HT law

CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NHÀ QUẢN LÝ KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY

Cấp giấy phép lao động cho nhà quản lý không phải là người đại diện pháp luật của công ty - htlaw.vn

I. Các trường hợp cấp giấy phép lao động cho nhà quản lý không phải là người đại diện pháp luật của công ty

Theo Nghị định khoản 4 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam “Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.

Theo đó, nhà quản lý theo khoản 24 Điều 4 doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp gồm người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Như vậy, các chức danh trên có thể xin cấp Giấy phép lao động với vị trí công việc Nhà quản lý.

II. Thành phần hồ sơ cấp giấy phép lao động cho nhà quản lý không phải là người đại diện pháp luật của công ty

    1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục Iban hành kèm theo Nghị định 152/2020.
    2. Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ hoặc giấy chứng nhận có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
    3. Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp.

Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.

    1. Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý:

*Lưu ý: Đối với trường hợp người lao động nước ngoài có vị trí công việc là nhà quản lý với các chức danh theo khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp nhưng không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty, văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý có thể là:

    1. a) Điều lệ công ty (trong đó quy định rõ chức danh, quyền hạn và vị trí quản lý của chức danh đó trong công ty) kèm Quyết định bổ nhiệm trong trường hợp Điều lệ quy định chức danh này phải được bổ nhiệm;
    2. b) Quyết định thành lập Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị cho cách chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị. Trong đó nêu rõ các chức danh trên là các chức danh thuộc vị trí nhà quản lý của công ty.
    3. 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm).
    4. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
    5. Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.

II. Trình tự cấp giấy phép lao động

Bước 1: Xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài:

Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020.

Bước 2: Cấp giấy phép lao động

    • Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam, người sử dụng lao động nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
    • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động dự kiến làm việc cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài 

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Giấy phép lao động.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

MIỄN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Miễn giấy phép lao động cho chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ phần - htlaw.vn

I. Quy định

Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 152/2020, Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên thuộc trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Tuy nhiên, đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên thì không phải làm thủ tục xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, không phải thực hiện thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động, chỉ cần báo cáo với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.

II. Quy trình

Báo cáo sử dụng người lao động nước ngoài với Sở Lao động Thương binh và Xã hội

    1. Văn bản báo cáo theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 152/2020/NĐ-CP bao gồm các thông tin: họ và tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, tên người sử dụng lao động nước ngoài, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc;
    2. Bản sao có chứng thực hộ chiếu của người nước ngoài;
    3. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng doanh nghiệp;
    4. Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
    5. Bản sao chứng thực Xác nhận góp vốn của Chủ tịch Hội đồng quản trị và thành viên hội đồng quản trị;
    6. Bản sao chứng thực Quyết định thành lập Hội đồng quản trị ghi nhận thông tin của Chủ tịch Hội đồng quản trị và thành viên hội đồng quản trị
    7.  Văn bản ủy quyền cho người làm thủ tục (nếu có).

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Báo cáo sử dụng người lao động nước ngoài.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

QUY ĐỊNH VỀ GPLĐ ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KẾT HÔN VỚI NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SINH SỐNG TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM

Quy định về GPLĐ đối với người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam - htlaw.vn

I. Quy định

Theo quy định tại Nghị định 152/2020, người lao động nước ngoài đã kết hôn với người Việt Nam và hiện tại đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam thuộc trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Đối với trường hợp này, người sử dụng lao động nước ngoài thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài và chỉ phải làm báo cáo sử dụng người lao động nước ngoài với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc mà không phải thực hiện thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

II. Quy trình

Bước 1: Thủ tục xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

Thời gian: 07 ngày làm việc

Nơi nhận hồ sơ: Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.

Bước 2: Báo cáo sử dụng người lao động nước ngoài với Sở Lao động Thương binh và Xã hộ

    1. Văn bản báo cáo theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 152/2020/NĐ-CP bao gồm các thông tin: họ và tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, tên người sử dụng lao động nước ngoài, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc;
    2. Bản sao có chứng thực hộ chiếu của người nước ngoài;
    3. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng doanh nghiệp của công ty người nước ngoài dự kiến làm việc;
    4. Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
    5. Văn bản ủy quyền cho người làm thủ tục (nếu có)

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

THỦ TỤC CẤP GIẤY MIỄN THỊ THỰC

I. Các trường hợp được miễn thị thực

    1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ
    2. Người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam

II. Điều kiện miễn thị thực

    1. Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị ít nhất 01 năm.
    2. Có giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn thị thực
    3. Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh và tạm hoãn xuất cảnh quy định tại Điều 21 và Điều 28 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Thủ tục cấp Giấy miễn thị thực - htlaw.vn

III. Trình tự thực hiện tại Việt Nam

Bước 1: Người đang tạm trú tại Việt Nam có nhu cầu cấp giấy miễn thị thực nộp hồ sơ tại Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, cấp giấy miễn thị thực.

IV. Hồ sơ

    1. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ cho phép thường trú do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
    2. Tờ khai đề nghị cấp giấy miễn thị thực
    3. 02 ảnh (01 ảnh dán trong tờ khai).
    4. Giấy tờ chứng minh thuộc diện cấp giấy miễn thị thực:

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau đây: Giấy khai sinh, quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam, giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam trước đây của người đó;

– Người nước ngoài nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu giấy tờ chứng minh là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc của người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

– Trường hợp không có giấy tờ chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài căn cứ vào giá trị giấy tờ của người đề nghị trong đó có ghi đương sự là người gốc Việt Nam để xem xét, quyết định việc tiếp nhận hồ sơ.

V. Thời hạn của Giấy miễn thị thực

Giấy miễn thị thực có thời hạn tối đa không quá 05 năm và ngắn hơn thời hạn sử dụng của hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người được cấp ít nhất 06 tháng.

VI. Hình thức của Giấy miễn thị thực

    1. Giấy miễn thị thực được cấp vào hộ chiếu; các trường hợp sau đây được cấp rời:

– Hộ chiếu đã hết trang cấp thị thực;

– Hộ chiếu của nước chưa có quan hệ ngoại giao với Việt Nam;

– Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;

– Theo đề nghị của người được cấp giấy miễn thị thực;

– Vì lý do ngoại giao, quốc phòng, an ninh.

    1. Giấy miễn thị thực được cấp riêng cho từng người. Trẻ em có chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ được cấp giấy miễn thị thực chung với cha hoặc mẹ.

VII. Thời hạn tạm trú theo Giấy miễn thị thực

    1. Nếu Giấy miễn thị thực còn hạn trên 6 tháng:

– Mỗi lần nhập cảnh, người có giấy miễn thị thực được phép lưu trú 180 ngày

– Nếu có nhu cầu tiếp tục ở lại Việt Nam thì sẽ được xem xét gia hạn tạm trú khi có bảo lãnh và lý do chính đáng, mỗi lần gia hạn có hiệu lực lên tới 180 ngày (hoặc bằng thời hạn còn lại của Giấy miễn thị thực)

    1. Nếu giấy miễn thị thực còn thời hạn dưới 06 tháng thì thời hạn tạm trú sẽ được cấp bằng thời hạn của giấy miễn thị thực và không được gia hạn

VIII. Phí

– Lệ phí cấp Giấy miễn thị thực lần đầu: 20 USD.

– Lệ phí cấp Giấy miễn thị thực từ lần 2 trở đi: 10 USD.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ thủ tục cấp Giấy miễn thị thực.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

THỦ TỤC MIỄN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG DI CHUYỂN TRONG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP

I. Thủ tục miễn giấy phép lao động là gì?

Thực chất thủ tục Miễn giấy phép lao động là cách nói ngắn gọn của thủ tục Xác nhận người lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Người lao động nước ngoài thuộc các trường hợp đã quy định tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP thuộc trường hợp Thực hiện thủ tục Xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Thủ tục miễn giấy phép lao động cho người lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp - htlaw.vn

II. Miễn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài là người lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp

Theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP, người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với tổ chức Thương mại thế giới bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải.

Danh mục 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với WTO đối với người lao động nước ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật được quy định tại Thông tư số 35/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016.

III. Quy trình đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động:

Bước 1. Giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài với Sở Lao Động Thương Binh và Xã hội.

Thời hạn giải quyết: 7 ngày làm việc

Bước 2. Xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động với Sở Lao Động Thương Binh và Xã hội.

Thời hạn giải quyết: 5 ngày làm việc

IV. Hồ sơ đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động:

a) Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 09/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP;

b) Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP;

c) Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài;

d) Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật;

đ) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

e) Bản sao có chứng thưc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

đ) Các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Các giấy tờ quy định trên phải là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và có chứng thực trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật.

V. Thời hạn giấy xác nhận miễn giấy phép lao động

Thời hạn xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động tối đa là 02 năm.

Trường hợp cấp lại xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động thì thời hạn tối đa là 02 năm.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ thủ tục miễn giấy phép lao động.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

VISA DU LỊCH, THĂM THÂN NHẬT BẢN

Nhật Bản thường được chọn là địa điểm du lịch với các cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp cùng với bề dày văn hóa độc đáo. Để đến được đất nước Nhật Bản với mục đích du lịch hoặc thăm thân, trước hết bạn phải xin được thị thực du lịch hoặc thăm thân của Nhật Bản. Cùng tham khảo những thông tin sau đây về thủ tục cũng như thành phần hồ sơ cùng HT.

Visa Nhật Bản (Du lịch, Thăm thân) - htlaw.vn

I. Thành phần hồ sơ của visa thăm thân Nhật Bản

*  Các hồ sơ về thông tin cá nhân

    1. Hộ chiếu;
    2. Ảnh thẻ (Hình được chụp trong vòng 6 tháng, cỡ 4.5cm x 4.5cm);
    3. CMND/CCCD;
    4. Đơn xin visa;

*  Các hồ sơ về thông tin tài chính

    1. Giấy chứng nhận tài khoản ngân hàng, giấy chứng nhận thu nhập do cơ quan có thẩm quyền cấp (trường hợp người xin visa tự chi trả cho chuyến đi);
    2. Giấy nộp thuế, tờ khai thuế, giấy chứng nhận thu nhập, sổ tiết kiệm ngân hàng có ghi rõ quá trình sử dụng tài khoản trong vòng 6 tháng gần nhất (trường hợp có người bảo lãnh tài chính tại Nhật);

*  Các bằng chứng đi thăm thân

    1. Bằng chứng về mối quan hệ của đương đơn với người định đi thăm (Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn, thư từ đã trao đổi, hình chụp chung, …);
    2. Thư mời và Giấy cam kết của người mà đương đơn định thăm;
    3. Lịch trình trong thời gian lưu trú tại Nhật Bản;

*  Các hồ sơ liên quan đến người bảo lãnh

    1. Giấy cư trú (bản ghi toàn bộ các hạng mục cả hộ gia đình);
    2. Giấy bảo lãnh;
    3. Danh sách người xin visa (từ 2 người trở lên).

II. Thành phần hồ sơ của visa thăm thân Nhật Bản

*  Các hồ sơ về thông tin cá nhân

    1. Hộ chiếu;
    2. Ảnh thẻ (Hình được chụp trong vòng 6 tháng, cỡ 4.5cm x 4.5cm);
    3. CMND/CCCD;
    4. Đơn xin visa;

*  Các bằng chứng về tài chính

    1. Sao kê tài khoản nhận lương;
    2. Sao kê thẻ tín dụng cho thấy số dư hiện tại;
    3. Bằng chứng chỉ rõ thu nhập từ kinh doanh cho thuê bất động sản, cổ phần hoặc từ các nguồn đầu tư khác;

*  Các bằng chứng về việc làm

    1. Hợp đồng lao động;
    2. Đơn xin nghỉ phép;
    3. Sổ bảo hiểm xã hội (nếu có)
    4. Giấy đăng ký doanh nghiệp và biên lai nộp thuế hoặc tờ khai riêng (đối với chủ doanh nghiệp);

*  Các bằng chứng đi du lịch

    1. Lịch trình trong thời gian lưu trú tại Nhật Bản.

III. Thời gian thực hiện

Kết quả xét duyệt visa về nguyên tắc sẽ được thông báo sau 15 ngày làm việc từ ngày tiếp theo ngày thụ lý hồ sơ xin visa.

IV. Thủ tục thực hiện

Bước 1: Lên kế hoạch cho chuyến đi và chuẩn bị các loại tài liệu được yêu cầu

Bước 2. Nộp hồ sơ tại Đại sứ quán Nhật Bản

V. Lệ phí

Phí lãnh sự:           – 640,000 VND (nhập cảnh 1 lần)

                                    – 1,280,000 VND (nhập cảnh nhiều lần) 

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Visa Nhật Bản (Du lịch, Thăm thân).

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

VISA CÔNG TÁC NHẬT BẢN

I. I. Visa Nhật bản là gì?

Visa Nhật Bản, hay còn gọi là thị thực Nhật Bản, là “giấy thông hành” của Chính phủ Nhật Bản cấp cho công dân nước ngoài, cho phép công dân nước ngoài nhập cảnh vào Nhật Bản trong một thời gian nhất định với mục đích rõ ràng.

Nếu chia theo mục đích của chuyến đi, visa Nhật Bản gồm các loại phổ biến như sau:

– Visa thăm thân

– Visa du lịch

– Visa quá cảnh (Transit)

– Visa thương mại

– Visa du học

– Visa y tế

Theo đó, khi sang Nhật với mục đích công tác, thương mại, tham gia hội nghị, hội thảo, bạn cần có visa thương mại.

Visa công tác Nhật Bản - htlaw.vn

II. Thành phần hồ sơ dành cho visa thương mại (công tác)

Khi có nhu cầu xin visa công tác của Nhật Bản, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ thường được yêu cầu như sau:

*  Các hồ sơ về thông tin cá nhân

    1. Hộ chiếu;
    2. Ảnh thẻ (Hình được chụp trong vòng 6 tháng, cỡ 4.5cm x 4.5cm);
    3. CMND/CCCD;
    4. Đơn xin visa;

*  Bằng chứng về việc làm

    1. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư,… nơi người xin visa đang làm việc;
    2. Hợp đồng lao động;

*  Tài liệu chứng minh mối quan hệ giữa công ty mời và công ty của người được mời

    1. Các tài liệu công khai giới thiệu mối quan hệ của các công ty cùng tập đoàn;
    2. Tài liệu chứng minh quan hệ thương mại giữa các công ty;
    3. Thư mời gửi người xin visa (dành cho trường hợp chưa có quan hệ thương mại);
    4. Tài liệu giới thiệu khái quát về cơ quan tiếp nhận phía Nhật Bản;
    5. Giấy lý do mời;
    6. Giấy bảo lãnh và Danh sách người xin visa (từ 2 người trở lên) của nơi tiếp nhận phía Nhật Bản;
    7. Lịch trình lưu trú.

Đây là các loại giấy tờ, tài liệu được yêu cầu cung cấp khi làm thủ tục xin visa công tác tại Nhật Bản, quý khách cần chuẩn bị đầy đủ để đạt được kết quả như mong muốn.

III. Thời gian thực hiện

Kết quả xét duyệt visa về nguyên tắc sẽ được thông báo sau 15 ngày làm việc từ ngày tiếp theo ngày thụ lý hồ sơ xin visa.

IV. Thủ tục thực hiện

Bước 1: Lên kế hoạch cho chuyến đi và chuẩn bị các loại tài liệu được yêu cầu

Bước 2. Nộp hồ sơ tại Đại sứ quán Nhật Bản

V. Lệ phí

Phí lãnh sự:           – 640,000 VND (nhập cảnh 1 lần)

                                    – 1,280,000 VND (nhập cảnh nhiều lần) 

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Visa công tác Nhật Bản.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

VISA DU LỊCH, THĂM THÂN CANADA

Với mục đích du lịch hoặc thăm thân tại Canada, bạn cần phải có visa du lịch hoặc visa thăm thân Canada. Cùng HT tìm hiểu về thành phần hồ sơ cũng như lệ phí khi xin hai loại thị thực trên.

