Giải thể doanh nghiệp V

PHẦN 1. NGHĨA VỤ THUẾ

1. Lệ phí môn bài

Khoản 3 Điều 4, Thông tư 302/2016/TT-BTC,  Nghĩa vụ nộp lệ phí môn bài với doanh nghiệp xin tạm ngừng hoạt động:

Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình đang sản xuất, kinh doanh và có thông báo gửi cơ quan thuế về việc tạm ngừng kinh doanh cả năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng kinh doanh.

Trường hợp tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch thì vẫn phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm

2. Hồ sơ khai thuế

Theo Điều 14, Thông tư 151/2014/TT-BTC:

Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh.

Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.

Theo điểm b khoản 3 Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC, Hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

1) Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, lập tờ khai thuế giá trị gia tăng.

2) Báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động.

3) Một trong các phụ lục quy định tại b.3 Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC, tùy thuộc vào việc phát sinh của công ty.

Ví dụ:

Nếu tạm ngừng kinh doanh từ ngày 01/01/2021 đến 31/12/2021 thì được miễn báo cáo thuế cả năm 2021

Nếu tạm ngừng kinh doanh từ 02/02/2021  đến 31/12/2021 thì năm 2021 phải nộp: Báo cáo thuế quý 1 và báo cáo tài chính, tờ khai quyết toán thuế năm 2021.

* Lưu ý:

Đối với người nộp thuế thuộc đối tượng đăng ký cấp mã số thuế trực tiếp tại cơ quan thuế (bao gồm Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, luật sư, công chứng hoặc các lĩnh vực chuyên ngành khác không phải đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành và các tổ chức khác quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC)  thì trước khi tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải có thông báo bằng văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất 15 (mười lăm) ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:

– Tên, địa chỉ trụ sở, mã số thuế;

– Thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng;

– Lý do tạm ngừng kinh doanh;

– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, đại diện của nhóm cá nhân kinh doanh, của chủ hộ kinh doanh.

Hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải thực hiện kê khai thuế theo quy định. Trường hợp người nộp thuế ra kinh doanh trước thời hạn theo thông báo tạm ngừng kinh doanh thì phải có thông báo bằng văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp đồng thời thực hiện nộp hồ sơ khai thuế theo quy định.

PHẦN 2: THỦ TỤC VỚI CƠ QUAN ĐĂNG KÝ KINH DOANH

Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế đăng ký tạm ngừng kinh doanh, cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về nghĩa vụ thuế còn nợ với ngân sách nhà nước của người nộp thuế chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin từ cơ quan đăng ký kinh doanh. 

1. Trình tự thực hiện

Doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký chậm nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.

Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp sau khi tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh.

Lưu ý: Khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp đồng thời gửi Thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký.

2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

PHẦN 3: HÓA ĐƠN

Hóa đơn đối với đơn vị tạm ngừng kinh doanh: Vì công ty chỉ tạm ngừng kinh doanh nên không phải nộp lại hóa đơn chưa sử dụng.

PHẦN 4: NGHĨA VỤ KHÁC

Theo Khoản 3 Điều 206, Luật Doanh nghiệp 2020, Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Thông báo tạm ngừng kinh doanh

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

NHÀ ĐẦU TƯ CHUYỂN LỢI NHUẬN RA NƯỚC NGOÀI

Sau khi kinh doanh và phát sinh lợi nhuận tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải chuyển lợi nhuận ra nước ngoài nhằm đầu tư, chi trả các chi phí hoặc chuyển tiền về công ty mẹ ở nước ngoài. Do đó, pháp luật Việt Nam đã có một số quy định về vấn đề nêu trên như sau:

1.Lợi nhuận hằng năm:

