a) Thành phần hồ sơ:
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC;
– Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC và văn bản nghiệm thu về PCCC;
– Danh sách nhân viên đã được huấn luyện về PCCC;
– Bảng thống kê các phương tiện PCCC;
– Phương án chữa cháy
b) Thủ tục:
Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp xin cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy
Theo đó, tùy vào trường hợp xin cấp phép phòng cháy chữa cháy mà cơ quan cấp phép được quy định như sau:
+ Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Bộ Công an sẽ cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho các trường hợp do Cục thẩm duyệt và nghiệm thu về PCCC;
+ Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh sẽ cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho các trường hợp được ủy quyền.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Cơ quan thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần và tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện theo quy định.
Bước 3: Nhận kết quả Giấy phép phòng cháy chữa cháy
Căn cứ theo ngày hẹn trên phiếu biên nhận hồ sơ, cá nhân, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.
Thời hạn giải quyết thủ tục xin giấy phép PCCC từ 5 – 15 ngày làm việc, tính từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trong trường hợp không cấp phép sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Lưu ý:
Giấy phép PCCC có hiệu lực trong 3 năm, kể từ ngày cấp. Vì vậy doanh nghiệp, cá nhân cần lưu ý thời gian làm lại thủ tục xin cấp giấy phép mới để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.