HT law

QUY ĐỊNH VỀ DOANH NGHIỆP KINH DOANH NGÀNH NGHỀ PHÂN PHỐI RƯỢU

Quy định về doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề phân phối rượu - htlaw.vn

I. ĐIỀU KIỆN ĐỂ KINH DOANH NGÀNH NGHỀ PHÂN PHỐI RƯỢU

Kinh doanh rượu là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với doanh nghiệp trong nước và cả doanh nghiệp nước ngoài được quy định tại Mục 46, Phụ lục IV, Luật Đầu tư 2020.

Về nguyên tắc kinh doanh rượu: Kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh rượu phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi nghị định 17/2020/NĐ-CP

Về điều kiện kinh doanh phân phối rượu:

    • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật
    • Có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên (đã bao gồm địa bàn doanh nghiệp đặt trụ sở chính); tại mỗi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu. Trường hợp doanh nghiệp có thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu thì không cần có xác nhận của thương nhân bán buôn rượu.
    • Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài.

II. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA THƯƠNG NHÂN PHÂN PHỐI RƯỢU

    • Mua, bán rượu có nguồn gốc hợp pháp;
    • Niêm yết bản sao hợp lệ giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền cấp tại các địa điểm bán rượu của thương nhân và chỉ được mua, bán rượu theo nội dung ghi trong giấy phép đã được cấp, trừ trường hợp đối với thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ.”
    • Thực hiện chế độ báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP
    • Nhập khẩu rượu, mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước và thương nhân phân phối rượu khác theo nội dung ghi trong giấy phép;
    • Bán rượu cho các thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép;
    • Bán rượu cho thương nhân mua rượu để xuất khẩu;
    • Trực tiếp bán lẻ rượu tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép.

III. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHO DOANH NGHIỆP KINH DOANH PHÂN PHỐI RƯỢU

Hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị khi doanh nghiệp kinh doanh phân phối rượu (1 bộ hồ sơ):

– Đơn đề nghị cấp giấy phép phân phối rượu theo Mẫu số 01 của Nghị định 105/2017/NĐ-CP

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

– Tài liệu về hệ thống phân phối rượu gồm một trong hai loại sau:

      • Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống phân phối rượu kèm bản sao Giấy phép bán buôn rượu của thương nhân dự kiến tham gia hệ thống phân phối rượu;
      • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp để kinh doanh rượu.

– Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu;

    • Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của các nhà cung cấp rượu;
    • Trường hợp nhà cung cấp rượu là thương nhân trong nước cần có bản sao Giấy phép sản xuất rượu hoặc Giấy phép phân phối rượu.

IV. THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH PHÂN PHỐI RƯỢU

Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép phân phối rượu.

Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp bị từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Kinh doanh ngành phân phối rượu.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

QUY ĐỊNH VỀ DOANH NGHIỆP KINH DOANH NGÀNH NGHỀ BÁN BUÔN RƯỢU

Quy định về doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề bán buôn rượu - htlaw.vn

I. Điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề bán buôn rượu

    • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
    • Có hệ thống bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính với ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu. Trường hợp doanh nghiệp có thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu thì không cần có xác nhận của thương nhân bán buôn rượu.
    • Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu khác;

II. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề bán buôn rượu

    • Mua, bán rượu có nguồn gốc hợp pháp;
    • Niêm yết bản sao hợp lệ giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền cấp tại các địa điểm bán rượu của thương nhân và chỉ được mua, bán rượu theo nội dung ghi trong giấy phép đã được cấp, trừ trường hợp đối với thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ;
    • Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định 105/2017/NĐ-CP.
    • Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu khác theo nội dung ghi trong giấy phép;
    • Bán buôn rượu cho các thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép;
    • Bán rượu cho thương nhân mua rượu để xuất khẩu;
    • Trực tiếp bán buôn rượu tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép.

III. Hồ sơ đăng ký cho doanh nghiệp kinh doanh bán buôn rượu

– Đơn đề nghị cấp giấy phép bán buôn rượu theo Mẫu số 01 của Nghị định 105/2017/NĐ-CP

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

– Tài liệu về hệ thống bán buôn rượu gồm một trong hai loại sau:

      • Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống bán buôn rượu kèm bản sao Giấy phép bán buôn rượu của thương nhân dự kiến tham gia hệ thống bán buôn rượu;
      • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp để kinh doanh rượu.

– Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu;

      • Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất trong nước, thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn khác, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của thương nhân sản xuất, thuơng nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn khác;
      • Bản sao giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép phân phối hoặc giấy phép bán buôn rượu của các nhà cung cấp rượu.

IV. Thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép

Sở Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thủ tục cấp giấy phép:

Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.

Đối với giấy phép bán buôn rượu:

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày, làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Kinh doanh ngành nghề bán buôn rượu.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

QUY ĐỊNH VỀ DOANH NGHIỆP KINH DOANH NGÀNH NGHỀ BÁN LẺ RƯỢU

Quy định về doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề bán lẻ rượu - htlaw.vn

I. ĐIỀU KIỆN ĐỂ DOANH NGHIỆP KINH DOANH NGÀNH NGHỀ BÁN LẺ RƯỢU

Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.

Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.

Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.

II. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH BÁN LẺ RƯỢU

    • Mua, bán rượu có nguồn gốc hợp pháp;
    • Niêm yết bản sao hợp lệ giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền cấp tại các địa điểm bán rượu của thương nhân và chỉ được mua, bán rượu theo nội dung ghi trong giấy phép đã được cấp, trừ trường hợp đối với thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ;
    • Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định 105/2017/NĐ-CP.
    • Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu theo nội dung ghi trong giấy phép;
    • Bán rượu cho thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ hoặc bán trực tiếp cho người mua tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân theo nội dung ghi trong giấy phép.

III. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHO DOANH NGHIỆP KINH DOANH BÁN LẺ RƯỢU

    • Đơn đề nghị cấp giấy phép bán lẻ rượu theo Mẫu số 01 của Nghị định 105/2017/NĐ-CP
    • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
    • Bản sao hợp đồng thuê/mượn tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ.
    • Bản sao văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu
    •  

IV. THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH BÁN LẺ RƯỢU

Phòng kinh tế hoặc phòng kinh tế và Hạ tầng thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện là cơ quan cấp Giấy phép bán lẻ rượu trên địa bàn.

Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Kinh doanh ngành nghề bán lẻ rượu.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

THỜI HẠN CÁC LOẠI GIẤY PHÉP

Thời hạn các loại giấy phép - htlaw.vn
STTNội dungCơ sở pháp lý
1Giấy phép thành lập văn phòng đại diện/chi nhánh của thương nhân nước ngoài:
- 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn.
- Trong thời hạn ít nhất 30 ngày trước khi Giấy phép hết hạn, thương nhân có thể làm hồ sơ để xin gia hạn Giấy phép, trừ trường hợp có hành vi vi phạm thuộc các trường hợp bị thu hồi.
Khoản 1 Điều 9, Điều 21, Khoản 1 Điều 23 NĐ 07/2016
2Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
- 03 năm kể từ ngày cấp
- Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh
Điều 37 Luật an toàn thực phẩm 2010
3Giấy phép lập cơ sở bán lẻ:
- Giấy phép lập cơ sở bán lẻ có thời hạn tương ứng với thời hạn còn lại trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ.
- Trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ tương ứng với thời hạn được ghi trong tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ
Điểm a khoản 2 Điều 26 NĐ 09/2018
4Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an ninh, trật tự:
- Không quy định thời hạn trừ một số trường hợp
Khoản 1 Điều 15 NĐ 96/2016
5Giấy phép phân phối rượu, Giấy phép bán buôn rượu, Giấy phép bán lẻ rượu
- Các loại giấy phép trên có thời hạn là 05 năm
Điểm b Khoản 2 Điều 28 NĐ 105/2017
6Giấy phép lao động
- Thời hạn của Giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp được quy định tài Điều 10 NĐ 152/2020 nhưng không quá 02 năm
Điều 10 NĐ 152/2020
7Giấy xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động:
- Thời hạn của giấy xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động tối đa là 02 năm và theo thời hạn của một trong các trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định 152/2020
Khoản 2 Điều 8 NĐ 152/2020
8Giấy miễn thị thực
- Giấy miễn thị thực có thời hạn tối đa không quá 05 năm và ngắn hơn thời hạn sử dụng của hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người được cấp ít nhất 06 tháng.
Khoản 1 Điều 4 NĐ 82/2015

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ về các loại Giấy phép trên.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

TRÌNH TỰ THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH

I. Các trường hợp cần xin cấp GPKD

Tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện các hoạt động sau thì phải có giấy phép kinh doanh:

Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí;

Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn dầu, mỡ bôi trơn;

Thực hiện quyền phân phối bán lẻ gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí;

Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;

Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.”