Lợi nhuận được
chuyển ra nước ngoài hàng năm là lợi nhuận nhà đầu tư nước ngoài được chia hoặc
thu được của năm tài chính từ hoạt động đầu tư trực tiếp căn cứ trên báo cáo
tài chính đã được kiểm toán, tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của
doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư

cộng
với (+)

các khoản lợi
nhuận khác như khoản lợi nhuận chưa chuyển hết từ các năm trước chuyển sang;

trừ
đi (-)

các khoản nhà đầu
tư nước ngoài đã sử dụng hoặc cam kết sử dụng để tái đầu tư tại Việt Nam, các
khoản lợi nhuận nhà đầu tư nước ngoài đã sử dụng để trang trải các khoản chi của
nhà đầu tư nước ngoài cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cho nhu cầu cá
nhân của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Thời
điểm chuyển:

  • Khi kết thúc năm tài chính;
  • Sau khi doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước
    ngoài tham gia đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt
    Nam theo quy định của pháp luật;
  • Đã nộp báo cáo tài chính đã được kiểm
    toán và tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm tài chính cho cơ quan
    quản lý thuế trực tiếp.

2.Lợi nhuận khi kết thúc hoạt động tại Việt Nam:

Lợi
nhuận được chuyển ra nước ngoài khi kết thúc hoạt động đầu tư tại Việt Nam là tổng
số lợi nhuận nhà đầu tư nước ngoài thu được trong quá trình đầu tư trực tiếp tại
Việt Nam,

trừ đi (-)

các
khoản lợi nhuận đã được sử dụng để tái đầu tư, các khoản lợi nhuận đã chuyển ra
nước ngoài trong quá trình hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam và
các khoản đã sử dụng cho các chi tiêu khác của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam.

Thời điểm chuyển:

  • Khi kết thúc hoạt động đầu tư trực tiếp
    tại Việt Nam sau khi doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư đã
    hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp
    luật;
  • Đã nộp báo cáo tài chính đã được kiểm
    toán và tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan quản lý thuế
    trực tiếp đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của Luật Quản lý
    thuế.

Lưu ý:

Nhà đầu tư nước ngoài không được chuyển ra nước ngoài số lợi nhuận của năm phát sinh lợi nhuận trong trường hợp trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư của năm phát sinh lợi nhuận vẫn còn số lỗ luỹ kế sau khi đã chuyển lỗ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

3.Hình thức chuyển lợi nhuận

  • Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài bằng tiền
    sẽ thông qua tài khoản vốn đầu tư trực
    tiếp
    (thông tư 06/2019/NHNN)

Trường
hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bị đóng tài khoản vốn đầu
tư trực tiếp.

  • Do giải thể, chấm dứt hoạt động của
    doanh nghiệp.
  • Hoặc do thực hiện chuyển nhượng vốn đầu
    tư làm thay đổi pháp nhân ban đầu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
    ngoài.

Nhà
đầu tư nước ngoài sẽ không được sử dụng
tài khoản vốn đầu tư trực tiếp
. Thay vào đó, sẽ sử dụng tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ, tài khoản thanh toán bằng
đồng Việt Nam của mình mở tại ngân hàng được phép để chuyển nguồn thu hợp pháp
ra nước ngoài.

  • Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài bằng hiện
    vật: được vận chuyển ra nước ngoài là các loại hàng hóa không thuộc trường hợp cấm
    xuất khẩu.

Việc thực hiện quy đổi giá trị hiện vật theo quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu hàng hoá và quy định của pháp luật liên quan.

Please feel free to contact us by email: huonghue.ht@gmail.com or phone number +84 935 439 454 if you need any further clarification. We look forward to long-term co-operation with you.

ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% .Doanh thu làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20%  là doanh thu của năm trước liền kề. Tuy nhiên, theo Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp 2013, một số mức thuế suất được pháp luật áp dụng riêng theo đặc thù ngành nghề, được quy định cụ thể như sau:

I. THUẾ SUẤT 32% đến 50% 

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai 

thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.

II. THUẾ SUẤT 10% TRONG THỜI GIAN 15 NĂM

1. Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao; doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 15 năm.

