Contents
1. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng
Công trình mà doanh nghiệp xây dựng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch chi tiết được cơ quan phê duyệt, ngoài ra còn phải đáp ứng được quy hoạch về kiến trúc, thiết kế đô thị đã được thẩm duyệt (đối với những khu vực chưa có quy hoạch về chi tiết hoạt động xây dựng).
Công trình phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Doanh nghiệp khi tiến hành xây dựng thì phải có các giấy tờ chứng minh việc sử dụng hợp pháp địa điểm xây dựng như hợp đồng thuê hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất..
Doanh nghiệp phải có các phương án để đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng và các công trình kế bên. Đảm bảo được các yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy, bảo đảm an toàn kỹ thuật, đê điều, năng lượng, giao thông và đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định pháp luật.
Các công trình xây dựng phải có thiết kế chi tiết về việc xây dựng, thiết kế này đã được phê duyệt và thẩm định theo quy định pháp luật.
Các điều kiện khác tùy thuộc vào từng loại công trình.

2. Thủ tục cấp phép xây dựng cho doanh nghiệp
2.1. Hồ sơ cấp phép
Đối với từng loại công trình xây mới thì hồ sơ đề nghị cấp phép là khác nhau, bao gồm:
Hồ sơ cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ bao gồm:
– Đơn đề nghị về việc cấp phép xây dựng theo mẫu.
– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp địa điểm xây dựng (bản sao hợp lệ).
– Bản vẽ về thiết kế xây dựng công trình.
– Cam kết về việc bảo đảm an toàn cho công trình liền kề, đảm bảo an toàn về môi trường…
Hồ sơ cấp phép xây dựng công trình không theo tuyến bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp phép xây dựng.
– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp.
– Quyết định phê duyệt dự án xây dựng (bản sao).
– Bản vẽ về thiết kế xây dựng.
– Giấy tờ chứng minh, kê khai năng lực, kinh nghiệm đối với chủ trì thiết kế công trình kèm chứng chỉ hành nghề.
Hồ sơ cấp phép xây dựng công trình theo tuyến bao gồm các giấy tờ như công trình không theo tuyến, ngoài ra còn phải có các giấy tờ:
– Văn bản chấp thuận về sự phù hợp vị trí tuyến của công trình.
– Quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền.
Đối với các công trình xây dựng khác thì hồ sơ bổ sung theo những đặc trưng của công trình đó.
2.2. Cơ quan cấp phép xây dựng
Cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng bao gồm:
– Đối với các công trình cấp đặc biệt thì sẽ do Bộ Xây dựng cấp phép.
– Đối với những công trình cấp I,II, công trình về di tích lịch sử, tôn giáo, thuộc dự án có vốn đầu tư nước ngoài… thì sẽ do UBND cấp tỉnh cấp phép.
UBND cấp tỉnh có thể phân cấp cho Sở Xây dựng, khu công nghiệp, ban quản lý khu kinh tế, khu chế xuất để cấp phép trong phạm vi thẩm quyền.
– Đối với công trình nhà ở, khu di tích thuộc địa bàn quản lý thì do UBND cấp huyện cấp phép xây dựng.
2.3. Trình tự cấp phép
– Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
– Trong thời hạn 07 ngày từ ngày nhận được hồ sơ thì cơ quan cấp phép phải tiến hành thẩm định hồ sơ và tổ chức kiểm tra thực địa.
– Căn cứ vào tính chất, loại công trình xây dựng thì cơ quan cấp phép xây dựng đối chiếu điều kiện cấp phép và gửi văn bản để lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về các lĩnh vực liên quan.
– Cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ quan cấp phép trong thời hạn 12 ngày từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến.
– Khi đáp ứng được các điều kiện và lấy ý kiến của các cơ quan chuyên môn thì trong thời hạn 30 ngày, cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy phép xây dựng công trình cho doanh nghiệp.
Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Thủ tục xin giấy phép xây dựng
Liên hệ với chúng tôi
- Email: hue.truong@htlaw.vn
- SĐT: +84 935 439 454.