Tùy theo tình hình kinh doanh, nhiều doanh nghiệp lựa chọn tạm ngừng kinh doanh để ổn định lại nguồn vốn và nhân lực sau khủng hoảng. Dưới đây, HTLaw xin tổng hợp một số quy định về tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp.

1. Lệ phí môn bài
Khoản 3 Điều 4, Thông tư 302/2016/TT-BTC, Nghĩa vụ nộp lệ phí môn bài với doanh nghiệp xin tạm ngừng hoạt động:
Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình đang sản xuất, kinh doanh và có thông báo gửi cơ quan thuế về việc tạm ngừng kinh doanh cả năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng kinh doanh.
Trường hợp tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch thì vẫn phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm.
2. Hồ sơ khai thuế
Theo Điều 14, Thông tư 151/2014/TT-BTC:
Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.
Theo điểm b khoản 3 Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC, Hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
1) Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, lập tờ khai thuế giá trị gia tăng.
2) Báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động.
3) Một trong các phụ lục quy định tại b.3 Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC, tùy thuộc vào việc phát sinh của công ty.
Ví dụ:
Nếu tạm ngừng kinh doanh từ ngày 01/01/2021 đến 31/12/2021 thì được miễn báo cáo thuế cả năm 2021
Nếu tạm ngừng kinh doanh từ 02/02/2021 đến 31/12/2021 thì năm 2021 phải nộp: Báo cáo thuế quý 1 và báo cáo tài chính, tờ khai quyết toán thuế năm 2021.
* Lưu ý:
Đối với người nộp thuế thuộc đối tượng đăng ký cấp mã số thuế trực tiếp tại cơ quan thuế (bao gồm Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, luật sư, công chứng hoặc các lĩnh vực chuyên ngành khác không phải đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành và các tổ chức khác quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC) thì trước khi tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải có thông báo bằng văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất 15 (mười lăm) ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:
– Tên, địa chỉ trụ sở, mã số thuế;
– Thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng;
– Lý do tạm ngừng kinh doanh;
– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, đại diện của nhóm cá nhân kinh doanh, của chủ hộ kinh doanh.
Hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải thực hiện kê khai thuế theo quy định. Trường hợp người nộp thuế ra kinh doanh trước thời hạn theo thông báo tạm ngừng kinh doanh thì phải có thông báo bằng văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp đồng thời thực hiện nộp hồ sơ khai thuế theo quy định.
PHẦN 2: THỦ TỤC VỚI CƠ QUAN ĐĂNG KÝ KINH DOANH
Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế đăng ký tạm ngừng kinh doanh, cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về nghĩa vụ thuế còn nợ với ngân sách nhà nước của người nộp thuế chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin từ cơ quan đăng ký kinh doanh.
1. Trình tự thực hiện
Doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký chậm nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.
Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp sau khi tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh.
Lưu ý: Khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp đồng thời gửi Thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
PHẦN 3: HÓA ĐƠN
Hóa đơn đối với đơn vị tạm ngừng kinh doanh: Vì công ty chỉ tạm ngừng kinh doanh nên không phải nộp lại hóa đơn chưa sử dụng.
PHẦN 4: NGHĨA VỤ KHÁC
Theo Khoản 3 Điều 206, Luật Doanh nghiệp 2020, Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Thông báo tạm ngừng kinh doanh.
Liên hệ với chúng tôi
-
- Email: hue.truong@htlaw.vn
- SĐT: +84 935 439 454.