HT law

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ CỦA BÊN MUA BẢO HIỂM VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ

I. Khái quát về Bảo hiểm nhân thọ

Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, Điều 4, Khoản 13: “Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.

Điều 4, Khoản 16:Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Các khái niệm cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được quy định chi tiết như sau tại Điều 4, Khoản 24, 25, 26, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022:

“Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô và đóng phí bảo hiểm.”

“Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, sức khỏe, tính mạng, nghĩa vụ hoặc lợi ích kinh tế được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.”

“Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.”

Như vậy, các nội dung bắt buộc của hợp đồng bảo hiểm được quy định cụ thể như sau:

(Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022)

a) Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng (nếu có), doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;

b) Đối tượng bảo hiểm;

c) Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản được bảo hiểm hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm;

d) Phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm; quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm;

đ) Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm;

e) Thời hạn bảo hiểm, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm;

g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;

h) Phương thức bồi thường, trả tiền bảo hiểm;

i) Phương thức giải quyết tranh chấp.

Pháp luật lúc bấy giờ cũng chi tiết rằng đối tượng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ suy ra là tuổi thọ và/hoặc tính mạng con người. Cần lưu ý rằng trong trường hợp bên mua bảo hiểm nhân thọ giao kết hợp đồng vì trường hợp chết của người khác thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đó cũng như cụ thể số tiền thụ hưởng và số tiền bảo hiểm”.

Cách mà quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm được vân dụng và hậu quả pháp lý liên quan - htlaw.vn

II. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của bên mua bảo hiểm

Bên mua bảo hiểm nhân thọ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:

Thứ nhất, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài không chấp nhận yêu cầu về thay đổi mức độ rủi ro khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm.

Thứ hai, khi có sự chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nếu không chấp nhận sự chuyển giao.

Thứ ba, đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 1 năm, trong thời hạn 21 ngày kể từ ngày nhận được hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền từ chối tiếp tục tham gia bảo hiểm.

III. Hậu quả pháp lý

Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm bị đơn phương chấm dứt vì lý do không chấp nhận yêu cầu về thay đổi mức độ rủi ro theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm thì “doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm hoàn phí bảo hiểm đã đóng cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trước thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm”.

Về trường hợp hợp đồng bảo hiểm bị đơn phương chấm dứt vì lý do có sự chuyển giao danh mục bảo hiểm, bên mua bảo hiểm được “nhận lại giá trị hoàn lại hoặc phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm phù hợp với từng sản phẩm bảo hiểm. Trường hợp giá trị tài sản thấp hơn so với dự phòng nghiệp vụ của danh mục hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao, số tiền bên mua bảo hiểm nhận lại được tính toán trên cơ sở tỷ lệ giữa giá trị tài sản và dự phòng nghiệp vụ của danh mục hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao”.

Lưu ý: Giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm sẽ do các bên thỏa thuận và chỉ được áp dụng khi các bên có thỏa thuận.

Mặt khác, trong trường hợp bên mua bảo hiểm không muốn gắn bó với hợp đồng bảo hiểm trong thời 21 ngày từ thời điểm nhận hợp đồng thì “bên mua bảo hiểm có quyền từ chối tiếp tục tham gia bảo hiểm. Trường hợp bên mua bảo hiểm từ chối tiếp tục tham gia bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm sẽ bị hủy bỏ, bên mua bảo hiểm được hoàn lại phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ đi chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. Song, đây được xem là quyền hủy bỏ hợp đồng hơn là quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và chỉ có hiệu lực đối với hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 1 năm.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ liên quan đến Luật Kinh doanh Bảo hiểm.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH LY HÔN CỦA TOÀ ÁN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

I. Thẩm quyền

Theo khoản 9 Điều 29, điểm d, e khoản 2 Điều 39 và điểm b khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015, thẩm quyền công nhận và cho thi hành bản án, quyết định ly hôn của Tòa án nước ngoài thuộc về tòa án cấp tỉnh nơi cư trú, nơi làm việc của người được thi hành hoặc người phải thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài. 

Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định ly hôn của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam - htlaw.vn

II. Thời hiệu yêu cầu

03 năm kể từ ngày bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có hiệu lực pháp luật (khoản 1 Điều 432 BLTTDS 2015).

III. Quy trình thủ tục

Bước 1: Lập hồ sơ gửi đến Bộ Tư pháp (trong thời hiệu nêu trên)

Bước 2: BTP chuyển hồ sơ từ đến Tòa án có thẩm quyền (05 ngày làm việc)

Bước 3: Tòa án thụ lý hồ sơ (05 ngày làm việc)

Bước 4: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu (04 tháng, kể từ ngày thụ lý). Tuỳ từng trường hợp mà Tòa án ra một trong các quyết định sau đây:

– Tạm đình chỉ việc xét đơn yêu cầu;

– Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu;

– Mở phiên họp xét đơn yêu cầu.

Bước 5: Tòa án ra quyết định

IV. Hồ sơ

Hồ sơ bao gồm đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành và các giấy tờ kèm theo. Theo Điều 433 BLTTDS 2015, trong đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành cần phải có các nội dung sau:

    1. Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được thi hành, người đại diện hợp pháp của người đó; nếu người được thi hành án là cơ quan, tổ chức thì phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó;
    2. Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người phải thi hành; nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức thì ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp người phải thi hành là cá nhân không có nơi cư trú hoặc nơi làm việc tại Việt Nam, người phải thi hành là cơ quan, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam thì trong đơn yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ nơi có tài sản và các loại tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam;
    3. Yêu cầu của người được thi hành; trường hợp bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài đã được thi hành một phần thì người được thi hành phải ghi rõ phần đã được thi hành và phần còn lại có yêu cầu công nhận và cho thi hành tiếp tại Việt Nam.

Đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.

Các hồ sơ kèm theo bao gồm:

    1. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực bản án, quyết định do Tòa án nước ngoài cấp;
    2. Văn bản của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật, chưa hết thời hiệu thi hành và cần được thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp trong bản án, quyết định đó đã thể hiện rõ những nội dung này;
    3. Văn bản của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận kết quả tống đạt hợp lệ bản án, quyết định đó cho người phải thi hành;
    4. Văn bản của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã được triệu tập hợp lệ trong trường hợp Tòa án nước ngoài ra bản án vắng mặt họ.

Giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định ly hôn của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

Quy trình giải quyết tranh chấp lao động

1. Những tranh chấp lao động là gì?

Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

2. Thẩm quyền giải quyết

    • Hoà giải viên lao động
    • Hội đồng trọng tài lao động
    • Toà án nhân dân cấp huyện
    • Toà án nhân dân cấp tỉnh giải quyết những tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài

3. Thời hiệu khởi kiên tại Tòa án

Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

4. Trình tự, thủ tục thực hiện tại Tòa an

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại TAND có thẩm quyền;

Bước 2: Trong thời hạn 7-15 ngày, Tòa án kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Tòa án sẽ gửi thông báo tạm ứng án phí.

Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Bước 4: Thẩm phán thụ lý vụ án

Bước 5: Toà án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu hòa giải không thành thì đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.

5. Thành phần hồ sơ

    • Đơn khởi kiện
    • Bản sao y CMND/CCCD/Hộ chiếu;
    • Bản sao y Hộ khẩu
    • Các tài liệu liên quan đến quan hệ lao động như: Hợp đồng lao động, quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, …
    • Nếu người sử dụng lao động khởi kiện thì phải nộp thêm các giấy tờ tài liệu về tư cách pháp lý của doanh nghiệp như giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, điều lệ, nội quy lao động, …
    • Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh cho yêu cầu khởi kiện (nếu có)
    • Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện.

6. Thời hạn giải quyết

    • Chuẩn bị xét xử: tối đa 04 tháng. Trường hợp vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì được gia hạn nhưng không quá 02 tháng.
    • Mở phiên tòa: 01 tháng kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn này là 02 tháng.

