Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường, Đăng ký môi trường là việc chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước các nội dung liên quan đến xả chất thải và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là dự án đầu tư, cơ sở)
II. Các trường hợp phải và không phải đăng ký môi trường
Theo Phụ lục XVI Nghị định 08/2022/NĐ-CP, dịch vụ nhà hàng có diện tích nhỏ hơn 200m2 thì không phải thực hiện thủ tục đăng ký môi trường. Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 32 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, dịch vụ nhà hàng không phát sinh chất thải hoặc chỉ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dưới 300 kg/ngày được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương; hoặc phát sinh nước thải dưới 05m3/ngày, khí thải dưới 50m3/giờ được xử lý bằng công trình thiết bị xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương không cần thực hiện đăng ký. Do đó, không phải mọi quy mô nhà hàng có diện tích lớn hơn 200m2 đều phải thực hiện đăng ký.
Mặt khác, trong quá trình sản xuất kinh doanh mà đơn vị có phát sinh chất thải vượt mức thì đơn vị sẽ thực hiện đăng ký hoặc xin giấy phép môi trường. Trường hợp không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường thì thủ tục đăng ký là bắt buộc.
Các trường hợp phải có giấy phép môi trường bao gồm những trường hợp kinh doanh thuộc nhóm I, II, III theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Đối với lĩnh vực kinh doanh nhà hàng nói riêng, yêu cầu về giấy phép môi trường được đặt ra trong các trường hợp:
- Có phát sinh nước thải từ 500m3/ngày.
- Có phát sinh nước thải, bụi, khí thải phát sinh phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc được xử lý bằng các công trình thiết bị xử lý nước thải tại chỗ theo quy định của pháp luật và quy định, quy chuẩn kỹ thuật môi trường địa phương.
- Có phát sinh chất thải nguy hại trong quá trình vận hành. Tổng khối lượng từ 1.200kg/năm trở lên hoặc từ 100kg/tháng trở lên.
- Nhà hàng được xây dựng trong khu vực đất biển, đất rừng hay khu vực có di tích.CSPL: Khoản 2 Điều 25 Nghị định 08/2022/NĐ-CP
Như vậy, nếu trong quá trình kinh doanh có phát sinh chất thải nhưng không thuộc những trường hợp vừa nêu cũng như không được miễn đăng ký thì chủ thể kinh doanh phải tiến hành đăng ký môi trường.
III. Nội dung đăng ký môi trường và cơ quan có thẩm quyền
Theo quy định tại khoản 4 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường 2014, nội dung đăng ký môi trường bao gồm:
a) Thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở.
b) Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công nghệ, công suất, sản phẩm; nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng (nếu có).
c) Loại và khối lượng chất thải phát sinh;
d) Phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải theo quy định.
đ) Cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường.
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận: Ủy ban nhân dân cấp xã.
IV. Quy trình đăng ký môi trường
- Thành phần hồ sơ:
a) Văn bản đăng ký môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở theo quy định tại Mẫu số 47 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.
b) Bản sao Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư, cơ sở.
- Hình thức tiếp nhận:
Hồ sơ có thể được nộp trực tiếp; gián tiếp bằng bưu điện hoặc trực tuyến trên cổng thông tin dịch vụ công đến UBND cấp xã.
Đối với dự án đầu tư, cơ sở trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên, chủ dự án đầu tư, cơ sở được quyền chọn UBND cấp xã để đăng ký môi trường.
Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Đăng ký môi trường.
Liên hệ với chúng tôi
- Email: hue.truong@htlaw.vn
- SĐT: +84 935 439 454.