I. Thành phần hồ sơ dành cho visa du lịch, thăm thân

Các hồ sơ về thông tin cá nhân

  1. Hộ chiếu;
  2. Ảnh thẻ (Hình được chụp trong vòng 6 tháng, cỡ 3,5*4,5cm);
  3. Giấy khai sinh;
  4. CMND/CCCD;
  5. Sổ hộ khẩu;
  6. Giấy chứng nhận kết hôn (nếu có);
  7. Tờ khai xin visa Canada;
  8. Tờ khai chi tiết về nhân thân;
  9. Giấy ủy quyền;
  10. Biểu mẫu chấp thuận VFS;

*  Bằng chứng về tài chính

  1. Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng;
  2. Sao kê tài khoản ngân hàng;
  3. Sổ tiết kiệm (nếu có);
  4. Bằng chứng chỉ rõ thu nhập từ kinh doanh cho thuê bất động sản, cổ phần hoặc từ các nguồn đầu tư khác;

*  Bằng chứng về việc làm

  1. Hợp đồng lao động;
  2. Sổ bảo hiểm xã hội (nếu có);
  3. Giấy đăng ký doanh nghiệp và Biên lai nộp thuế hoặc tờ khai thuế (đối với chủ doanh nghiệp);
Đối với visa du lịchĐối với visa thăm thân
* Bằng chứng đi du lịch
18. Lịch trình chuyến đi;
19. Thông tin chuyến bay (nếu có);
20. Đặt phòng khách sạn (nếu có);
21. Xác nhận đăng ký cho sự kiện (nếu có).
* Bằng chứng thân nhân
18. Bằng chứng về mối quan hệ của đương đơn với người định đi thăm;
19. Thư mời của người mà đương đơn định thăm;
20. Trường hợp người mời chi trả/bảo lãnh chi phí cho chuyến đi, cung cấp bằng chứng về thu nhập và tài chính của cá nhân đó;
21. Giấy tờ chứng minh tình trạng cư trú tại Canada của người mời;
22. Lịch trình chuyến đi cùng chi tiết liên lạc của người đi cùng;
23. Thông tin chuyến bay (nếu có);
24. Đặt phòng khách sạn (nếu có);
25. Xác nhận đăng ký cho sự kiện (nếu có).

Đây là các loại giấy tờ, tài liệu được yêu cầu cung cấp khi làm thủ tục xin visa du lịch hoặc thăm thân của Canada, quý khách cần chuẩn bị đầy đủ để đạt được kết quả như mong muốn.

Visa du lịch, thăm thân Canada - htlaw.vn

II. Thủ tục thực hiện

Bước 1: Lên kế hoạch cho chuyến đi và chuẩn bị các loại tài liệu được yêu cầu

Bước 2. Nộp hồ sơ tại VFS Global hoặc tại Cơ quan Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC)

Bước 3: Đặt lịch hẹn để lấy dấu vân tay và chụp hình (thông tin sinh trắc học) tại Trung tâm Tiếp nhận Hồ sơ xin Thị thực

III. Lệ phí

Phí vân tay VFS/ VFS biometric fee                         439,000 VND

Phí lãnh sự/ Consular fee                                         85 CAD ~ 1.500.000 VND

Phí chuyển phát nhanh 1 chiều/ Delivery fee           4,25 CAD ~ 77.000 VND

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Visa du lịch, thăm thân Canada.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

VISA CÔNG TÁC CANADA

1. Visa công tác Canada là gì?

Visa công tác là loại thị thực dành cho những người muốn đến Canada công tác nhằm mục đích tiến hành các hoạt động kinh doanh, thương mại quốc tế mà không trực tiếp tham gia vào thị trường lao động của Canada; hoặc đến Canada trong một thời gian ngắn để tìm kiếm đầu tư, thúc đẩy mối quan hệ kinh doanh, phát triển doanh nghiệp.

Visa công tác Canada

2. Thành phần hồ sơ dành cho visa công tác

*  Các hồ sơ về thông tin cá nhân

      1. Hộ chiếu;
      2. Ảnh thẻ (Hình được chụp trong vòng 6 tháng, cỡ 3,5*4,5cm);
      3. Giấy khai sinh;
      4. CMND/CCCD;
      5. Sổ hộ khẩu;
      6. Giấy chứng nhận kết hôn (nếu có);
      7. Tờ khai xin visa Canada;
      8. Tờ khai chi tiết về nhân thân;
      9. Giấy ủy quyền;
      10. Biểu mẫu chấp thuận VFS;

*  Bằng chứng về tài chính

      1. Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng;
      2. Sao kê tài khoản ngân hàng;
      3. Sổ tiết kiệm (nếu có);
      4. Bằng chứng chỉ rõ thu nhập từ kinh doanh cho thuê bất động sản, cổ phần hoặc từ các nguồn đầu tư khác;
      5. Sao kê tài khoản công ty (nếu công ty tài trợ toàn bộ chi phí chuyến đi);

*  Bằng chứng về việc làm

      1. Hợp đồng lao động;
      2. Quyết định cử đi công tác;
      3. Sổ bảo hiểm xã hội (nếu có);
      4. Giấy đăng ký doanh nghiệp và Biên lai nộp thuế hoặc tờ khai thuế (đối với chủ doanh nghiệp);

*  Bằng chứng đi công tác

      1. Thư mời từ tổ chức chủ quản ở Canada;
      2. Chi tiết của các giao dịch đã tiến hành với các doanh nhân và tổ chức đối tác ở Canada (nếu có);
      3. Thông tin chuyến bay (nếu có);
      4. Đặt phòng khách sạn (nếu có).

Đây là các loại giấy tờ, tài liệu được yêu cầu cung cấp khi làm thủ tục xin visa công tác tại Canada, quý khách cần chuẩn bị đầy đủ để đạt được kết quả như mong muốn.

3. Thủ tục thực hiện

Bước 1: Lên kế hoạch cho chuyến đi và chuẩn bị các loại tài liệu được yêu cầu

Bước 2: Nộp hồ sơ tại VFS Global hoặc tại Cơ quan Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC)

Bước 3. Đặt lịch hẹn để lấy dấu vân tay và chụp hình (thông tin sinh trắc học) tại Trung tâm Tiếp nhận Hồ sơ xin Thị thực

4. Lệ phí

Phí vân tay VFS/ VFS biometric fee:                              439,000 VND

Phí lãnh sự/ Consular fee:                                                      85 CAD ~ 1.500.000 VND

Phí chuyển phát nhanh 1 chiều/ Delivery fee:           4,25 CAD ~ 77.000. VND

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Visa công tác Canada.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

GIA HẠN THỊ THỰC CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐANG Ở TẠI VIỆT NAM

I. CƠ QUAN THỰC HIỆN:

Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Gia hạn thị thực cho người nước ngoài đang ở Việt Nam

II. TRÌNH TỰ THỦ TỤC:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật. 

Bước 2. Nộp hồ sơ

Cơ quan, tổ chức, cá nhân, công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở làm việc của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bước 3. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ, in giấy biên nhận và yêu cầu nộp lệ phí fax cho cán bộ thu lệ phí (nếu có).

+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ 

* Thời gian nộp hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).  

Bước 4. Nhận kết quả:

Người đến nhận kết quả xuất trình giấy biên nhận, CMND/CCCD cho cán bộ trả kết quả kiểm tra, đối chiếu và nhận công văn chấp thuận nhập cảnh cho người nước ngoài.

Thời gian: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).  

III. THÀNH PHẦN HỒ SƠ

Hồ sơ bao gồm:

  1. Tờ khai đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thi thực và gia hạn tạm trú (Mẫu NA5)
  2. Hộ chiếu
  3. Giấy tờ chứng minh thuộc diện xem xét cấp, gia hạn thị thực là một trong các loại giấy tờ như: Giấy phép lao động/ Giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động/ Giấy chứng nhận đầu tư; chứng nhận đăng ký kết hôn/ Giấy khai sinh/ Giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình…
  4. Giấy Xác nhận tạm trú của Công an Phường.
  5. Giấy giới thiệu của cơ quan tổ chức giới thiệu người đi nộp hồ sơ (nếu có)

IV. THỜI GIAN XỬ LÝ

05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

V. LỆ PHÍ

  • Loại có giá trị nhiều lần trong 01 tháng: 10 USD

  • Loại có giá trị nhiều lần từ 01 tháng đến 03 tháng: 50 USD

  • Loại có giá trị nhiều lần trên 03 tháng đến 06 tháng: 95 USD

  • Loại có giá trị nhiều lần trên 06 tháng đến 01 năm: 135 USD

  • Loại có giá trị nhiều lần trên 01 tháng đến 02 năm: 145 USD

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Gia hạn thị thực cho người nước ngoài tại Việt Nam.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC CẤP VISA LAO ĐỘNG

I. Cơ sở pháp lý

  1. Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh năm 2014
  2. Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019
  3. Thông tư số 04/2015/TT-BCA quy định chi tiết về mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

II. Quy trình và thủ tục cấp Visa lao động

  1. Khái niệm Visa lao động

Visa lao động là loại giấy tờ được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Theo đó, giấy tờ này cấp cho người nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam dưới sự bảo lãnh của một công ty tại Việt Nam.

Ký hiệu là Visa LĐ1 và LĐ2, được cấp cho các đối tượng sau:

  • Visa LĐ1: Là loại Visa được cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp nằm trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
  • Visa LĐ2: Là loại Visa cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.
  1. Thời hạn Visa lao động

Theo quy định của pháp luật, thời hạn của Visa LĐ thường tối đa 2 năm. Nếu giấy phép lao động không đủ thời hạn 2 năm, thì thời hạn của visa cho người nước ngoài sẽ được xin bằng thời hạn của giấy phép lao động. Tuy nhiên thực tế, visa lao động được cấp từ 3 đến 6 tháng.

  1. Hồ sơ cần cung cấp
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Giấy phép thành lập văn phòng đại diện (bản sao y);
  • Mẫu đơn xin cấp visa: Mẫu NA2.
  • Bản sao y hộ chiếu của người nước ngoài;
  • Giấy phép lao động (Visa LĐ2) hoặc Miễn giấy phép lao động (Visa LĐ1) (bản sao y);
  • Giấy giới thiệu người đi nộp hồ sơ;
  • Mẫu giấy giới thiệu con dấu và chữ ký: Mẫu NA16.
  1. Thủ tục xin cấp Visa doanh nghiệp

Bước 1: Xin Công văn nhập cảnh (HT thực hiện)

  • Chuẩn bị hồ sơ;
  • Nộp hồ sơ: Đối với công ty có trụ sở từ Đà Nẵng trở ra, nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Hà Nội. Đối với công ty có trụ sở từ Quảng Nam trở vào, nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Hồ Chí Minh.
  • Thời gian giải quyết là khoảng 5 – 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Cục xuất nhập cảnh Việt Nam sẽ cấp cho công ty bảo lãnh Công văn chấp thuận nhập cảnh (bản gốc), đồng thời gửi fax tới văn phòng Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài mà khách hàng đã đăng ký nhận Visa.

Bước 2: Nhận visa (Khách hàng thực hiện)

Theo quy định của pháp luật, người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo bảo lãnh của cơ quan, tổ chức được cấp thị thực tại một trong các địa điểm sau:

  • Cửa khẩu sân bay quốc tế khi nhập cảnh
  • Đại sứ quán/Lãnh sự quán của Việt Nam tại nước mà người nước ngoài xuất cảnh.

Tuy nhiên, hiện nay, người nước ngoài thường chỉ có thể nhận visa tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán của Việt Nam tại nước ngoài.

Người nước ngoài cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Công văn nhập cảnh (bản photo);
  • Hộ chiếu gốc;
  • 02 ảnh thẻ (size 3*4cm, phông nền trắng, không mũ, không kính);
  • Phí dán tem Visa;
  • Thông tin điền mẫu NA1;
  • Các giấy tờ khác (nếu có).

Lưu ý: Mỗi Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại các quốc gia có thể có những yêu cầu về hồ sơ và phí khác nhau, do đó người nước ngoài cần chủ động liên hệ trước khi lên nhận visa.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Visa Lao động.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

THỊ THỰC NHẬP CẢNH VIỆT NAM CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC CƠ QUAN TỔ CHỨC BẢO LÃNH 

I. CƠ QUAN THỰC HIỆN:

Cục Quản lý xuất nhập cảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc thành phố Hà Nội.

II. TRÌNH TỰ THỦ TỤC

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Nộp hồ sơ

Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở làm việc của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh thành phố Hà Nội (Địa chỉ 44-46 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội) hoặc Tp. Hồ Chí Minh (địa chỉ 333-335-337 Nguyễn Trãi, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh) để nộp hồ sơ.

Bước 3. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ, in giấy biên nhận và yêu cầu nộp lệ phí fax cho cán bộ thu lệ phí (nếu có). 

+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ.

*Thời gian nộp hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).  

Bước 4. Nhận kết quả:

Người đến nhận kết quả xuất trình giấy biên nhận, CMND/CCCD cho cán bộ trả kết quả kiểm tra, đối chiếu và nhận công văn chấp thuận nhập cảnh cho người nước ngoài.

*Thời gian: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, ngày tết). 

III. THÀNH PHẦN HỒ SƠ

Hồ sơ bao gồm:

  1. Công văn đề nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh xét duyệt nhân sự cấp thị thực, cấp phép nhập cảnh cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam (Mẫu NA2);
  2. Bản sao chứng thực giấy phép hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập tổ chức;
  3. Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức (mẫu NA16 ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BCA).
  4. Giấy giới thiệu
  5. Bản copy hộ chiếu của người nước ngoài

IV. THỜI GIAN XỬ LÝ

05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ

V. NƠI NHẬN THỊ THỰC

Người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo diện được bão lãnh bởi cơ quan, tổ chức có thể nhận thị thực một trong các nơi sau:

  • Người nước ngoài có thể được nhận thị thực trực tiếp tại cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế khi nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế;
  • Đối với trường hợp nhập cảnh qua cửa khẩu đường bộ, đường thủy, đường sắt, người nước ngoài có thể nhận thị thực tại Cục Cửa khẩu – Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng;
  • Người nước ngoài có thể nhận thị thực tại Cơ quan đại diện ngoài giao Việt Nam tại nước mà người nước ngoài xuất cảnh

VI. LỆ PHÍ

  • Cấp thị thực có giá trị 1 lần trong 03 tháng: 25 USD
  • Cấp thị thực có giá trị nhiều lần trong 03 tháng: 50 USD

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Thị thực nhập cảnh cho người nước ngoài được bảo lãnh bởi cơ quan, tổ chức. 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC CẤP VISA THĂM THÂN

I. Cơ sở pháp lý

1.         Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh năm 2014

2.         Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019

3.         Thông tư số  04/2015/TT-BCA quy định chi tiết về mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

II. Quy trình và thủ tục cấp Visa thăm thân

  1. Khái niệm Visa thăm thân

Visa thăm thân là loại giấy tờ được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Theo đó, giấy tờ này là một trong những loại thị thực được cấp cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích thăm người thân và gia đình.

Theo quy định về thị thực thăm thân Việt Nam cho người nước ngoài, cụ thể là theo Luật xuất nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 51/2019/QH14, thị thực thăm thân Việt Nam được cấp cho các đối tượng dưới đây:

  • Người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam;
  • Người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2.
  1. Thời hạn Visa thăm thân

Theo quy định của luật xuất nhập cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, visa thăm thân Việt Nam có thời hạn tối đa 12 tháng. Tuy nhiên, thời hạn visa thăm thân Việt Nam sẽ ngắn hơn thời hạn hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ít nhất 30 ngày.

Thực tế hiện nay visa thăm thân được cấp từ 3 – 6 tháng.