Trong thực tế, thời gian giải quyết tranh chấp lao động có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn thời gian mà luật quy định tùy thuộc vào tính chất của từng vụ án.

7. Án phí

Căn cứ danh mục án phí, lệ phí tòa án, ban hành kèm theo Nghị Quyết 326/2016/UBNDTVQH14 quy định về mức tạm ứng án phí cho vụ án ly hôn như sau:

Vụ án lao động không có giá ngạch300.000 đồng
Vụ án lao động có giá ngạch
Từ 6.000.000 đồng trở xuống300.000 đồng
Từ trên 6.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng5% giá trị tài sản có tranh chấp
Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

Trong đó:

    • Vụ án lao động không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của các bên không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể.
    • Vụ án lao động có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.

Tranh chấp lao động luôn là một quá trình mệt mỏi và tốn kém. Điều quan trọng nhất khi tham gia một tranh chấp lao động là có một luật sư uy tín, kinh nghiệm và nhiệt tình hỗ trợ. Đội ngũ luật sư của HTLaw luôn sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hàng với tinh thần trách nhiệm cao nhất!

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

Giải quyết tranh chấp thương mại

1. Những tranh chấp thương mại thường gặp

Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.

Các tranh chấp thương mại thường gặp

    • Mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; cho thuê, cho thuê mua; xây dựng; vận chuyển hàng hóa; mua bán trái phiếu, cổ phiếu; đầu tư tài chính, ngân hàng.
    • Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
    • Tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.

2. Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại có thể được giải quyết thông qua các hình thức sau: Thương lượng, Hoà giải, Trọng Tài, Toà án. Trong đó, Trọng tài và Toà án được đánh giá là có hiệu quả cao, đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của các bên tranh chấp.

 Toà ánTrọng tài
Ưu điểm- Phán quyết của Toà án có tính cưỡng chế.
- Chi phí khi tham gia tố tụng (án phí, lệ phí) hợp lý.
- Tôn trọng sự thoả thuận của các bên tranh chấp
- Thủ tục nhanh chóng, linh hoạt
- Bảo mật thông tin
- Phán quyết của Trọng tài là chung thẩm, có giá trị pháp lý ràng buộc các bên, các bên không có quyền kháng cáo
Nhược điểm- Thời gian giải quyết tranh chấp thường kéo dài
- Thủ tục cứng nhắc, phức tạp
- Xét xử công khai, khó đảm bảo được yếu tố bảo mật thông tin cho các bên
- Chi phí cao
- Phán quyết của Trọng tài có thể bị các bên yêu cầu Tòa án xem lại hoặc có thể bị hủy bởi Tòa án có thẩm quyền.

3. Thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Trọng tài và Toà án

 Toà ánTrọng tài
Thẩm quyền
giải quyết
Toà án nhân dân có thẩm quyền (cấp huyện hoặc cấp tỉnh) có thể giải quyết hầu hết các tranh chấp thương mại, trừ trường hợp các bên đã có thoả thuận trọng tài.Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
Trình tự giải quyếtBước 1: Nộp đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ tại TAND có thẩm quyền
Bước 2: Trong thời hạn 07-15 ngày, Tòa án kiểm tra hồ sơ và gửi thông báo tạm ứng án phí (nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ)
Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Bước 4: Thẩm phán thụ lý vụ án
Bước 5: Toà án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu hòa giải không thành thì đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
Bước 1: Bên nguyên đơn nộp đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo đơn;
Bước 2: Bị đơn nộp bản tự bảo vệ hoặc kiện lại gửi đến Trung tâm trọng tài thương mại;
Bước 3: Trung tâm trọng tài thương mại tiến hành thành lập Hội đồng trọng tài để mở phiên họp giải quyết tranh chấp;
Bước 4: Sau khi kết thúc phiên họp giải quyết tranh chấp, Hội đồng trọng tài sẽ đưa ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số.
Thời gian giải quyết- Chuẩn bị xét xử: tối đa 04 tháng. Trường hợp vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì được gia hạn nhưng không quá 02 tháng.
- Mở phiên tòa: 01 tháng kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn này là 02 tháng.
Trong thực tế, thời gian giải quyết vụ án tranh chấp thương mại có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn thời gian mà luật quy định tùy thuộc vào tính chất của từng vụ án.
Tuỳ thuộc vào tính chất của từng vụ án, thời gian giải quyết của Trọng tài sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, phần lớn các tranh chấp giải quyết bằng Trọng tài sẽ có thời gian ngắn hơn so với Toà án.