Tuy nhiên,  một số lĩnh vực phải đáp ứng điều kiện dưới đây mới được ưu đãi thuế suất 10% trong 15 năm. Cụ thể:

* Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

  • Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao;
  • Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất sản phẩm các ngành: dệt – may; da – giầy; điện tử – tin học; sản xuất lắp ráp ô tô; cơ khí chế tạo mà các sản phẩm này tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2015 trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng phải đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh Châu Âu (EU) hoặc tương đương.
  • Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và dự án khai thác khoáng sản, có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 12000 tỷ đồng, sử dụng công nghệ phải được thẩm định theo quy định của Luật công nghệ cao, Luật khoa học và công nghệ, thực hiện giải ngân tổng vốn đầu tư đăng ký không quá 5 năm kể từ ngày được phép đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

III.  THUẾ SUẤT 10% 

1.Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xã hội hoá trong lĩnh vực giáo

dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường;

2. Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư – kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với các hình thức phát triển nhà ở xã hội tại Điều 53 của Luật nhà ở;

3. Thu nhập của cơ quan báo chí từ hoạt động báo in, kể cả quảng cáo trên báo in theo quy định của Luật báo chí; thu nhập của cơ quan xuất bản từ hoạt động xuất bản theo quy định của Luật xuất bản;

4. Thu nhập của doanh nghiệp từ: trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; nuôi trồng, chế biến nông, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; nuôi trồng lâm sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; sản xuất, khai thác và tinh chế muối, trừ sản xuất muối quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này; đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm;

5. Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư 

nghiệp, diêm nghiệp không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc 

địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, trừ thu nhập của hợp tác xã quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này.

Theo khoản 1 Điều 4 Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp, “Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản” được miễn thuế.

IV. THUẾ SUẤT 17%

1.Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện

 kinh tế – xã hội khó khăn;

2. Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới, bao gồm:

  • Sản xuất thép cao cấp; 
  • Sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; 
  • Sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư, diêm nghiệp; 
  • Sản xuất thiết bị tưới tiêu; 
  • Sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản; 
  • Phát triển ngành nghề truyền thống.

3. Thu nhập của Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô.

V. VIỆC KÉO DÀI THỜI GIAN ÁP DỤNG THUẾ SUẤT ƯU ĐÃI ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ SAU
Đối với dự án cần đặc biệt thu hút đầu tư có quy mô lớn và công nghệ cao thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài thêm nhưng thời gian kéo dài thêm không quá 15 năm;

VI. CÁC TRƯỜNG HỢP GIẢM THUẾ KHÁC

1. Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động nữ.

2. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số.

3. Doanh nghiệp thực hiện chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên phần thu nhập từ chuyển giao công nghệ.

VII. CHUYỂN LỖ
1. Doanh nghiệp có lỗ được chuyển lỗ sang năm sau; số lỗ này được trừ vào thu nhậptính thuế. 

Thời gian được chuyển lỗ không quá 5 năm, kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ.

2. Doanh nghiệp có lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng  dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư sau khi đã thực hiện bù  trừ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Luật Thu nhập doanh nghiệp nếu còn lỗ và doanh nghiệp có lỗ từ hoạt độngchuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản được chuyển lỗ sang năm sau vào thu nhập tính thuế của hoạt  động đó. 

VII. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG ƯU ĐÃI THUẾ

1.Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệpáp dụng đối với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ và nộp thuế theo kê khai.

*Trong cùng một thời gian, nếu doanh nghiệp được hưởng nhiều mức ưu đãi thuế  khác nhau đối với cùng một khoản thu nhập thì doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi thuế có lợi nhất.

2. Ưu đãi thuế không áp dụng đối với:

a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ  chuyển nhượng bất động sản, trừ nhà ở xã hội ;

b) Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản; thu nhập từ  hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam;

c) Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí, tài nguyên quý hiếm khác và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản;

d) Thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo  Luật thuế tiêu thụ đặc biệt;

*Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo diện dự án đầu tư không áp dụng đối với  trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp,  chuyển đổi sở hữu.

Please feel free to contact us by email: huonghue.ht@gmail.com or phone number +84 935 439 454 if you need any further clarification. We look forward to a long-term co-operation with you.