  1. Hồ sơ cần cung cấp

Tùy vào người bảo lãnh là người nước ngoài có thị thực hợp lệ hoặc người Việt Nam mà hồ sơ cần chuẩn bị để xin visa thăm thân Việt Nam cho người nước ngoài cũng khác nhau.

Trường hợp người nước ngoài đang có thị thực Việt Nam bảo lãnh cho thân nhân xin visa thăm thân Việt Nam, hồ sơ sẽ bao gồm:

  • Đơn xin cấp visa thăm thân Việt Nam:

+ Mẫu NA2 có xác nhận của công ty, tổ chức bảo lãnh, ghi rõ địa điểm dán tem visa là Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài, hoặc cửa khẩu quốc tế Việt Nam (đối với trường hợp người được bảo lãnh đang ở nước ngoài).

+ Mẫu NA5 có xác nhận của công ty, tổ chức bảo lãnh (đối với trường hợp người được bảo lãnh đang ở Việt Nam).

  • Hộ chiếu của người được bảo lãnh (còn thời hạn trên 6 tháng và phải còn ít nhất 2 trang trắng):

+ Bản photo (đối với trường hợp người được bảo lãnh đang ở nước ngoài).

+ Bản gốc (đối với trường hợp người được bảo lãnh đang ở Việt Nam).

  • Bản sao hộ chiếu và thị thực/thẻ tạm trú còn hiệu lực của người bảo lãnh;
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân như: giấy khai sinh đối với trẻ em, bố mẹ, giấy đăng ký kết hôn đối với vợ chồng, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận gia đình, … (Những giấy tờ này phải được Hợp pháp hoá lãnh sự và dịch thuật công chứng theo quy định);
  • Hồ sơ của công ty bảo lãnh nơi người bảo lãnh đang làm việc, bao gồm:

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Giấy phép thành lập văn phòng đại diện (bản sao y);

+ Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và Giấy chứng nhận đăng ký thuế.

  • Giấy giới thiệu người đi làm thủ tục xin cấp visa tại Cơ quan xuất nhập cảnh.

Trường hợp công dân Việt Nam bảo lãnh cho thân nhân là người nước ngoài xin thị thực thăm thân Việt Nam, hồ sơ bao gồm:

  • Đơn xin cấp visa thăm thân Việt Nam:

+ Mẫu NA3 có xác nhận của công an cấp xã, nơi người Việt Nam thường trú, ghi rõ địa điểm dán tem visa là Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài, hoặc cửa khẩu quốc tế Việt Nam (đối với trường hợp người được bảo lãnh đang ở nước ngoài);

+ Mẫu NA5 có xác nhận của công an cấp xã, nơi người Việt Nam thường trú (đối với trường hợp người được bảo lãnh đang ở Việt Nam).

  • Hộ chiếu của người được bảo lãnh (còn thời hạn trên 6 tháng và phải còn ít nhất 2 trang trắng):

+ Bản photo (đối với trường hợp người được bảo lãnh đang ở nước ngoài).

+ Bản gốc (đối với trường hợp người được bảo lãnh đang ở Việt Nam).

  • Thẻ căn cước của người bảo lãnh (bản sao y);
  • Hộ khẩu của người bảo lãnh (bản sao y);
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân như: giấy khai sinh đối với trẻ em, bố mẹ, giấy đăng ký kết hôn đối với vợ chồng, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận gia đình, … (bản sao y)
  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của người bảo lãnh (bản sao y)
  • Xác nhận tạm trú của người nước ngoài (đối với trường hợp người được bảo lãnh đang ở Việt Nam).
  1. Thủ tục xin cấp Visa thăm thân
    • Người được bảo lãnh đang ở nước ngoài

Bước 1: Xin Công văn nhập cảnh

  • Chuẩn bị hồ sơ;
  • Nộp hồ sơ: Trường hợp người bảo lãnh có sổ hộ khẩu/công ty có trụ sở từ Đà Nẵng trở ra, nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Hà Nội. Đối với người bảo lãnh có sổ hộ khẩu/công ty có trụ sở từ Quảng Nam trở vào, nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Hồ Chí Minh.

Hoặc Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an cấp tỉnh, nơi công ty bảo lãnh có trụ sở chính hoặc nơi nơi người Việt Nam bảo lãnh có hộ khẩu thường trú.

  • Thời gian giải quyết là khoảng 5 – 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Cục xuất nhập cảnh Việt Nam sẽ cấp cho công ty bảo lãnh Công văn nhập cảnh (bản gốc), đồng thời gửi fax tới văn phòng Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài mà khách hàng đã đăng ký nhận Visa.

Lưu ý: HT phối hợp thực hiện nộp hồ sơ cùng người bảo lãnh

Bước 2: Nhận visa (Khách hàng thực hiện)

Theo quy định của pháp luật, người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo bảo lãnh của cơ quan, tổ chức được cấp thị thực tại một trong các địa điểm sau:

  • Cửa khẩu sân bay quốc tế khi nhập cảnh
  • Đại sứ quán/Lãnh sự quán của Việt Nam tại nước mà người nước ngoài xuất cảnh.

Tuy nhiên, hiện nay, người nước ngoài thường chỉ có thể nhận visa tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán của Việt Nam tại nước ngoài.

Người nước ngoài cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Công văn nhập cảnh (bản photo);
  • Hộ chiếu gốc còn thời hạn trên 6 tháng và phải còn ít nhất 2 trang trắng (chính là hộ chiếu được dùng để xin công văn nhập cảnh Việt Nam);
  • 02 ảnh thẻ (size 4*6, phông nền trắng, không mũ, không kính);
  • Đơn xin nhập xuất cảnh Việt Nam;
  • Phí dán tem Visa;
  • Các giấy tờ khác (nếu có).

Lưu ý: Mỗi Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại các quốc gia có thể có những yêu cầu về hồ sơ và phí khác nhau, do đó người nước ngoài cần chủ động liên hệ trước khi lên nhận visa.

  • Người được bảo lãnh đang ở Việt Nam

Trong trường hợp này, người bảo lãnh thực hiện các bước sau để xin visa thăm thân cho người nước ngoài tại Việt Nam:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

–      Nộp hồ sơ: Trường hợp người bảo lãnh có sổ hộ khẩu/công ty có trụ sở chính từ Đà Nẵng trở ra, nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Hà Nội. Trường hợp người bảo lãnh có sổ hộ khẩu/công ty có trụ sở chính từ Quảng Nam trở vào, nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Hồ Chí Minh.

–      Thời gian giải quyết là khoảng 5 – 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 2: Nhận kết quả

Vào ngày hẹn, cá nhân bảo lãnh /đại diện của cơ quan bảo lãnh sẽ mang giấy hẹn lên địa điểm nộp hồ sơ để nhận kết quả visa thăm thân.

 

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Visa Thăm thân cho người nước ngoài. 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

THỦ TỤC CẤP THẺ THƯỜNG TRÚ

STTTiêu chíNội dungCơ sở pháp lýGhi chú
1Đối tượng1. Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.
2. Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.
3. Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.
4. Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước
Điều 39 Luật xuất nhập cảnh
2Điều kiện1. Người nước ngoài quy định tại Điều 39 của Luật này được xét cho thường trú nếu có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
2. Người nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị.
3. Người nước ngoài đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên theo quy định tại khoản 3 Điều 40 của Luật được xác định trên cơ sở dấu kiểm chứng nhập cảnh, dấu kiểm chứng xuất cảnh được cấp tại cửa khẩu có tổng thời gian tạm trú tại Việt Nam từ 03 năm trở lên trong 04 năm gần nhất tính đến ngày nộp hồ sơ xin thường trú.
Điều 40 Luật xuất nhập cảnh
3Thủ tụca) Đơn xin thường trú; (NA12)
b) Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;
c) Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;
d) Bản sao hộ chiếu có chứng thực;
đ) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú quy định tại Điều 40 của Luật này; (giấy tờ về chỗ ở: hợp đồng thuê nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của vợ, … giấy tờ về tài chính: Hợp đồng lao động, sao kê ngân hàng, …)
e) Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này. (bản sao chứng thực đăng ký kết hôn, thẻ tạm trú trong 3 năm liên tục cho đến lúc nộp hồ sơ)
4Cơ quan tiếp nhậnPhòng quản lý xuất nhập cảnhĐiều 41 Luật xuất nhập cảnh
5Thời gian giải quyết40 ngày
(Có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày)
Điều 41 Luật xuất nhập cảnh
6Thời hạn thẻ10 năm

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Cấp thẻ thường trú 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC CẤP VISA DOANH NGHIỆP

I. Cơ sở pháp lý

  1. Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh năm 2014
  2. Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019

II. Quy trình và thủ tục cấp Visa doanh nghiệp

  1. Khái niệm Visa doanh nghiệp

Visa doanh nghiệp là loại giấy tờ được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Theo đó, giấy tờ này cho phép người nước ngoài có thể nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích trao đổi, làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam.

Ký hiệu là Visa DN1 và DN2, được cấp cho các đối tượng sau:

  • Visa DN1 – cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của Pháp luật Việt Nam.
  • Visa DN2 – cấp cho người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện doanh nghiệp, thực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  1. Thời hạn Visa doanh nghiệp

Theo quy định của pháp luật, Visa doanh nghiệp có thời hạn không quá 12 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế, người nước ngoài thường được cấp Visa 3 tháng (nhập cảnh 1 lần hoặc nhiều lần)

Visa doanh nghiệp 3 tháng nhiều lần có thời hạn 3 tháng và cho phép người nước ngoài xuất nhập cảnh nhiều lần. Nhiều lần là không giới hạn số lần xuất – nhập cảnh, cho đến khi Visa hết hạn. Đây là một loại Visa phổ biến mà người nước ngoài sử dụng để nhập cảnh vào Việt Nam.

Visa doanh nghiệp 3 tháng 1 lần có thời hạn 3 tháng và cho phép người nước ngoài chỉ được nhập cảnh 1 lần. Visa sẽ hết giá trị ngay lập tức khi người nước ngoài xuất cảnh khỏi Việt Nam.

  1. Hồ sơ cần cung cấp
  • Hộ chiếu của người nước ngoài (Bản sao)
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Bản sao chứng thực)
  • Bản sao hợp đồng thuê văn phòng (Bản sao chứng thực)
  • Xác nhận góp vốn (trong một số trường hợp) (Bản sao chứng thực)
  • Báo cáo thuế VAT (nếu có) (Bản sao có dấu treo)
  1. Thủ tục xin cấp Visa doanh nghiệp

Bước 1: Xin Công văn nhập cảnh (HT thực hiện)

  • Chuẩn bị hồ sơ;
  • Nộp hồ sơ: Đối với công ty có trụ sở từ Đà Nẵng trở ra, nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Hà Nội. Đối với công ty có trụ sở từ Quảng Nam trở vào, nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Hồ Chí Minh.
  • Thời gian giải quyết là khoảng 5 – 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Cục xuất nhập cảnh Việt Nam sẽ cấp cho công ty bảo lãnh Công văn nhập cảnh (bản gốc), đồng thời gửi fax tới văn phòng Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài mà khách hàng đã đăng ký nhận Visa.

Bước 2: Nhận visa (Khách hàng thực hiện)

Theo quy định của pháp luật, người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo bảo lãnh của cơ quan, tổ chức được cấp thị thực tại một trong các địa điểm sau:

  • Cửa khẩu sân bay quốc tế khi nhập cảnh
  • Đại sứ quán/Lãnh sự quán của Việt Nam tại nước mà người nước ngoài xuất cảnh.

Tuy nhiên, hiện nay, người nước ngoài thường chỉ có thể nhận visa tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán của Việt Nam tại nước ngoài

Người nước ngoài cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Công văn nhập cảnh (bản photo);
  • Hộ chiếu gốc;
  • 02 ảnh thẻ (size 3*4, phông nền trắng, không kính, không mũ);
  • Phí dán tem Visa;
  • Các giấy tờ khác (nếu có)

Lưu ý: Mỗi Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại các quốc gia có thể có những yêu cầu về hồ sơ và phí khác nhau, do đó người nước ngoài cần chủ động liên hệ trước khi lên nhận visa.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Nộp hồ sơ cấp visa Doanh nghiệp

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Phân biệt thẻ tạm trú và visa

Đầu tiên, chúng tôi xin gửi lời chào trân trọng đến Qúy khách hàng.

Hôm nay, chúng tôi xin được giới thiệu với Qúy khách hàng về Thẻ TạmTrú (TRC). Vui lòng xem thông tin chi tiết về việc “Nộp thẻ tạm trú cho người nước ngoài” ở bên dưới.

1. Giới thiệu chung

Thẻ tạm trú (TRC) là bắt buộc đối với người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam trong khoản thời gian dài. Thẻ tạm trú này tiện lợi hơn visa, bởi những lý do như sau:

VisaTRC
Khách hàng có thể lấy được visa 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm.
Nếu khách hàng có được visa 1 năm, nhưng chỉ ở được 6 tháng sau đó phải xuất cảnh ra Việt Nam và trở vào lại để tiếp tục ở 6 tháng còn lại.
Sẽ được cấp thẻ tạm trú 1 năm, 2 năm, 3 năm hoặc 5 năm. Thẻ tạm trú có giá trị tương đương với visa, và Qúy khách hàng sẽ được ở liên tục cùng với thời gian của thẻ tạm trú mà không cần phải xuất cảnh.

2. Hồ sơ yêu cầu:

Dựa vào kinh nghiệm tư vấn hồ sơ cho khách hàng, chúng tôi nhận thấy rằng hồ sơ có 4 trường hợp sau đây:

    • Nếu đương đơn là nhà đầu tư, tài liệu sẽ được chuẩn bị như sau
STTTên tài liệuSố lượng Loại
1Hộ chiếu1 Bản gốc
2Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư1 Sao y công chứng
3Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp1 Sao y công chứng
4Giấy đăng ký mẫu dấu của công ty1Bản copy có đóng dấu treo của Cty
5Giấy đăng ký tạm trú của công an phường, nơi Qúy khách hàng đang sinh sống ở Việt Nam1Bản gốc
6Công văn visa nhập cảnh gần nhất vào Việt Nam1 Sao y
7Ảnh 2×33
8Báo cáo thuế 3 tháng gần nhất1 Sao y
    • Nếu đương đơn là thành viên góp vốn, thì phải chuẩn bị những hồ sơ sau đây:
STTTên tài liệuSố lượng Loại
1Hộ chiếu1 Bản gốc
2Giấy chứng nhận đnăg ký doanh nghiệp1 Sao y công chứng
3Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu1 Bản sao có đóng dấu treo của công ty
4Văn bản chấp thuận vốn góp1Bản sao y công chứng
5Giấy phép miễn lao động1Bản sao y công chứng
7 Công văn visa nhập cảnh gần nhất vào Việt Nam1 Sao y
8Ảnh 2×33
9Báo cáo thuế 3 tháng gần nhất1 Sao y
    • Nếu đương đơn là người lao động thì cần chuẩn bị những hồ sơ sau:
STTTên tài liệuSố lượng Loại
1Hộ chiếu1 Bản gốc
2Giấy chứng nhận đnăg ký doanh nghiệp1 Sao y công chứng
3Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu1 Bản sao có đóng dấu treo của công ty
4Giấy phép lao động1Bản sao y công chứng
5Giấy đăng ký tạm trú của công an phường, nơi Qúy khách hàng đang sinh sống ở Việt Nam1Bản gốc
7Công văn visa nhập cảnh gần nhất vào Việt Nam1 Sao y
8Ảnh 2×33
9Báo cáo thuế 3 tháng gần nhất1 Sao y
    • Nếu đương đơn có mối quan hệ tại Việt Nam:
STTTên tài liệuSố lượng Loại
1Hộ chiếu1 Bản gốc
2Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy đăng ký khai sinh1Hợp pháp hóa lãnh sự
3 Giấy đăng ký tạm trú của công an phường, nơi Qúy khách hàng đang sinh sống ở Việt Nam.1Bản gốc
4Công văn visa nhập cảnh gần nhất vào Việt Nam1 Sao y
8Ảnh 2×33
9Nếu đương đơn được bảo lãnh bởi công ty của chồng hoặc của vợ thì sẽ cung cấp thểm những giấy tờ khác liên quan đến công ty bảo lãnh
    • Thời gian

Sẽ mất hai tuần để hoàn thành.