Ngoài các trường hợp nêu trên, theo khoản 1 Điều 6 NĐ 09/2018/NĐ-CP, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư được quyền thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP sau khi đăng ký thực hiện các hoạt động đó với các giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp mà không cần thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh.

Trình tự thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh - htlaw.vn

II. Điều kiện được cấp Giấy phép kinh doanh

Thứ nhất, đối với nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, pháp luật đưa ra ba (03) điều kiện như sau:

– Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

– Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

– Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

Thứ hai, điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:

– Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

– Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

Ngoài ra, nhà đầu tư còn phải đáp ứng tiêu chí sau:

– Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;

– Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;

– Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;

– Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Thứ ba, đối với trường hợp hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí thì ngoài việc đáp ứng các điều kiện như trường hợp thứ hai, nhà đầu tư cần lưu ý thêm như sau:

– Đối với hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn: Xem xét cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một trong các hoạt động sau:

+ Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;

+ Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.

– Đối với hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: Xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó.

III. Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh

Thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh thuộc về Sở Công thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính.

IV. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh

Bước 1: Nộp hồ sơ tới Sở Công thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính (trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử).

Bước 2: Sở Công thương kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

Bước 3: Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Công Thương kiểm tra đáp ứng các điều kiện theo quy định trong vòng 10 ngày làm việc:

– Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

– Trường hợp đáp ứng điều kiện:

+ Sở Công Thương xem xét tính hợp lệ và cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động “Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm một số hàng hóa theo quy định”;

+ Đối với các trường xin giấy phép để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác tại Điều 5 NĐ 09/2018/NĐ-CP thì Sở sẽ gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành theo quy định.

Bước 4: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ từ Sở Công thương, Bộ Công thương cùng với các Bộ quản lý ngành đưa ra văn bản chấp thuận hoặc từ chối đối với đơn xin cấp Giấy phép kinh doanh và gửi về Sở Công thương.

Bước 5. Trong vòng 3 ngày làm việc từ ngày nhận được văn bản chấp thuận/từ chối từ Bộ Công thương, Sở Công thương cấp/từ chối cấp Giấy phép kinh doanh.

V. Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (theo mẫu);

2. Bản giải trình có nội dung:

a) Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tương ứng theo quy định tại Điều 9 Nghị định 09/2018;

b) Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;

c) Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;

d) Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, trong trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.

3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn;

4. Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).

VI. Thời hạn giải quyết

15 – 35 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Công Thương nhận đủ hồ hơ hợp lệ, tuỳ thuộc vào từng trường hợp khác nhau.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Cấp Giấy phép kinh doanh.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454

CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN CE

1. CE Marking là gì?

CE được viết tắt từ cụm từ “Conformité Européenne”, và tên đầy đủ là CE Marking.

Chứng nhận CE Marking cho biết sản phẩm tuân theo pháp luật của Liên minh Châu Âu (EU) và cho phép sản phẩm được lưu thông tự do trong thị trường Châu Âu. Thông qua việc gắn dấu CE lên sản phẩm, nhà sản xuất tuyên bố dựa trên trách nhiệm của họ rằng: sản phẩm đó đáp ứng mọi yêu cầu về mặt pháp lý để có được tiêu chuẩn CE Marking.

Chứng nhận tiêu chuẩn CE - htlaw.vn

2. Lợi ích khi có Chứng nhận CE

  • Các sản phẩm khi có chứng nhận CE có thể được giao dịch trong EEA và nhiều khu vực/quốc gia khác mà không bị hạn chế.
  • Khẳng định chất lượng, an toàn của sản phẩm đối với người tiêu dùng.

3. Đối tượng áp dụng

Chứng nhận CE là bắt buộc đối với nhóm sản phẩm nhất định trong Khu vực Kinh tế châu Âu, 27 quốc gia thành viên của EU cùng với các nước EFTA Iceland, Na Uy, Liechtenstein, Thụy sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Các nhà sản xuất của sản phẩm sản xuất trong EEA và các nhà nhập khẩu hàng hóa sản xuất trong nước phải đảm bảo rằng hàng hóa CE đánh dấu phù hợp với tiêu chuẩn.

