I. Quy định chung của pháp luật Việt Nam về AIRBNB
Pháp luật Việt Nam hiện hành chưa quy định cụ thể về mô hình dịch vụ AIRBNB, tuy nhiên có thể hiểu rằng đây là loại hình dịch vụ hoạt động dựa trên một nền tảng ứng dụng liên kết giữa bên có nhu cầu thuê nhà, phòng vì mục đích nghỉ dưỡng và bên có nhà, phòng cần cho thuê với mục đích tương tự.
Bằng định nghĩa trên, có thể nhận dạng dịch vụ AIRBNB là dịch vụ cung cấp cơ sở lưu trú du lịch, thuộc dịch vụ lữ hành, mà loại hình cư trú là căn hộ du lịch. Theo quy định tại khoản 3, Điều 21 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, căn hộ cư trú là căn hộ có trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch. Khách có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.
Đối với câu hỏi nhà đầu tư nước ngoài có được kinh doanh dịch vụ AIRBNB tại Việt Nam hay không thì điều này còn phụ thuộc vào việc nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn loại ngành nghề tương tự nào theo biểu cam kết WTO của Việt Nam. Bao gồm: Dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch; Dịch vụ xếp chỗ ở khách sạn; hay chỉ đơn thuần cho thuê lại bất động sản.
Theo quy định tại Điều 30 Luật Du lịch 2017 và Cam kết 318/WTO/CK-DV thì nhà đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành khi đã liên doanh với một nhà đầu tư trong nước và chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.

II. Các điều kiện cần thiết
Tùy vào loại ngành mà nhà đầu tư lựa chọn thì một số yêu cầu có thể được đặt ra:
– Về phần dịch vụ lữ hành, phải đáp ứng các điều kiện của luật Du lịch 2017
– Về phần dịch vụ cơ sở lưu trú, khách sạn, phải đáp ứng các điều kiện Nghị định 168/2017/NĐ-CP
Về điều kiện kinh doanh,
Thứ nhất, nhà đầu tư nước ngoài tự mình thành lập hoặc phải liên doanh với nhà đầu tư trong nước (nếu thuộc trường hợp pháp luật có quy định) và xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Thứ hai, nhà đầu tư nước ngoài và trong nước thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.
Thứ ba, doanh nghiệp sau khi được thành lập xin những giấy phép con khác vì rằng dịch vụ lữ hành, mà cụ thể là dịch vụ lưu trú, là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Về điều kiện giấy phép con,
Thứ nhất, theo quy định tại điểm 1, khoản 1, Điều 8 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, dịch vụ lưu trú phải đảm bảo yêu cầu về an ninh, trật tự.
Thứ hai, theo quy định tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP thì đơn vị kinh doanh dịch vụ tương tự như AIRBNB có thể phải thực hiện thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy. Các trường hợp thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy là nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, rạp hát, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại, doanh trại lực lượng vũ trang và các công trình khác. Như vậy nếu cơ sở dịch vụ lưu trú tích hợp với dịch vụ khách sạn thì phải đáp ứng điều kiện giấy phép trên.
Thứ ba, căn cứ theo Điều 39 và Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường 2020, đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú tùy vào quy mô, tính chất, loại hình của đơn vị mà có thể thực hiện đăng ký môi trường hoặc xin giấy phép môi trường.
Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Luật đầu tư.
Liên hệ với chúng tôi
- Email: hue.truong@htlaw.vn
- SĐT: +84 935 439 454.