Để biết thêm thông tin chi tiết về hồ sơ cũng như thủ tục đăng ký Thẻ tạm trú tại Việt Nam. Hãy liên hệ với HT.

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

THẺ TẠM TRÚ

Đầu tiên, chúng tôi xin gửi lời chào trân trọng đến Qúy khách hàng.

Hôm nay, chúng tôi xin được giới thiệu với Qúy khách hàng về Thẻ TạmTrú (TRC). Vui lòng xem thông tin chi tiết về việc “Nộp thẻ tạm trú cho người nước ngoài” ở bên dưới.

1. Giới thiệu chung

Thẻ tạm trú (TRC) là bắt buộc đối với người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam trong khoản thời gian dài. Thẻ tạm trú này tiện lợi hơn visa, bởi những lý do như sau:

Hồ sơ yêu cầu:

Dựa vào kinh nghiệm tư vấn hồ sơ cho khách hàng, chúng tôi nhận thấy rằng hồ sơ có 4 trường hợp sau đây:

  1. Nếu đương đơn là nhà đầu tư, tài liệu sẽ được chuẩn bị như sau
    • Nếu đương đơn là thành viên góp vốn, thì phải chuẩn bị những hồ sơ sau đây:
    • Nếu đương đơn là người lao động thì cần chuẩnbị những hồ sơ sau:
    • Nếu đương đơn có mối quan hệ tại Việt Nam:
    • Thời gian

Sẽ mất hai tuần để hoàn thành.

Để biết thêm thông tin chi tiết về hồ sơ cũng như thủ tục chuyển đổi thị thực thăm thân/ cấp mới thị thực thăm thân/ cấp mới thẻ tạm trú thăm thân. Hãy liên hệ với chúng tôi.

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Chuyển đổi Thẻ tạm trú Lao Động sang Thăm thân có được không?

Chuyển đổi Thẻ tạm trú Lao Động sang Thăm thân

Người lao động nước ngoài đang làm việc, sinh sống tại Việt Nam, có vợ/ chồng là người Việt Nam đã được cấp Thẻ tạm trú lao động (TRC LĐ) và mong muốn chuyển đổi sang Thẻ tạm trú Thăm thân (TRC TT).

Người lao động có phải hoàn trả Thẻ tạm trú LĐ cho cơ quan chức năng hay không?

Sau khi hoàn trả Thẻ tạm trú LĐ, người nước ngoài có được tiếp tục ở Việt Namchuyển đổi Thẻ tạm trú LĐ sang Thẻ tạm trú TT hay không?

Chuyển đổi thẻ lao động tạm trú sang thăm thân

1. Nguyên tắc

Về nguyên tắc, khi người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam muốn chuyển đổi Thẻ tạm trú LĐ sang thẻ tạm trú dạng khác, người nước ngoài phải có lý do để chuyển đổi. Không phải trường hợp nào cũng có thể chuyển đổi mục đích thị thực được.

Trường hợp chuyển đổi từ Thẻ tạm trú LĐ sang Thẻ tạm trú TT, người lao động thực hiện thủ tục chuyển đổi Thẻ tạm trú LĐ sang thị thực thăm thân, sau đó nộp hồ sơ cấp mới Thẻ tạm trú TT.  

Lưu ý: Thị thực thăm thân và thẻ tạm trú TT (diện thăm thân) là hoàn toàn khác nhau về thời hạn thị thực. Để biết rõ hơn về sự khác nhau giữa thị thực và thẻ tạm trú, kính mời Quý khách hàng xem bài viết có liên quan tại đây.

2. Cơ quan xử lý

    • Nếu vợ/chồng người Việt Nam của người được bảo lãnh có hộ khẩu tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, hồ sơ được thực hiện tương ứng tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
    • Nếu vợ/chồng người Việt Nam của người được bảo lãnh có hộ khẩu từ Đà Nẵng trở ra, hồ sơ được thực hiện tương ứng tại tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Hà Nội, 44-46 đường Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội.
    • Nếu vợ/chồng người Việt Nam của người được bảo lãnh có hộ khẩu từ Quảng Nam trở vào, hồ sơ được thực hiện tương ứng tại tại Cục quản lý xuất nhập cảnh thành phố Hồ Chí Minh, 333-335-337 đường Nguyễn Trãi, Q1, TP. Hồ Chí Minh.

3. Quy trình chuyển đổi từ thẻ tạm trú lao động sang thẻ tạm thú thăm thân

Bước 1: Hoàn trả lại Thẻ tạm trú LĐ và thực hiện thủ tục chuyển sang thị thực Thăm thân cho vợ/ chồng là người lao động nước ngoài tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh

    • Hồ sơ chuyển sang thị thực thăm thân:
      • Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Bản hợp pháp hóa lãnh sự nếu giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được cấp tại nước ngoài.
      • Hộ chiếu gốc của người nước ngoài xin cấp TRC
      • Quyết định chấm dứt Hợp đồng lao động
      • Mẫu NA3
      • Bản sao chứng thực CMND/CCCD của vợ/chồng người Việt Nam
      • Thẻ tạm trú LĐ.
    • Thời hạn xử lý: 07 – 10 ngày làm việc

Bước 2: Thực hiện thủ tục xin cấp thẻ tạm trú Thăm thân cho vợ/chồng là người lao động nước ngoài

    • Hồ sơ cấp thẻ tạm trú thăm thân
      • Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Bản hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được cấp tại nước ngoài.
      • Hộ chiếu gốc của người nước ngoài xin cấp TRC
      • Bản gốc giấy xác nhận tạm trú cho người nước ngoài do Công an Phường cấp
      • Bản sao chứng thực sổ hộ khẩu của vợ/chồng là người Việt Nam
      • 04 Ảnh (Size 2*3 cm, nền trắng, không kính, không mũ)
      • Bản sao chứng thực CMND/CCCD của vợ/chồng người Việt Nam
    • Thời hạn xử lý: 07 – 10 ngày làm việc

Bước 3. Nhận kết quả tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập nơi xin cấp thẻ tạm trú.

4. Một số lưu ý

Như vậy, việc chuyển đổi thẻ tạm trú LĐ sang thẻ tạm trú TT có thể được thực hiện tại Việt Nam, đương đơn không cần xuất cảnh để xin thị thực thăm thân mới nếu:

    • Thẻ tạm trú LĐ hiện tại vẫn còn có hiệu lực
    • Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như đã đề cập ở trên (đặc biệt lưu ý: Cần phải có Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động tại nơi đang làm việc, bảo lãnh thẻ tạm trú LĐ).

Trường hợp Thẻ tạm trú LĐ hiện tại sắp hết hiệu lực, hoặc đương đơn không thể cung cấp được Quyết định chấm dứt hợp đồng tại nơi đang làm việc/nơi đang bảo lãnh thẻ tạm trú LĐ. Thì phải xuất cảnh để xin thị thực thăm thân/miễn thị thực. Sau khi nhập cảnh lại vào Việt Nam thì chuẩn bị hồ sơ để nộp hồ sơ cấp mới thẻ tạm trú TT.

Để biết thêm thông tin chi tiết về hồ sơ cũng như thủ tục chuyển đổi thị thực thăm thân/ cấp mới thị thực thăm thân/ cấp mới thẻ tạm trú thăm thân. Hãy liên hệ với chúng tôi.

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Thủ tục cấp mới giấy phép lao động trong các trường hợp đặc biệt

Cấp mới giấp phép lao động trong các trường hợp đặc biệt

I. Các trường hợp đặc biệt

    1. Người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà có nhu cầu làm việc cho người sử dụng lao động kháccùng vị trí công việccùng chức danh công việc ghi trong giấy phép lao động.
    2. Người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà thay đổi vị trí công việc hoặc chức danh công việc hoặc hình thức làm việc ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật nhưng không thay đổi người sử dụng lao động.

(Khoản 9 Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP)

II. Trình tự thực hiện

Bước 1. Xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

Trước ngày dự kiến ​​sử dụng lao động nước ngoài ít nhất 30 ngày, người sử dụng lao động phải xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài.

Thời hạn giải quyết dự kiến: 10 ngày làm việc.

Bước 2. Xin cấp giấy phép lao động

Ít nhất 15 ngày làm việc trước ngày người lao động nước ngoài dự kiến ​​bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động.

Thời hạn giải quyết dự kiến: 05 ngày làm việc.

III. Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động

Trường hợp 1: Người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động, đang còn hiệu lực mà có nhu cầu làm việc cho người sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc và cùng chức danh công việc ghi trong giấy phép lao động.

    1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động (Mẫu số 11)
    2. Giấy xác nhận của người sử dụng lao động trước đó về việc người lao động hiện đang làm việc
    3. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
    4. Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật
    5. 02 ảnh màu (cỡ 4cm x 6cm, phông nền trắng, nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ
    6. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
    7. Bản sao có chứng thực giấy phép lao động đã được cấp

Trường hợp 2: Người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà thay đổi vị trí công việc hoặc chức danh công việc hoặc hình thức làm việc ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật nhưng không thay đổi người sử dụng lao động.

Ngoài các tài liệu như trường hợp 1 (trừ Giấy xác nhận của người sử dụng lao động trước đó về việc người lao động hiện đang làm việc), người lao động nước ngoài cần phải chuẩn bị thêm các tài liệu sau:

    1. Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, chuyên gia theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:

– Đối với nhà quản lý: Xác nhận kinh nghiệm làm việc ít nhất 3 năm ở vị trí nhà quản lý

– Đối với chuyên gia: Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam

    1. Tuyên thệ xác nhận danh tính: Trường hợp tên của người lao động nước ngoài trên hộ chiếu và trên các tài liệu khác không hoàn toàn giống nhau.

* Lưu ý:

Các giấy tờ của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật; dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, dịch thuật công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

VISA RUN VIỆT NAM

Visa run
Visa run Việt Nam

1. Visa Run là gì?

Visa run hay được gọi visa chạy là một chuyến đi ngắn hạn qua biên giới quốc tế để thiết lập lại thị thực tại quốc gia rời đi ban đầu.

Visa run nhằm giảm thiểu chi phí cho người nước ngoài khi sắp hết hạn visa mà không muốn tốn nhiều chi phí khi bắt buộc phải xuất cảnh, hoặc tốn nhiều chi phí để gia hạn.

Nhiều quốc gia trên thế giới nhập cảnh không cần visa hoặc cấp visa một khoảng thời gian nhất định mà người nước ngoài có thể ở trong nước họ. Một ví dụ phổ biến đó là Thái Lan, Campuchia cho phép du khách chỉ cần mang hộ chiếu là có thể ở lại quốc gia này 30 ngày mà không cần visa.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại Campuchia vẫn còn yêu cầu các giấy tờ liên quan đến việc tuân thủ các biện pháp phòng tránh lây nhiễm covid 19, ví dụ như chứng nhận âm tính với Covid 19 bằng RT-PCR được cấp trong vòng 72h trước khi nhập cảnh, chứng nhận tiêm đủ liều vaccine, …

2. Cần chuẩn bị gì để Visa Run?

Để xin được visa nhanh chóng, người nước ngoài thực hiện visa run cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

    • Hộ chiếu gốc có thời hạn ít nhất 06 tháng
    • Ảnh thẻ 3×4
    • Phí tem visa
    • Công văn nhập cảnh
    • Giấy chứng nhận tiêm đủ vaccine

3. Các bước Visa Run tại cửa khẩu:

Bước 1: Xin công văn nhập cảnh từ Cục QLXNC

Bước 2: Đến cửa khẩu nơi biên giới của nước đó.

Bước 3: Xuất cảnh tại cửa khẩu.

Bước 4: Thực hiện thủ tục nhập cảnh và xuất cảnh tại nước láng giềng

Bước 5: Quay trở lại nước ban đầu để thực hiện thủ tục nhập cảnh.

Bước 6: Đóng phí và lấy visa tại cửa khẩu. 

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Pháp lý liên quan đến mua bán rượu

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

VISA MỸ KHẨN – Có thật sự khó?

Tình hình hiện tại lịch phỏng vấn visa Mỹ đã full đến 6/2023. Nên ảnh hưởng rất nhiều đến lịch trình của khách hàng đang có ý định đi công tác/du lịch/thăm thân/định cư. Vậy thì lý do đi như thế nào để hồ sơ của bạn có thể xin lịch hẹn khẩn?

Điều kiện để được cấp lịch hẹn khẩn với những lý do sau:
– Lý do nhân đạo : Thăm người thân ốm đau nguy kịch.
– Lý do công tác : Công tác khẩn, chuyến đi ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của công ty ở Mỹ và Việt Nam.

Trên đây là 2 lý do chính để bạn có thể đặt được cuộc hẹn khẩn của Visa Mỹ.

Nếu Quý khách hàng có nhu cầu làm visa Mỹ, Anh, Úc, Canada, Châu Âu, Nhật Bản, hãy liên hệ với HT để được tư vấn chi tiết hơn. Bên cạnh đó, HT cũng có dịch vụ làm visa Việt Nam cho người nước ngoài.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, dịch thuật công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Visa đi Mĩ, Châu Âu, Canada, Úc và Nhật Bản. 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Visa công tác Úc

Hôm nay, HT hoàn thành 2 visa công tác Úc cho khách hàng. Đây là visa công tác 3 năm, nhập cảnh nhiều lần, mỗi lần nhập cảnh 3 tháng. Visa được cấp sau 8 ngày làm việc.  

HT chuyên cung cấp dịch vụ visa du lịch, công tác và thăm thân đến các nước Mĩ, Canada, Úc, Anh và Châu Âu. Đồng thời, HT cũng hỗ trợ làm 
thẻ APEC cho các doanh nhân Việt Nam thường xuyên đi công tác nước ngoài. 

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu về luật, điền form, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Visa

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

THỦ TỤC CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP

I. Lý lịch tư pháp là gì?

Khoản 1 Điều 2, Luật Lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12 đưa ra định nghĩa rõ ràng về lý lịch tư pháp. Theo đó:

“Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.”

II. Các loại Phiếu lý lịch tư pháp

Có 02 loại phiếu lý lịch tư pháp:

– Phiếu lý lịch tư pháp số 1: cấp cho các cá nhân, cơ quan tổ chức có yêu cầu.

– Phiếu lý lịch tư pháp số 2: cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

III. Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp

Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;

b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;

c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

IV. Trình tự cấp phiếu Lý lịch tư pháp

Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền sau:

– Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh.

– Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

– Cơ quan, tổ chức gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia

Bước 2: Nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ

V. Thành phần hồ sơ

– Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp (theo mẫu);

– Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (xuất trình bản chính để đối chiếu);

– Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú (xuất trình bản chính để đối chiếu) hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về nơi cư trú.

– Văn bản uỷ quyền (nếu có)

– Các giấy tờ để chứng minh thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm phí cấp lý lịch tư pháp (nếu có)

* Lưu ý:

– Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.

– Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

– Trường hợp không có bản chính để đối chiếu thì nộp bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật.

VI. Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ

Trường hợp người được yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn không quá 15 ngày.

VII. Lệ phí

Theo Thông tư số 244/2016/TT-BTC, mức thu lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp được quy định như sau:

– Thông thường: 200.000 đồng.

– Đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ (gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ (hoặc chồng), con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi dưỡng liệt sỹ): 100.000 đồng/lần/người.

– Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 02 Phiếu lý lịch tư pháp trong một lần yêu cầu, thì kể từ Phiếu thứ 3 trở đi tổ chức thu phí được thu thêm 5.000 đồng/Phiếu

Các trường hợp miễn phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp gồm: Trẻ em; Người cao tuổi; Người khuyết tật; Người thuộc hộ nghèo và Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của pháp luật.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, dịch thuật công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài. 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Cấp lại Thẻ tạm trú

1. Khi thẻ tạm trú hỏng hoặc mất thì người nước ngoài có cần xin xác nhận mất hoặc hỏng ở đâu không?

Đối với trường hợp làm mất thẻ tạm trú, người nước ngoài phải làm Đơn cớ mất có xác nhận của Công an phường, sau đó mới có thể tiến hành thủ tục xin cấp lại thẻ tạm trú.

2. Những lưu ý khi cấp lại thẻ tạm trú cho người nước ngoài trong trường hợp thẻ bị mất hoặc hư hỏng

– Thời hạn của hộ chiếu còn giá trị sử dụng tối thiểu là 13 tháng.

– Đối với trường hợp người lao động nước ngoài: Giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động của người nước ngoài phải còn đủ 12 tháng (Trong trường hợp GPLĐ hoặc giấy miễn GPLĐ không còn đủ 12 tháng thì trường hợp này phải chuyển sang cấp visa);

– Đối với nhà đầu tư có thể xin cấp thẻ tạm với thời hạn tạm trú bằng với thời hạn của thẻ cũ hoặc dài hơn thời hạn của thẻ cũ nhưng tối đa không quá 5 năm theo quy định.

– Đối với người có vợ hoặc chồng, trẻ em có mẹ Việt Nam có thể xin cấp thẻ tạm trú với thời hạn tương đương của thẻ tạm trú cũ hoặc có thể xin cấp với thời hạn dài hơn nhưng tối đa không quá 5 năm theo quy định.

– Khi làm thủ tục xin cấp thẻ tạm trú yêu cầu người làm mất thẻ hoặc làm hư hỏng thẻ phải có văn bản giải trình trình bày rõ việc việc mất thẻ hoặc hư hỏng thẻ nộp kèm với bộ hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú được trình bày dưới đây.

Cấp lại Thẻ tạm trú - htlaw

3. Hồ sơ xin cấp lại thẻ tạm trú do hư hỏng hoặc mất

A. Hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài do công ty/ tổ chức bảo lãnh người nước ngoài

– Tờ khai xin thẻ tạm trú theo Mẫu NA6, NA8 (Mỗi tờ khai 01 bản gốc)

– Bản gốc Hộ chiếu/Thẻ tạm trú cũ bị hư hỏng

– Đơn trình bày việc mất thẻ tạm trú

– 02 Ảnh 2x3cm (01 ảnh dán vào tờ khai NA8, 01 ảnh kèm theo hồ sơ)

– 01 Tờ khai xác nhận tạm trú online hoặc xác nhận tạm trú do công an xã, phường cấp.

– Giấy giới thiệu của doanh nghiệp/Tổ chức cử nhân viên đi làm thủ tục cấp thẻ tạm trú.

Yêu cầu hồ sơ cho từng trường hợp cụ thể

– 01 bản sao y chứng thực Giấy phép lao động hoặc Giấy miễn giấy phép lao động đối với trường hợp xin cấp thẻ tạm trú diện lao động LĐ 1, LĐ 2

– 01 bản sao y chứng thực Đăng ký kinh doanh/Giấy phép đầu tư và 01 bản sao y có chứng thực Giấy tờ chứng minh việc góp vốn vào công ty tại Việt Nam đối với trường hợp là nhà đầu tư xin các loại thẻ tạm trú ĐT 1, ĐT 2, ĐT3

–  01 bản dịch thuật sang tiếng Việt và công chứng các giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân như Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, Giấy chứng nhận quan hệ gia đình, Hộ khẩu …. đối với trường hợp xin thẻ tạm thân nhân là người nước ngoài đang làm việc tại doanh nghiệp/tổ chức.

B. Hồ sơ xin cấp lại thẻ tạm trú cho người nước ngoài theo diện thăm thân do công dân Việt Nam bảo lãnh

– Tờ khai xin thẻ tạm trú theo Mẫu NA7, NA8 (Mỗi tờ khai 01 bản gốc)

– Bản gốc Hộ chiếu/Visa/Thẻ tạm trú cũ đã hỏng

–  Đơn trình bày việc mất thẻ tạm trú

– 02 Ảnh 2x3cm (01 ảnh dán vào tờ khai NA8, 01 ảnh kèm theo hồ sơ)

– 01 Bản sao y có công chứng hoặc bản dịch thuật có công chứng các tài liệu chứng minh mối quan hệ thân nhân (Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, Giấy chứng nhận quan hệ gia đình, Hộ khẩu …. (Tùy vào mối quan hệ mà cần cung cấp tài liệu phù hợp).

4. Thủ tục nộp hồ sơ và nhận kết quả xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài

A. Nộp hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú 

– Nộp tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp, công ty có trụ sở chính và cá nhân bảo lãnh thân nhân có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú hoặc tại Cục quản lý xuất nhập cảnh tại Hà Nội và TP HCM

– Nộp lê phí khi nộp hồ sơ tại nơi tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú. Lệ phí xin cấp thẻ tạm trú có thể được nộp bằng tiền Việt (VNĐ) hoặc Đô la Mỹ (USD). Không nhận các đồng tiền ngoại tệ khác hoặc thanh toán bằng thẻ, chuyển khoản.

B. Nhận kết quả nộp thẻ tạm trú tại Cơ quan xuát nhập cảnh

– Kết quả thẻ tạm trú được trả trong 05 ngày làm việc theo quy định.

Để đỡ mất thời gian tìm hiểu thủ tục, điền đơn, công chứng, chờ nộp hồ sơ, bạn có thể liên hệ với HT để được tư vấn và hỗ trợ làm Cấp lại Thẻ tạm trú.

Liên hệ chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Thẻ tạm trú thăm thân (TT)

Thẻ tạm trú thăm thân - HTlaw

1. Hồ sơ xin Thẻ tạm trú cho người nước ngoài là vợ hoặc chồng là người Việt Nam

    1. Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại Việt Nam hoặc Hợp pháp hóa lãnh sự Giấy chứng nhận kết hôn tại Việt Nam đối với trường hợp đăng ký kết hôn ở nước ngoài.
    2. Đơn xin bảo lãnh và cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài (Mẫu NA7)
    3. Đơn xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài (Mẫu NA8)
    4. Hộ chiếu gốc (hộ chiếu còn hạn ít nhất 13 tháng và có thị thực nhập cảnh Việt Nam đúng mục đích)
    5. 02 ảnh 2cmx3cm
    6. Bản sao công chứng sổ hộ khẩu Việt Nam của vợ hoặc chồng là người Việt Nam
    7. Bản sao công chứng CMND của vợ hoặc chồng là người Việt Nam 

2. Hồ sơ xin cấp Thẻ tạm trú cho người nước ngoài có cha mẹ là người Việt Nam:

    1. Giấy khai sinh hoặc giấy tờ khác chứng minh cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam
    2. Đơn xin bảo lãnh và cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài (Mẫu NA7)
    3. Đơn xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài (Mẫu NA8)
    4. Hộ chiếu gốc (hộ chiếu còn hạn ít nhất 13 tháng và có thị thực nhập cảnh Việt Nam đúng mục đích)
    5. 02 ảnh 2cmx3cm
    6. Bản sao công chứng sổ hộ khẩu Việt Nam của vợ hoặc chồng là người Việt Nam
    7. Bản sao công chứng CMND của bố mẹ là người Việt Nam
Thẻ tạm trú thăm thân - HTlaw

3. Hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú cho thân nhân người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam:

    1. Giấy chứng nhận hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức nơi người nước ngoài đang làm việc
    2. Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu của doanh nghiệp, tổ chức nơi người nước ngoài đang làm việc;
    3. Hộ chiếu và thẻ tạm trú của người bảo lãnh (Trường hợp đã được cấp thẻ tạm trú);
    4. Đăng ký mẫu dấu, mẫu chữ ký lần đầu tại Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh (Mẫu NA16);
    5. Đơn đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài (Mẫu NA6);
    6. Đơn xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài (Mẫu NA8);
    7. Giấy giới thiệu người lao động Việt Nam đến làm thủ tục xin cấp thẻ tạm trú tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh;
    8. Hộ chiếu và thị thực bản gốc (hộ chiếu còn hạn ít nhất 13 tháng và có thị thực nhập cảnh Việt Nam đúng mục đích);
    9. Giấy chứng nhận đăng ký tạm trú hoặc sổ đăng ký tạm trú của người nước ngoài có xác nhận của Công an phường, xã nơi người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam;
    10. 02 ảnh kích thước 2cmx3cm
    11. Giấy xác nhận quan hệ gia đình hoặc giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy khai sinh (đối với trẻ em được cha mẹ bảo lãnh)

4. Phí cấp Thẻ tạm trú thăm thân

    • Thẻ tạm trú có thời hạn 01 năm: 80 USD / 1 thẻ;
    • Thẻ tạm trú từ 01 năm đến 02 năm: 100 USD / thẻ.

5. Thủ tục cấp Thẻ tạm trú thăm thân

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Sau khi kiểm tra hồ sơ, Cục Quản lý xuất nhập cảnh gửi Giấy biên nhận cho người đến nộp hồ sơ (Mẫu NB7).

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp hồ sơ hoàn thiện hồ sơ. Và bạn sẽ cần chuẩn bị thêm để quay lại Phòng quản lý xuất nhập cảnh để nộp đơn lại.

Bước 2: Nhận kết quả

Đến ngày hẹn theo giấy hẹn, Quý khách mang giấy biên nhận, CMT hoặc hộ chiếu đến xuất trình để cán bộ trả kết quả kiểm tra, đối chiếu.

Nếu có kết quả cấp thẻ tạm trú thì nộp lệ phí, sau đó ký nhận kết quả (có cấp thẻ tạm trú hay không).

Để đỡ mất thời gian tìm hiểu thủ tục, điền đơn, công chứng, chờ nộp hồ sơ, bạn có thể liên hệ với HT để được tư vấn và hỗ trợ làm Thẻ tạm trú thăm thân.

Liên hệ chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Visa Việt Nam (công tác, lao động, thăm thân)

I. Cơ quan thực hiện

Cục Quản lý xuất nhập cảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc thành phố Hà Nội.

II. Trình tự thủ tục

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Nộp hồ sơ

Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở làm việc của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh thành phố Hà Nội (Địa chỉ 44-46 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội) hoặc Tp. Hồ Chí Minh (địa chỉ 333-335-337 Nguyễn Trãi, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh) để nộp hồ sơ.

Bước 3. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

    • Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ, in giấy biên nhận và yêu cầu nộp lệ phí fax cho cán bộ thu lệ phí (nếu có).
    • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ.

*Thời gian nộp hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết). 

Bước 4. Nhận kết quả:

Người đến nhận kết quả xuất trình giấy biên nhận, CMND/CCCD cho cán bộ trả kết quả kiểm tra, đối chiếu và nhận công văn chấp thuận nhập cảnh cho người nước ngoài.

*Thời gian: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, ngày tết). 

III. Thành phần hồ sơ

Hồ sơ bao gồm:

    1. Công văn đề nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh xét duyệt nhân sự cấp thị thực, cấp phép nhập cảnh cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam (Mẫu NA2);
    2. Bản sao chứng thực giấy phép hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập tổ chức;
    3. Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức (mẫu NA16 ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BCA).
    4. Giấy giới thiệu
    5. Bản copy hộ chiếu của người nước ngoài

IV. Thời gian xử lý

05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ

V. Nơi nhận thị thực

Người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo diện được bão lãnh bởi cơ quan, tổ chức có thể nhận thị thực một trong các nơi sau:

    • Người nước ngoài có thể được nhận thị thực trực tiếp tại cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế khi nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế;
    • Đối với trường hợp nhập cảnh qua cửa khẩu đường bộ, đường thủy, đường sắt, người nước ngoài có thể nhận thị thực tại Cục Cửa khẩu – Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng;
    • Người nước ngoài có thể nhận thị thực tại Cơ quan đại diện ngoài giao Việt Nam tại nước mà người nước ngoài xuất cảnh

VI. Lệ phí

    • Cấp thị thực có giá trị 1 lần trong 03 tháng: 25 USD
    • Cấp thị thực có giá trị nhiều lần trong 03 tháng: 50 USD

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Thị thực cho người nước ngoài. 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Gia hạn visa cho người nước ngoài đang ở tại Việt Nam

I. CƠ QUAN THỰC HIỆN

Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

II. TRÌNH TỰ THỦ TỤC

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Nộp hồ sơ

Cơ quan, tổ chức, cá nhân, công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở làm việc của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bước 3. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

    • Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ, in giấy biên nhận và yêu cầu nộp lệ phí fax cho cán bộ thu lệ phí (nếu có).
    • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ

Thời gian nộp hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết). 

Bước 4. Nhận kết quả:

Người đến nhận kết quả xuất trình giấy biên nhận, CMND/CCCD cho cán bộ trả kết quả kiểm tra, đối chiếu và nhận công văn chấp thuận nhập cảnh cho người nước ngoài.

Thời gian: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết). 

III. THÀNH PHẦN HỒ SƠ

Hồ sơ bao gồm:

    1. Tờ khai đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thi thực và gia hạn tạm trú (Mẫu NA5)
    2. Hộ chiếu
    3. Giấy tờ chứng minh thuộc diện xem xét cấp, gia hạn thị thực là một trong các loại giấy tờ như: Giấy phép lao động/ Giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động/ Giấy chứng nhận đầu tư; chứng nhận đăng ký kết hôn/ Giấy khai sinh/ Giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình…
    4. Giấy Xác nhận tạm trú của Công an Phường.
    5. Giấy giới thiệu của cơ quan tổ chức giới thiệu người đi nộp hồ sơ (nếu có)

IV. THỜI GIAN XỬ LÝ

05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

V. LỆ PHÍ

    • Loại có giá trị nhiều lần trong 01 tháng: 10 USD
    • Loại có giá trị nhiều lần từ 01 tháng đến 03 tháng: 50 USD
    • Loại có giá trị nhiều lần trên 03 tháng đến 06 tháng: 95 USD
    • Loại có giá trị nhiều lần trên 06 tháng đến 01 năm: 135 USD
    • Loại có giá trị nhiều lần trên 01 tháng đến 02 năm: 145 USD

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Gia hạn thị thực cho người nước ngoài. 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Bốn loại hồ sơ cần chuẩn bị khi làm visa đi nước ngoài

Để giúp các bạn bớt bối rối khi làm visa đi nước ngoài, HT tổng hợp 4 loại hồ sơ chính cần chuẩn bị để làm visa. Tuy nhiên, tùy theo mỗi quốc gia mà hồ sơ chuẩn bị sẽ khác đi, có thể đơn giản hơn, cũng có thể phức tạp hơn, có thể nộp online hoặc nộp bản cứng, có loại visa cần lấy dấu vân tay hoặc phỏng vấn.
Để việc đi nước ngoài của bạn được dễ dàng nhanh chóng hơn, HT có dịch vụ làm visa các nước Mĩ, Canada, Châu Âu, Anh, và Úc. Hãy liên hệ với HT để được tư vấn chi tiết hơn!

1. Hồ sơ nhân thân khi làm visa du lịch nước ngoài

    • Hộ chiếu còn hạn 6 tháng tính đến ngày khởi hành và vẫn còn trang trống để đóng dấu visa.
    • 02 ảnh thẻ 3,5*4,5. Chú ý người chụp ảnh phải được chụp thẳng mặt, mặc áo có cổ và để lộ tai.
    • Chứng minh thư nhân dân với người trên 14 tuổi và bản sao giấy khai sinh cho trẻ em dưới 14 tuổi (bản sao, công chứng).
    • Sổ hộ khẩu (bản sao, công chứng tất cả các trang).
    • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy ly hôn (bản sao, công chứng).