+ Quốc gia yêu cầu gắn Chứng nhận CE: Liên minh Châu Âu (EU) – Hiệp hội thương mại Tự do (EFTA) 27 quốc gia thành viên của EU cộng với các nước EFTA Iceland, Na Uy và Liechtenstein) cộng với Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ.

+ Những đơn vị sản xuất các sản phẩm sau đây phải có dấu CE khi xuất khẩu sang các nước châu Âu:

- Thiết bị y tế cấy dưới da
- Thiết bị năng lượng khí đốt
- Cáp chuyên chở con người
- Những sản phẩm liên quan đến thiết kế sinh thái về năng lượng
- Tương thích điện tử
- Thiết bị và hệ thống bảo vệ sử dụng trong không gian dễ cháy nổ
- Chất nổ dân dụng
- Nồi hơi nước nóng
- Tủ lạnh và tủ đông dân dụng
- Thiết bị y tế chẩn đoán trong ống nghiệm
- Thang máy
- Điện áp thấp
- Máy móc
- Dụng cụ đo
- Thiết bị y tế
- Tiếng ồn trong môi trường
- Dụng cụ cân
- Thiết bị bảo vệ cá nhân
- Thiết bị áp lực
- Pháo hoa
- Thiết bị đầu cuối viễn thông có dây và không dây
- Du thuyền
- Đồ chơi an toàn
- Thiết bị áp lực đơn

Tiêu chuẩn CE Marking không yêu cầu với những mẫu hàng ví dụ:

4. Hồ sơ đánh giá CE là gì?

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận sản phẩm gồm có:

  • Mẫu giấy chứng nhận CE
  • Sơ đồ tổ chức của công ty
  • Các tài liệu liên quan đến đặc tính kỹ thuật của sản phẩm
  • Kế hoạch sản xuất và kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm.
  • Kế hoạch kiểm soát các trang bị, phương tiện đo lường, thử nghiệm.
  • Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu điển hình của phòng thí nghiệm được công nhận/ chỉ định (nếu có).

Các thông tin trên đều được tổ chức đánh giá giữ bí mật, không tiêt lộ ra bên ngoài.

5. Các bước của quy trình cấp chứng nhận CE cho sản phẩm

Bước 1: Xác định chỉ thi tiêu chuẩn áp dụng

Bước 2: Xác định các yêu cầu chi tiết

Bước 3: Thử nghiệm, đánh giá kiểm tra sản phẩm hợp chuẩn

Bước 4: Cung cấp tài liệu kỹ thuật TCF (Technical File)

Bước 5: Tuyên bố về sự phù hợp và ban hành chứng nhận CE Marking

Với một số trường hợp đặc biệt, quy trình này có thể cần thêm các bước sau:

Bước 6: Chứng nhận lại

Bước 7: Đánh giá mở rộng

Bước 8: Đánh giá đột xuất

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Chứng nhận tiêu chuẩn CE.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Thủ tục xin cấp Giấy phép an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm - HTlaw
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm - HTlaw

I. Giấy phép an toàn thực phẩm là gì?

Giấy phép an toàn thực phẩm hay còn gọi là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Về bản chất, giấy phép an toàn thực phẩm là một chứng nhận được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho những cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm/dịch vụ về thực phẩm nhằm chứng minh cơ sở, doanh nghiệp đó đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết về an toàn và vệ sinh thực phẩm.

II. Các trường hợp được miễn giấy phép an toàn thực phẩm

Căn cứ Điều 11, 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có giấy phép an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ những trường hợp sau đây:

– Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

– Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

– Sơ chế nhỏ lẻ;

– Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

– Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

– Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

Nhà hàng trong khách sạn;

– Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

– Kinh doanh thức ăn đường phố;

– Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

III. Điều kiện cấp giấy phép an toàn thực phẩm

Theo quy định tại khoản 1, Điều 34 Luật An toàn thực phẩm 2010, cơ sở được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;

– Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

IV. Thẩm quyền cấp giấy phép an toàn thực phẩm

Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp giấy phép an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. (Điều 35 Luật An toàn thực phẩm 2010).

V. Trình tự cấp giấy phép an toàn thực phẩm

Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tương ứng với lĩnh vực mà mình muốn kinh doanh.

Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép an toàn thực phẩm (nếu đủ điều kiện), trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

VI. Hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

4. Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

5. Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

VII. Lưu ý

– Giấy phép an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.

– Trước 06 tháng tính đến ngày giấy phép an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, dịch thuật công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Đăng ký Giấy phép an toàn thực phẩm. 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.