Tranh chấp thương mại luôn là một quá trình mệt mỏi và tốn kém. Điều quan trọng nhất khi tham gia một tranh chấp thương mại là có một luật sư uy tín, kinh nghiệm và nhiệt tình hỗ trợ. Đội ngũ luật sư của HTLaw luôn sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hàng với tinh thần trách nhiệm cao nhất!

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ

I. PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ

Các phương thức giải quyết tranh chấp dân sự:

    • Tự thỏa thuận với nhau;
    • Hòa giải;
    • Yêu cầu Tòa án giải quyết

II. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ

    1. Thẩm quyền xét xử của Tòa án theo cấp

Việc xác định thẩm quyền của Tòa án theo cấp được quy định dựa trên tính chất phức tạp của từng loại vụ việc, dựa vào điều kiện cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ thực tế của đội ngũ cán bộ Tòa án.

      • Tòa án nhân dân cấp huyện
      • Tòa án nhân dân cấp tỉnh
      • Tòa án nhân dân cấp cao
      • Tòa án nhân dân tối cao
    1. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
      • Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức theo quy định pháp luật
      • Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan theo quy định pháp luật
      • Tòa án nơi có bất động sản khi đối tượng tranh chấp là bất động sản
    1. Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn

Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp dân sự. Tuy nhiên, việc lựa chọn vẫn phải đảm bảo đúng quy định pháp luật về tố tụng dân sự.

III. QUY TRÌNH THỰC HIỆN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI TÒA ÁN

Bước 1: Sau khi xác định thẩm quyền giải quyết, cơ quan, cá nhân, tổ chức nộp đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 189 BLTTDS 2015, cùng với chứng cứ, tài liệu kèm theo.

Bước 2: Người khởi kiện có thể nộp đơn trực tiếp tại tòa án; Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính; hoặc Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 3. Tòa án tiếp nhận đơn khởi kiện và cấp giấy xác nhận đã nhận đơn khởi kiện. Trong thời gian tiếp theo, Tòa án sẽ phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện, trong vòng 05 ngày làm việc, Tòa án đưa ra các quyết định sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, hoặc chuyển đơn đến Tòa án khác, trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp không đúng thẩm quyền; nếu đơn khởi kiện phù hợp, đạt yêu cầu, tòa án sẽ ra quyết định tiến hành thụ lý vụ án (Điều 196, Điều 197 BLTTDS 2015).

Bước 4. Người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai cho Tòa án để tránh trường hợp Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án.

Bước 5. Quá trình giải quyết vụ án được tiến hành theo thủ tục sơ thẩm và các thủ tục khác theo quy định chung về tố tụng dân sự.

IV. THỜI GIAN CHUẨN BỊ XÉT XỬ:

Theo Điều 203 BLTTDS 2015, thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:

a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của BLTTDS 2015 thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của BLTTDS 2015 thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Sau khi kết thúc quá trình chuẩn bị xét xử, vụ án dân sự được tiến hành xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm (nếu có), tái thẩm (nếu có). Thời gian giải quyết sẽ tùy vào tính chất và nội dung vụ án.

Tranh chấp dân sự luôn là một quá trình mệt mỏi và tốn kém. Điều quan trọng nhất khi tham gia một tranh chấp thương mại là có một luật sư uy tín, kinh nghiệm và nhiệt tình hỗ trợ. Đội ngũ luật sư của HTLaw luôn sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hàng với tinh thần trách nhiệm cao nhất!

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.