      Tùy thuộc mục đích làm visa, Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán có thể yêu cầu bạn chuẩn bị thêm giấy tờ bổ sung. Ví dụ nếu bạn muốn làm visa thăm thân tới Canada, bạn sẽ cần nộp thêm giấy tờ xác nhận quan hệ với người bên Canada; Thư mời gốc, giấy xác nhận quan hệ gia đình, photo hộ chiếu Canada, Bản sao 2 mặt thẻ cư trú của người mời bên Canada.

2. Hồ sơ chứng minh công việc khi làm visa du lịch nước ngoài

Nếu bạn đang là nhân viên làm việc cho 1 doanh nghiệp hoặc tổ chức, bạn sẽ cần chuẩn bị:

    • Hợp đồng lao động với đơn vị (nếu làm cơ quan tư nhân). Hoặc quyết định bổ nhiệm chức vụ (nếu làm cơ quan nhà nước)
    • Bảng lương 3 tháng gần nhất
    • Đơn xin nghỉ phép (bản gốc, có ghi rõ đất nước sẽ đi du lịch)

Nếu đối tượng làm visa vẫn còn là học sinh, Đại sứ quán/ Lãnh sự quán sẽ yêu cầu:

    • Thẻ học sinh và giấy xác nhận là học sinh do trường xác nhận
    • Đơn xin nghỉ học

Với chủ doanh nghiệp

    • Giấy phép đăng ký kinh doanh có đứng tên.

Với 1 số nước “khó tính” hơn, chủ doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị thêm các giấy tờ chứng minh khác. Ví dụ nếu bạn làm visa du lịch Úc với tư cách là chủ doanh nghiệp, bạn cần nộp thêm Tờ khai nộp thuế 3 tháng gần nhất.

3. Chứng minh tài chính khi xin visa du lịch nước ngoài

Khi xét duyệt visa cho người Việt Nam, các nước có nền kinh tế mạnh muốn các hồ sơ có điều kiện kinh tế, tài chính ổn định để tránh tình trạng di trú bất hợp pháp. Có 3 loại giấy tờ phổ biến nhất để chứng minh khả năng tài chính:

    • Sổ tiết kiệm

Đại sứ quán/ Lãnh sự quán không chỉ cần bạn có khoản tiền lớn trong sổ tiết kiệm, mà còn muốn được chứng minh đó là số tiền hợp pháp, có nguồn gốc tích lũy rõ ràng.

    • Sao kê tài khoản ngân hàng với số dư trên mức quy định

(Tùy vào yêu cầu của mỗi quốc gia bạn cần xin visa. Ví dụ hồ sơ xin visa đi Pháp sẽ yêu cầu số dư tài khoản trên 15000$)

    • Giấy chứng nhận quyền sử dụng, sở hữu các tài sản có giá trị như Ô tô, Bất động sản. Đây sẽ là yếu tố cộng giúp tỷ lệ đỗ visa của bạn tăng cao.

4. Giấy tờ chứng minh kế hoạch chuyến đi khi xin visa đi nước ngoài

Thủ tục làm visa du lịch nước ngoài của bạn sẽ cần chuẩn bị thêm các tài liệu xác minh hành trình của mình. Ví dụ như: Xác nhận đặt phòng Khách sạn, vé máy bay; lịch trình và bảo hiểm chuyến đi (nếu cần thiết); bảo hiểm du lịch đạt mức chuẩn quy định với 1 số quốc gia.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, dịch thuật công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Visa đi nước ngoài. 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Thẻ tạm trú Đầu tư (ĐT1, ĐT2)

htlaw - Thẻ tạm trú Đầu tư (ĐT1, ĐT2)

ĐT1: Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định;

ĐT2: Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định;

ĐT3: Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng;

1. Hồ sơ làm thẻ tạm trú đầu tư

    1. Bản sao công chứng Giấy ĐKKD, Giấy phép đầu tư trong đó thể hiện chi tiết và rõ ràng phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.
    2. Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu hoặc là Văn bản thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
    3. Đăng ký mẫu dấu và chữ ký lần đầu tại Cơ quan XNC (Mẫu NA16)
    4. Công văn và đơn xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài (Mẫu NA6)
    5. Tờ khai đề nghị xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài (Mẫu NA8)
    6. Giấy giới thiệu cho nhân viên người Việt Nam đi làm thủ tục xin cấp thẻ tạm trú tại Cơ quan xuất nhập cảnh.
    7. Hộ chiếu và visa gốc (hộ chiếu còn hạn ít nhất 13 tháng và visa nhập cảnh Việt Nam đúng mục đích);
    8. Giấy xác nhận đăng ký tạm trú hoặc sổ đăng ký tạm trú của người nước ngoài đã được xác nhận bởi công an phường, xã nơi người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam;
    9. 02 ảnh 2cmx3cm.
htlaw - Thẻ tạm trú Đầu tư (ĐT1, ĐT2)

2. Lệ phí cấp thẻ tạm trú

    • 145 USD/1 thẻ đối với thẻ tạm trú có giá trị từ 1 đến 2 năm;
    • 155 USD/1 thẻ đối với thẻ tạm trú có giá trị từ 2 đến 5 năm;

3. Thủ tục làm thẻ tạm trú

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Sau khi kiểm tra hồ sơ cục quản lý xuất nhập cảnh gửi giấy biên nhận cho người đến nộp hồ sơ (Mẫu NB7) và người đến nộp hồ sơ được hướng dẫn để nộp lệ phí tại quầy thu lệ phí của Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh.

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ cho đầy đủ. Và bạn sẽ cần chuẩn bị bổ sung để quay trở lại văn phòng của Phòng quản lý xuất nhập cảnh để nộp lại.

Bước 2. Nhận kết quả

Vào ngày hẹn theo giấy hẹn, bạn mang giấy biên nhận, CMT hoặc hộ chiếu để trình lên cán bộ trả kết quả kiểm tra, đối chiếu. 

Nếu có kết quả cấp thẻ tạm trú, bạn sẽ nộp lệ phí, sau đó ký nhận và nhận kết quả (kể cả có được cấp thẻ tạm trú hay không). 

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Thẻ Tạm trú Đầu tư

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Thẻ tạm trú lao động (LĐ1, LĐ2)

htlaw - Thẻ tạm trú lao động (LĐ1, LĐ2)

LĐ1: Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác;

LĐ2: Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động;

1. Hồ sơ làm thẻ tạm trú lao động

    1. Bản sao công chứng Giấy phép ĐKKD, hoặc Giấy phép đầu tư, hoặc Giấy phép hoạt động của VPDD, chi nhánh, … tùy theo loại hình doanh nghiệp;
    2. Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu hoặc là Văn bản thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
    3. Bản sao công chứng Giấy phép lao động hoặc Giấy miễn giấy phép lao động của người lao động nước ngoài còn thời hạn ít nhất 12 tháng.
    4. Đăng ký mẫu dấu và chữ ký lần đầu tại Cơ quan XNC (Mẫu NA16)
    5. Công văn và đơn xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài (Mẫu NA6)
    6. Tờ khai đề nghị xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài (Mẫu NA8)
    7. Giấy giới thiệu cho nhân viên người Việt Nam đi làm thủ tục xin cấp thẻ tạm trú tại Cơ quan xuất nhập cảnh.
    8. Hộ chiếu bản gốc (còn hiệu lực tối thiểu 1 năm, hoặc 2 năm nếu muốn thị thẻ tạm trú loại 2 năm.  Hộ chiếu có thị thực đúng mục đích làm việc, có ký hiệu LĐ hoặc DN do chính công ty bảo lãnh để xin);
    9. Giấy xác nhận đăng ký tạm trú hoặc sổ đăng ký tạm trú của người nước ngoài đã công an phường, xã nơi người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam xác nhận (nếu có).
    10.  02 ảnh 2cmx3cm
htlaw - Thẻ tạm trú lao động (LĐ1, LĐ2)

2. Lệ phí cấp thẻ tạm trú

Thẻ tạm trú có giá trị trên 01 năm đến 2 năm: 100 USD/thẻ;

3. Thời gian cấp thẻ tạm trú

Theo quy định pháp luật hiện hành, thời gian cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài là không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

Tuy nhiên, trên thực tế, nếu như hồ sơ của bạn không hợp lệ, phải sửa đổi, bổ sung thì thời gian thực hiện thủ tục làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài có thể kéo dài hơn so với thời gian trên.

4. Thủ tục làm thẻ tạm trú

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Văn phòng Cục quản lý xuất nhập cảnh TP. HCM.

Sau khi kiểm tra hồ sơ cục quản lý xuất nhập cảnh gửi giấy biên nhận cho người đến nộp hồ sơ (Mẫu NB7).

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ cho đầy đủ. Và bạn sẽ cần chuẩn bị bổ sung để quay trở lại văn phòng của Cục quản lý xuất nhập cảnh để nộp lại.

Bước 2. Nhận kết quả

Vào ngày hẹn theo giấy hẹn, bạn mang giấy biên nhận, CMT hoặc hộ chiếu để trình lên cán bộ trả kết quả kiểm tra, đối chiếu. 

Nếu có kết quả cấp thẻ tạm trú, bạn sẽ nộp lệ phí, sau đó ký nhận và nhận kết quả (kể cả có được cấp thẻ tạm trú hay không). 

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Thẻ Tạm trú lao động

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Gia hạn Thẻ tạm trú

Gia hạn Thẻ tạm trú - htlaw

1. Nên gia hạn thẻ tạm trú trước bao nhiêu ngày?

Người nước ngoài hoặc doanh nghiệp, tổ chức sử dụng người lao động nước ngoài nộp hồ sơ gia hạn thẻ tạm trú chậm nhất là vào ngày cuối cùng thẻ tạm trú còn thời hạn. Tuy nhiên để đảm bảo thủ tục thì nên nộp hồ sơ gia hạn trước từ 5 đến 10 ngày làm việc trước khi thời hạn của thẻ tạm trú hết hạn.

2. Hồ sơ gia hạn thẻ tạm trú cho người nước ngoài do công ty/ tổ chức bảo lãnh người nước ngoài.

    1. Tờ khai xin thẻ tạm trú theo Mẫu NA6, NA8 (Mỗi tờ khai 01 bản gốc)
    2. Bản gốc Hộ chiếu/Visa/Thẻ tạm trú cũ 
    3. 02 Ảnh 2x3cm (01 ảnh dán vào tờ khai NA8, 01 ảnh kèm theo hồ sơ)
    4. 01 Tờ khai xác nhận tạm trú online hoặc xác nhận tạm trú do công an xã, phường cấp.
    5. Giấy giới thiệu của doanh nghiệp/Tổ chức cử nhân viên đi làm thủ tục cấp thẻ tạm trú.

–  Đối với trường hợp thẻ tạm trú lao động, làm việc: 01 bản sao y chứng thực Giấy phép lao động hoặc Giấy miễn giấy phép lao động đối với trường hợp xin cấp thẻ tạm trú diện lao động LĐ 1, LĐ 2

Đối với trường hợp thẻ tạm trú đầu tư:  01 bản sao y chứng thực Đăng ký kinh doanh/Giấy phép đầu tư và 01 bản sao y có chứng thực Giấy tờ chứng minh việc góp vốn vào công ty tại Việt Nam đối với trường hợp là nhà đầu tư xin các loại thẻ tạm trú ĐT 1, ĐT 2, ĐT3

–  Đối với việc thẻ tạm trú thăm thân: 01 bản dịch thuật sang tiếng Việt và công chứng các giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân như Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, Giấy chứng nhận quan hệ gia đình, Hộ khẩu …. đối với trường hợp xin thẻ tạm thân nhân là người nước ngoài đang làm việc tại doanh nghiệp/tổ chức

Gia hạn Thẻ tạm trú - htlaw

3. Hồ sơ gia hạn thẻ tạm trú cho người nước ngoài theo diện thăm thân do người Việt Nam bảo lãnh

    1. Tờ khai xin thẻ tạm trú theo Mẫu NA7, NA8 (Mỗi tờ khai 01 bản gốc)
    2. Bản gốc Hộ chiếu/Visa/Thẻ tạm trú cũ 
    3. 02 Ảnh 2x3cm (01 ảnh dán vào tờ khai NA8)
    4. 01 Bản sao y có công chứng hoặc bản dịch thuật có công chứng các tài liệu chứng minh mối quan hệ thân nhân, vợ chồng, cha mẹ, ông bà ….. (Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, Giấy chứng nhận quan hệ gia đình, Hộ khẩu …. (Tùy vào mối quan hệ mà cần cung cấp tài liệu phù hợp).

4. Thủ tục nộp hồ sơ xin gia hạn thẻ tạm trú cho người nước ngoài

Cục quản lý xuất nhập cảnh văn phòng phía Nam: Số 333 đường Nguyễn Trãi, Quận 1, TP HCM (Nộp được cho tất các các doanh nghiệp công ty, cá nhân tại các tỉnh phía Nam, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ)

– Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an thành phố Hồ Chí Minh: Số 196 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP HCM (Nhận hồ sơ cho các công ty có trụ sở tại thành phố hoặc cá nhân bảo lãnh người nước ngoài có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại thành phố).

– Việc xử lý hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú sẽ được Cơ quan xuất nhập cảnh tiến hành trong 5 ngày làm việc theo quy định.

– Người nộp hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú nhận kết quả trực tiếp tại Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Gia hạn Thẻ Tạm trú lao động

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: huetruong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Cấp lại Giấy phép lao động

Cấp lại Giấy phép lao động - htlaw

1. Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động

Theo quy định tại Điều 12, Nghị định 152/2020/NĐ-CP, 3 đối tượng sau đây sẽ được xem xét cấp lại giấy phép lao động:

    • Lao động nước ngoài có giấy phép lao động còn thời hạn bị mất,
    • Lao động nước ngoài có giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng, hoặc
    • Lao động nước ngoài thay đổi họ và lên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.

Lưu ý: Trước đây trường hợp giấy phép lao động còn hạn ít nhất 5 ngày nhưng không quá 45 ngày được xin cấp lại. Nhưng theo quy định của nghị định 152/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2021, trường hợp này thuộc diện gia hạn giấy phép lao động.

2. Hồ sơ cấp lại giấy phép lao động

Để xin cấp lại giấy phép lao động, người sử dụng lao động cùng lao động nước ngoài sẽ phải chuẩn bị các giấy tờ sau:

    • Mẫu Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo qui định Mẫu số 11/PLI (Bản gốc)
    • 02 ảnh màu 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
    • Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (Bản gốc hoặc bản sao y công chứng).
    • Giấy phép lao động còn thời hạn đã cấp. Trường hợp giấy phép lao động bị mất thì phải có xác nhận của cơ quan công an cấp xã nơi người nước ngoài cư trú (bản gốc hoặc sao y công chứng); hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật (hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng sang tiếng Việt, trừ khi được miễn hợp pháp hóa lãnh sự);
    • Giấy tờ chứng minh về việc thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động (bản gốc hoặc sao y công chứng nếu là giấy tờ của Việt Nam, bản hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng sang tiếng Việt nếu là giấy tờ do nước ngoài cấp trừ khi được miễn hợp pháp hóa lãnh sự).
Cấp lại Giấy phép lao động - htlaw

3. Thủ tục cấp lại giấy phép lao động

Thủ tục cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài bao gồm 4 bước cụ thể như sau:

Bước 1: Thông báo cho người sử dụng lao động

Sau khi phát hiện mất giấy phép lao động, giấy phép lao động bị hỏng, hoặc thay đổi thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp hộ chiếu, địa điểm làm việc so với giấy phép lao động đang sử dụng, người lao động phải báo cáo cho người sử dụng lao động cũng như thực hiện các công việc cần thiết khác, ví dụ như xin xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp mất giấy phép lao động.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động

Trong bước này, người sử dụng lao động cùng người lao động sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ 4 loại giấy tờ nêu ở mục hồ sơ nêu trên.

Bước 3. Nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài

Bồ hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động sẽ được nộp lên Bộ lao động, Thương binh và Xã hội hoặc Sở lao động, Thương binh và Xã hội cấp tỉnh đã cấp giấy phép lao động bị mất, hỏng, hoặc bị thay đổi thông tin.

Bước 4. Nhận kết quả

Người sử dụng lao động sẽ nhận được giấy phép lao động được cấp lại hoặc văn bản từ chối cấp lại kèm theo lý do trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động.

Trên đây là toàn bộ thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động cho lao động nước ngoài tại Việt Nam.

4. Thời hạn giấy phép lao động được cấp lại

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại bằng thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép lao động. Điều này được quy định rõ ràng tại Điều 15 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Cấp lại Giấy phép lao động 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Gia hạn Giấy phép lao động

Gia hạn GPLĐ - htlaw

1. Gia hạn giấy phép lao động là gì?

Gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài là việc gia hạn thời hạn của giấy phép lao động sắp hết hiệu lực, để người nước ngoài tiếp tục được làm việc hợp pháp tại Việt nam theo đúng vị trí, chức danh và người sử dụng lao động trong giấy phép lao động chuẩn bị hết hạn.

2. Giấy phép lao động được gia hạn bao nhiêu lần?

Theo quy định tại Điều 19, Nghị định 152/2020/NĐ-CP, giấy phép lao động chỉ được gia hạn 01 lần duy nhất.

Nếu người lao động sau khi đã gia hạn hết một lần muốn tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp tại cùng vị trí thì phải thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động mới.

3. Nên gia hạn giấy phép lao động khi nào?

Giấy phép lao động cần được gia hạn ít nhất 05 ngày trước ngày hết hạn, nhưng không quá 45 ngày. Do đó, cả người lao động nước ngoài cũng như bộ phận nhân sự của công ty sử dụng lao động nước ngoài cần phải chú ý thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp.

4. Thời hạn gia hạn giấy phép lao động

Theo quy định tại Điều 19, Nghị định 152, Giấy phép lao động được gia hạn có thời hạn tối đa 02 năm và tuân theo một trong các thời hạn sau:

    • Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến ký kết.
    • Thời hạn bên nước ngoài cử lao động nước ngoài sang Việt Nam làm việc.
    • Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và đối tác nước ngoài.
    • Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và đối tác nước ngoài.
    • Thời hạn trong văn bản nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
    • Thời hạn nêu trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
    • Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại.
    • Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
    • Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài (nếu cần theo quy định của pháp luật).
Gia hạn GPLĐ - htlaw

5. Hồ sơ gia hạn giấy phép lao động

Dưới đây là danh sách chi tiết các giấy tờ xin gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài:

    • Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép lao động theo Mẫu số 11/PLI.
    • 02 ảnh màu 4*6cm nền trắng, chụp không quá 06 tháng;
    • Bảo sao y công chứng Giấy phép lao động còn thời hạn đã cấp;
    • Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài;
    • Bản sao y công chứng hộ chiếu còn hạn (cả trang hộ chiếu và trang visa);
    • Giấy chứng nhận sức khỏe khám trong vòng 12 tháng (nếu cấp tại Việt Nam thì mang bản gốc/bản sao y công chứng, nếu khám tại nước ngoài thì phải là bản hợp pháp hóa lãnh sự, được dịch thuật công chứng sang tiếng Việt);
    • Giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo đúng nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp. Giấy tờ do nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật công chứng sang tiếng Việt.

Như vậy, so với việc làm mới giấy phép lao động, thì hồ sơ gia hạn giấy phép lao động sẽ đơn giản hơn do đương đơn không cần chuẩn bị:

    • Lý lịch tư pháp;
    • Văn bằng, chứng minh kinh nghiệm.

6. Thủ tục gia hạn giấy phép lao động

Cũng giống thủ tục xin cấp mới giấy phép lao động, thủ tục xin gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài cũng bao gồm 02 bước như sau:

Bước 1: Giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài

Trong bước này, người sử dụng lao động sẽ cần hoàn thành Văn bản giải thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài Mẫu 02/PLI, ký tên và đóng dấu theo quy định.

Sau đó, ít nhất 30 ngày trước ngày hết hạn giấy phép lao động hiện tại, người sử dụng lao động phải nộp Văn bản giải trình này lên Bộ lao động, Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh đã chấp thuận như cầu sử dụng lao động nước ngoài trước đó.

Trong vòng 10 ngày làm được, Bộ lao động, Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ cấp Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài theo mẫu Mẫu 03/PLI.

Bước 2: Xin gia hạn giấy phép lao động nước ngoài

Trong bước này, người sử dụng lao động cùng người lao động chuẩn bị 01 bộ hồ sơ nêu trong mục hồ sơ gia hạn giấy phép lao động.

Sau đó, ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày trước ngày giấy phép lao động hết hạn, người sử dụng lao nộp bộ hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động lên Bộ Lao động – Thương binh và xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.

Sau 05 ngày làm việc, người sử dụng lao động sẽ nhận được giấy phép lao động đã gia hạn.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Gia hạn Giấy phép lao động 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Dịch vụ Giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

1. Giấy phép lao động là gì?

Giấy phép lao động (GPLĐ) hay chính xác hơn là giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Đây là một loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cấp cho người lao động nước ngoài khi họ có đủ những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật.

Người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động được coi là làm việc hợp pháp và được bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình trong các mối quan hệ lao động.

Giấy phép lao động cũng là một trong những giấy tờ cần thiết để người lao động thực hiện các thủ tục liên quan đến xuất nhập cảnh, tạm trú.

Các hành vi vi phạm quy định pháp luật về giấy phép lao động đều có thể bị xử phạt hành chính.

2. Có mấy loại giấy phép lao động?

Các loại giấy phép lao động hiện nay bao gồm:

    • Giấy phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo hình thức hợp đồng lao động.
    • Giấy phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo hình thức di chuyển nội bộ doanh nghiệp có hiện diện thương mại tại Việt Nam
    • Giấy phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo hình thức thực hiện các loại hợp đồng kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế, nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng.
    • Giấy phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo hình thức đại diện cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Trên đây là các loại giấy phép lao động theo quy định hiện hành của nhà nước Việt Nam. Người lao động cần hiểu rõ các loại giấy phép lao động để xin cấp giấy phép cho đúng loại.

Các dịch vụ của HT liên quan tới GPLĐ

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng dịch thuật, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ các dịch vụ liên quan đến
Giấy phép lao động cho người nước ngoài ở Việt Nam. 

Liên hệ với chúng tôi

Email: huonghue.ht@gmail.com

SĐT: +84 935 439 454. 

Miễn Giấy phép lao động cho người nước ngoài ở Việt Nam

Miễn GPLĐ

1. Miễn giấy phép lao động là gì?

Chính xác mà nói, miễn giấy phép lao động là một cách gọi dành cho các đối tượng người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Như vậy, các trường hợp miễn giấy phép lao động sẽ không phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động nữa, mà sẽ thực hiện một thủ tục khác để xin xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động. 

2. Những đối tượng được miễn giấy phép lao động

Theo quy định tại Điều 154 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 và Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-NP, hiện nay có 20 trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động, hay còn gọi là miễn giấy phép lao động, cụ thể như sau: 

    1. Người nước ngoài là trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
    2. Người nước ngoài vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
    3. Người nước ngoài vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
    4. Người nước ngoài là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
    5. Người nước ngoài thuộc các trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
    6. Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
    7. Người nước ngoài là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
    8. Người nước ngoài là chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
    9. Người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải.
    10. Người nước ngoài vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài.
    11. Người nước ngoài được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
    12. Người nước ngoài được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc Liên hợp quốc; các cơ sở, tổ chức được thành lập theo các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.
    13. Tình nguyện viên là người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức tự nguyện và không hưởng lương để thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
    14. Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm.
    15. Người nước ngoài vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật.
    16. Học sinh, sinh viên người nước ngoài đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viên người nước ngoài thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam.
    17. Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
    18. Người nước ngoài có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
    19. Người nước ngoài chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.
    20. Người nước ngoài được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận người lao động nước ngoài vào Việt Nam để giảng dạy, nghiên cứu.

3. Hồ sơ xin miễn giấy phép lao động

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 152/2020/NĐ-CP thì bộ hồ sơ xin xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động bao gồm:

    1. Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 09/PLI;
    2. Giấy chứng nhận sức khỏe cấp trong vòng 12 tháng;
    3. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài;
    4. Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật;
    5. Các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Các giấy tờ được cấp tại Việt Nam phải là bản gốc hoặc bản sao y công chứng, còn các giấy tờ được cấp tại nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự (trừ khi thuộc diện miễn hợp pháp hóa lãnh sự), sau đó phải được dịch thuật công chứng ra tiếng Việt.

4. Thủ tục xin miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài

Bước 1: Xin Công văn chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài

Bước này được quy định chi tiết tại Điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP như sau:

    • Đầu tiên, người sử dụng lao động sẽ chuẩn bị các giấy tờ sau:
      – Bản sao y công chứng Đăng ký kinh doanh;
      – Văn bản giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài Mẫu 01/PLI hoặc Văn bản giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài Mẫu 02/PLI nếu thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài;
    • Sau đó, ít nhất 30 ngày trước ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc, người sử dụng lao động phải nộp bộ hồ sơ nêu trên lên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc để xin văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ giải trình, người sử dụng lao động sẽ nhận được văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài theo Mẫu 03/PLI. Trong trường hợp không được cấp thì Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ có văn bản giải trình lý do. 

Bước 2: Xin xác nhận thuộc người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động

Trong bước này,

    • Người sử dụng lao động và người lao động chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm các giấy tờ nêu tại mục Hồ sơ miễn giấy phép lao động.
    • Sau đó, ít nhất 10 ngày trước ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc, người sử dụng lao động nước ngoài phải nộp bộ hồ sơ này lên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại tỉnh nơi người lao động nước ngoài sẽ làm việc.
    • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, người sử dụng lao động sẽ nhận được xác nhận miễn giấy phép lao động cho lao động nước ngoài theo Mẫu 10/PLI. Trường hợp không xác nhận thì người sử dụng lao động nước ngoài sẽ nhận được văn bản trả lời kèm theo lý do cụ thể.

5. Lưu ý

Theo quy định tại Điều 4 và Điều 8 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, các trường hợp dưới đây được miễn bước xin công văn chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài và hoặc xin xác nhận miễn giấy phép lao động.

1. Các trường hợp được miễn xin công văn chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài

Có 6 đối tượng miễn trừ giấy phép lao động không phải thực hiện bước xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, nhưng phải thực hiện bước xin xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, đó là:

    • Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
    • Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
    • Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật.
    • Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam.
    • Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
    • Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.

2. Các trường hợp được miễn thủ tục xin cấp miễn giấy phép lao động

Có 2 trường hợp miễn giấy phép lao động được miễn thủ tục xin xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Tuy nhiên, người sử dụng lao động phải tiến hành xin công văn chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài ít nhất 30 ngày trước ngày dự kiến bắt đầu công việc của người nước ngoài, và ít nhất 3 ngày trước ngày dự kiến này, người sử dụng lao động phải báo cáo với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc thông tin: họ và tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, tên người sử dụng lao động nước ngoài, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc.

2 trường hợp này là:

    • Luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
    • Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

3. Các trường hợp được miễn cả 2 bước xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài và xin miễn giấy phép lao động

Có 5 trường hợp được miễn cả 2 bước trong thủ tục xin miễn giấy phép lao động. Tuy nhiên, ít nhất 3 ngày trước ngày dự kiến người nước ngoài bắt đầu làm việc, người sử dụng lao động phải báo cáo với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc thông tin: họ và tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, tên người sử dụng lao động nước ngoài, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc. 

5 trường hợp này bao gồm:

    • Người nước ngoài vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
    • Người nước ngoài là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
    • Người nước ngoài là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
    • Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm.
    • Người nước ngoài là thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Miễn Giấy phép lao động 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Cấp mới Giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

Cấp mới Giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam - htlaw

1. Giấy phép lao động là gì?

Giấy phép lao động (GPLĐ) hay chính xác hơn là giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Đây là một loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cấp cho người lao động nước ngoài khi họ có đủ những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật.

Người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động được coi là làm việc hợp pháp và được bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình trong các mối quan hệ lao động.

Giấy phép lao động cũng là một trong những giấy tờ cần thiết để người lao động thực hiện các thủ tục liên quan đến xuất nhập cảnh, tạm trú.

Các hành vi vi phạm quy định pháp luật về giấy phép lao động đều có thể bị xử phạt hành chính.

2. Có mấy loại giấy phép lao động?

Các loại giấy phép lao động hiện nay bao gồm:

    • Giấy phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo hình thức hợp đồng lao động.
    • Giấy phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo hình thức di chuyển nội bộ doanh nghiệp có hiện diện thương mại tại Việt Nam
    • Giấy phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo hình thức thực hiện các loại hợp đồng kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế, nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng.
    • Giấy phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo hình thức đại diện cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Trên đây là các loại giấy phép lao động theo quy định hiện hành của nhà nước Việt Nam. Người lao động cần hiểu rõ các loại giấy phép lao động để xin cấp giấy phép cho đúng loại.

Cấp mới Giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam - htlaw

3. Hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động

    1. Văn bản đề nghị cấp Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài.

    2. Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ.

    3. Phiếu Lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp. Phiếu LLTP hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.

    4. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

    5. Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.

    6. 02 ảnh màu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

    7. Bản sao y chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị.

4. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Đăng ký nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động cần đăng ký nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

    • Hồ sơ thực hiện: Văn bản giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
    • Thời gian thực hiện dự kiến: 10 ngày làm việc.

Bước 2. Xin cấp Giấy phép lao động

Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động đó phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động.

    • Thời gian thực hiện dự kiến: 05 ngày làm việc.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Giấy phép lao động. 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Chế tài đối với người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động

htlaw - Chế tài đối với người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động

Theo Điều 151 Bộ luật lao động 2019, giấy phép lao động là một trong những điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Để nâng cao tinh thần tuân thủ pháp luật, Nghị định 28/2020 đã quy định những chế tài xử phạt hành chính đối với hành vi làm việc không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật. 

I. Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Theo Điều 151 BLLĐ 2019, Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;

d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật.

Do đó, giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động là văn bản pháp lý vô cùng quan trọng nhằm chứng minh tính hợp pháp trong quan hệ lao động của người nước ngoài tại Việt Nam.

htlaw - Chế tài đối với người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động

II. Chế tài đối với người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc trường hợp cấp giấy phép lao động

1. Đối với người lao động

Theo khoản 3 Điều 31 Nghị định 28/2020, hình thức phạt chính:

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:

a) Làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật;

b) Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực.

Theo khoản 5 Điều 31 Nghị định 28/2020, Hình thức xử phạt bổ sung:

Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi làm việc tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động khi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Đối với người sử dụng lao động

Theo khoản 4 Điều 31 Nghị định 28/2020:

Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;

b) Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 20 người;

c) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 21 người trở lên.

Vì vậy, nhằm tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật lao động, người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu luật định trước khi bắt đầu ký một hợp đồng lao động mới tại Việt Nam.

Để không bị phạt do không có Giấy phép lao động và tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ làm Giấy phép lao động

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Giấy phép lao động đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Giấy phép lao động đối với nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam - htlaw

Bộ luật Lao động 2019 hiện nay đã có thay đổi lớn trong việc quy định cấp giấy phép lao động cho nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam. Dưới đây, HTLaw sẽ tổng hợp những trường hợp luật định đối với giấy phép lao động cho nhà đầu tư nước ngoài theo Bộ luật Lao động 2019. 

1. Xác nhận nhà đầu tư có thuộc diện cần làm Giấy phép lao động hay không?

Trường hợp 1: Đối với nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty có vốn điều lệ từ 3 tỷ VNĐ trở lên.

Theo Điều 7 Nghị định 152/2020, chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên thì thuộc trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Thời hạn xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động tối đa là 02 năm và theo thời hạn của một trong các trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định 152/2020. Xem chi tiết hồ sơ Miễn Giấy phép lao động tại đây

Trường hợp 2: Đối với nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty có vốn điều lệ dưới 3 tỷ VNĐ.

Theo Điều 7 Nghị định 152/2020, chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên thì thuộc trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Do đó, chủ sở hữu góp vốn dưới 3 tỷ vẫn phải làm hồ sơ cấp giấy phép lao động.

Giấy phép lao động đối với nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam - htlaw

2. Xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

Đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn dưới 3 tỷ VNĐ thì phải làm các thủ tục xin cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật.

Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với vị trí công việc mà nhà đầu tư (người lao động) làm việc tại Việt Nam.

Sau khi nộp hồ sơ giải trình nhu cầu sử dụng lao động thành công, Sở Lao động Thương binh Xã hội sẽ cấp Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. Từ đó, người lao động sẽ tiếp tục thực hiện Bước 2 dưới đây.

Hồ sơ gồm:

1. Đơn giải trình nhu cầu sử dụng lao động

2. Bản sao y chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty nơi người lao động làm việc

Thời gian trả kết quả trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

3. Hồ sơ cấp giấy phép lao động

Hồ sơ bao gồm:

1. Giấy khám sức khỏe

2. Thư xác nhận kinh nghiệm tại công ty nước ngoài ít nhất 03 năm (phải hợp pháp hóa lãnh sự trước khi nộp hồ sơ)

3. Phiếu lý lịch tư pháp

4. Hộ chiếu (bản gốc, HTLaw sẽ giữ 1 ngày khi nộp hồ sơ bước 2 tại Sở)

5. Hộ chiếu sao y, chứng thực

6. Bản sao y chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty mà người lao động làm việc

7. Ảnh thẻ ( 4cmx6cm, nền trắng, mặc áo sơ mi, không đeo kính màu) chụp trong vòng 6 tháng trước khi nộp hồ sơ.

Thời gian trả kết quả trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Giấy phép lao động cho nhà đầu tư nước ngoài 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Miễn giấy phép lao động cho Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Kể từ khi nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có hiệu lực vào ngày 15/02/2021, một số quy định mới về người lao động nước ngoài đã được bổ sung, trong đó chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 (ba) tỷ đồng trở lên chỉ phải làm thủ tục báo cáo sử dụng người lao động nước ngoài với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc mà không phải làm thủ tục xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

Dưới đây là hồ sơ báo cáo sử dụng người lao động nước ngoài là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên đến Sở Lao động thương binh xã hội mà HT đã tóm tắt để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

    1. Văn bản báo cáo theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 152/2020/NĐ-CP bao gồm các thông tin: họ và tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, tên người sử dụng lao động nước ngoài, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc.
    2. Bản sao có chứng thực hộ chiếu của chủ sở hữu, thành viên góp vốn công ty trách nhiệm hữu hạn.
    3. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của Công ty mà người lao động là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn.
    4. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty mà người lao động là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn.
    5. Văn bản ủy quyền của người làm thủ tục (nếu có)

Thời gian trả kết quả trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ. 

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Miễn giấy phép lao động 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC NHẬP CẢNH VÀO VIỆT NAM

Căn cứ theo Công văn số 3440/ CV-BCĐ ban hành ngày 27/04/2021 hướng dẫn quản lý các trường hợp đề nghị nhập cảnh Việt Nam để phòng dịch COVID-19, các đối tượng được xem xét nhập cảnh vào Việt Nam bao gồm:

Người nước ngoài là chuyên gia, nhà đầu tư, nhà quản lý kinh doanh, lao động kỹ thuật cao (sau đây gọi tắt là chuyên gia) và nhân thân (bố, mẹ, vợ, chồng, con);
– Người nước ngoài nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ và thân nhân (bố, mẹ, vợ, chồng, con);

– Học sinh, sinh viên nước ngoài học tập tại Việt Nam;
– Công dân Việt Nam: doanh nhân; trí thức; học sinh; sinh viên; người già; người đi thăm thân, du lịch hết hạn; lao động hết hợp đồng; hết hạn học tập, bị kẹt ở nước ngoài; người ra nước ngoài khám, chữa bệnh; người hết hạn visa;

– Các trường hợp xin nhập cảnh mang tính nhân đạo và các trường hợp đặc biệt khác.

Căn cứ Công văn số 23515/SLĐTBXH- VLATLĐ ban hành ngày 13/07/2021  của Sở Lao động thương binh xã và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, người nước ngoài thuộc các đối tượng trên trước khi nhập cảnh vào Việt Nam phải thực hiện hồ sơ đề nghị nhập cảnh.

Sau khi hoàn thành thủ tục và nhập cảnh vào Việt Nam, người nhập cảnh khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây theo Công văn số 6288/BYT-MT ban hành ngày 04/08/2021 được giảm cách ly tập trung, thực hiện cách ly tập trung 07 ngày và tiếp tục theo dõi y tế trong 07 ngày tiếp theo (trừ trường hợp người nhập cảnh vào làm việc dưới 14 ngày và các trường hợp nhập cảnh cách ly theo quy định khác của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và của Bộ Y tế):

– Có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP) trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh và được cơ quan có thẩm quyền của nước thực hiện xét nghiệm cấp chứng nhận.

– Đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 (liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh) và có giấy chứng nhận tiêm chủng;

Hoặc đã từng bị nhiễm SARS-CoV-2 (có giấy chứng nhận xét nghiệm dương tính với SAR-COV-2 bằng phương pháp RT-PCR mẫu đơn không quá 6 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh) và có giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc các giấy tờ tương đương xác nhận đã khỏi bệnh do cơ quan có thẩm quyền tại nước điều trị cấp.

Theo đó, liên quan đến việc kiểm tra và công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng, giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc các giấy tờ tương đương khác của nước ngoài, Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ Ngoại thương và Bộ Thông tin và tuyên truyền cho phép sử dụng trực tiếp ở Việt Nam đối với Giấy chứng nhận tiêm chủng/ hộ chiếu vắc-xin của nước ngoài.

Thời điểm trước mắt, Giấy chứng nhận tiêm chủng và Giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19 của nước ngoài đã được giới thiệu qua đường ngoại giao 34 quốc gia (gồm Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, CHLB Đức, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Ru-ma-ni, CH Ba Lan, CH Séc, Thụy Điển, Vương quốc Đan Mạch…) được ban hành kèm theo Công hàm số 695/CH-LS-PL cập nhật ngày 13/08/2021. Theo đó, người đã được tiêm chủng từ các nước này mang trực tiếp Giấy đó về trong nước, các cơ quan chức năng trong nước sẽ xem xét, đối chiếu với các bản mẫu đã được giới thiệu chính thức.

Đối với trường hợp mẫu Giấy chứng nhận tiêm chủng và Giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19 của nước ngoài chưa được giới thiệu qua đường ngoại giao, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước đó phải làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự/ xác nhận để người nhập cảnh sử dụng Giấy này ở Việt Nam.

 

Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: hue.truong@htlaw.vn hoặc số điện thoại +84 935 439 454 nếu bạn cần giải đáp thêm. Chúng tôi mong muốn được hợp tác lâu dài với bạn.

QUY ĐỊNH MỚI VỀ GPLĐ ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KẾT HÔN VỚI NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SINH SỐNG TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM

Theo quy định mới nhất tại Nghị định 152/2020 (có hiệu lực từ ngày 15/02/2021), người lao động nước ngoài đã kết hôn với người Việt Nam và hiện tại đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam thuộc trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Tuy nhiên có một thuận lợi, trong trường hợp này người sử dụng lao động nước ngoài thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài và chỉ phải làm báo cáo sử dụng người lao động nước ngoài với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc mà không phải thực hiện thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

HT xin tóm tắt về các bước cần thực hiện để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Bước 1: Thủ tục xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

Thời gian: 07 ngày làm việc

Nơi nhận hồ sơ: Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.

Bước 2: Báo cáo sử dụng người lao động nước ngoài với Sở Lao động Thương binh và Xã hội

1.Văn bản báo cáo theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 152/2020/NĐ-CP bao gồm các thông tin: họ và tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, tên người sử dụng lao động nước ngoài, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc;

2. Bản sao có chứng thực hộ chiếu của người nước ngoài;

3. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng doanh nghiệp của công ty người nước ngoài dự kiến làm việc;

4. Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

5. Văn bản ủy quyền của người làm thủ tục (nếu có).

Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: hue.truong@htlaw.vn hoặc số điện thoại +84 935 439 454 nếu bạn cần giải đáp thêm. Chúng tôi mong muốn được hợp tác lâu dài với bạn.

Công dân 13 quốc gia được miễn visa nhập cảnh Việt Nam

Theo Nghị quyết số 32 / NQ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2022, tngày 15 tháng 3 năm 2022 đến hết ngày 14 tháng 3 năm 2025, công dân của 13 nước sau đây được miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam với thời hạn tạm trú 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh, không phân biệt loại hộ chiếu, mục đích nhập cảnh trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam. 

Nếu người nước ngoài bạn mời nhập cảnh không phải công dân 13 nước trên, hoặc người nước ngoài là công dân 13 nước trên nhưng cần ở lâu hơn 15 ngày, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Thị thực Việt Nam cho người nước ngoài. 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Những quy định mới nhất về Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam theo Luật số 51/2019

1.     Các loại hình Visa cấp cho người nước ngoài nhập cảnh vào việt Nam:

Theo quy định hiện nay, có 21 loại Visa được phân loại dựa theo mục đích nhập cảnh quy định cụ thể tại Điều 8 Luật số 51/2019.

Các loại Visa phố biến:

  •  Visa Du lịch: Cấp cho người vào du lịch.
  • Visa Đầu tư:

·      ĐT1:
Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định.

·      ĐT2:
Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định.

·      ĐT3:
Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.

·      ĐT4:
Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị dưới 03 tỷ đồng.

·      DN1:
Cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam;

·      DN2:
Cấp cho người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại, thực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

  • Visa Lao động:

·      LĐ1:
Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác;

·      LĐ2:
Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.

  • Visa Thăm thân: Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2 hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.
  • Visa Du học: Cấp cho người vào thực tập, học tập.
  • Visa điện tử: Cấp cho người nước ngoài có hộ chiếu và không thuộc đối tượng cấp thi thực NG1, NG2, NG3, NG4.

2.    Điều kiện để được cấp Visa vào Việt Nam:

Điều kiện chung để người nước ngoài được cấp Visa vào Việt Nam:

  • Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
  • Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh trừ một số trường hợp theo quy định pháp luật;
  •  Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh:

·      Không đủ điều kiện nhập cảnh;

·   Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng;

·    Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú;

·    Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng;

·    Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực;

·      Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực;

·      Vì lý do phòng, chống dịch bệnh;

·      Vì lý do thiên tai;

·      Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Ngoài ra, đối với mỗi loại Visa sẽ có thêm những điều kiện cụ thể về giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh. Cụ thể:

  • Đối với Visa Đầu tư: Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư (Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư);
  • Đối với Visa Lao động: Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động;
  • Đối với Visa du học: Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam;
  • Đối với Visa Luật sư: Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư.

3.     Thời hạn của thị thực:

Mỗi loại thị thực có một thời hạn khác nhau:

  • Thị thực Du lịch: Không quá 03 tháng riêng đối với cá nhân có quốc tịch Mỹ có thể đến 12 tháng;
  • Thị thực Đầu tư: ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4: Có thời hạn không quá 12 tháng
  • Thị thực Doanh nghiệp: có thời hạn không quá 12 tháng
  • Thị thực Lao động: Có thời hạn không quá 12 tháng
  • Thị thực Thăm thân: Có thời hạn không quá 12 tháng
  •  Thị thực Du học: Có thời hạn không quá 12 tháng

Khi thị thực hết hạn, được xem xét để cấp lại thị thực mới và thời hạn thị thực ngắn hơn thời hạn hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ít nhất 30 ngày.

4.     Thời hạn của thẻ tạm trú:

  • Thời hạn thẻ tạm trú được cấp ngắn hơn thời hạn còn lại của hộ chiếu ít nhất 30 ngày;
  • Thẻ tạm trú có ký hiệu ĐT1 có thời hạn không quá 10 năm;
  •  Thẻ tạm trú có ký ĐT2 và DH có thời hạn không quá 05 năm;
  •  Thẻ tạm trú có ký hiệu ĐT3, TT có thời hạn không quá 03 năm;
  • Thẻ tạm trú có ký hiệu LĐ1, LĐ2  có thời hạn không quá 02 năm;
  •  Thẻ tạm trú hết hạn được xem xét cấp thẻ mới.

5.     Loại hình Visa nhập cảnh:

  • Visa một lần nhập cảnh: là loại Visa cho phép người nước ngoài được phép nhập cảnh và xuất cảnh Việt Nam chỉ một lần duy nhất trong thời hạn hiệu lực của Visa và không được thay đổi mục đích Visa.
  • Visa nhiều lần nhập cảnh: là loại Visa cho phép người nước ngoài được phép nhập cảnh và xuất cảnh Việt Nam nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Visa và không được thay đổi mục đích Visa.
  •  Đối với Visa điện tử: Visa điện tử là Visa một lần nhập cảnh.

6.      Chuyển đổi mục đích Visa:

Về nguyên tắc Visa không được chuyển đổi mục đích, ngoại trừ một số trường hợp:

  • Có giấy tờ chứng minh là nhà đầu tư hoặc người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam

Trước đó người nước ngoài sử dụng Visa Du lịch, Visa Lao động, Visa Doanh nghiệp….thì khi chứng minh được mình là nhà đầu tư hoặc người đại diện theo pháp luật của tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thì được chuyển đổi sang loại Visa phù hợp với vị trí
và vai trò hiện tại.

  •  Có giấy tờ chứng minh quan hệ là cha, mẹ, vợ, chồng, con với cá nhân mời, bảo lãnh.

Cá nhân mời bảo lãnh được hiểu bao gồm là cá nhân người mang quốc tịch Việt Nam hoặc người nước ngoài có Visa tại Việt Nam theo đúng quy định thì có thể chuyển đổi mục đích Visa cho người thân của mình.

  • Được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Trường hợp này được hiểu là người nước ngoài trước đó đã được công ty mời và bảo lãnh vào làm việc cho chính với công ty đó khi đã có giấy phép lao động hoặc chưa có xin giấy miễn giấy phép lao động với các loại visa ký hiệu là DN1 thì có thể chuyển đổi thành loại Visa (bao gồm cả thẻ tạm trú) có ký hiệu là LĐ1, LĐ2

  • Nhập cảnh bằng Visa điện tử và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Công dân của 80 quốc gia và vùng lãnh thổ khi nhập cảnh Việt nam bằng thị thực điện tử (Visa EV) với thời hạn 30 ngày khi có giấy phép lao động hoặc xác nhận miễn giấy phép lao động thì được chuyển đổi mục đích visa từ visa điện tử (EV visa) thành visa (hoặc thẻ tạm trú) có ký hiệu LĐ 1, LĐ 2 theo quy định pháp luật.

Trường hợp chuyển đổi mục đích thì được cấp Visa mới có ký hiệu, thời hạn phù hợp với mục đích được chuyển đổi.

Please feel free to contact us by email: huonghue.ht@gmail.com or phone number +84 935 439 454 if you need any further clarification. We look forward to long-term co-operation with you.