HT law

THỦ TỤC LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Thủ tục ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam - Htlaw.vn

Căn cứ khoản 14 Điều 13 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích thuật ngữ ly hôn như sau:

“Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”

Đồng thời căn cứ khoản 25 Điều 3  Luật Hôn nhân và gia đình 2014  giải thích về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài như sau:

“Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.”

Như vậy có thể hiểu ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài là việc một bên vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Hoặc quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật Việt Nam.iệc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

II. Thẩm quyền giải quyết.

Căn cứ khoản 2 Điều 123 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:

“Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.”

Theo đó, thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân, bao gồm việc thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài sẽ được điều chỉnh theo Bộ luật tố tụng dân sự.

Tại khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

“Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.”

Do vậy theo quy định thì vụ việc ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài sẽ do cơ quan tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết.

III. Thủ tục ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài.

Căn cứ khoản 1 Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

“Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”

Như vậy, thủ tục ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam được yêu cầu giải quyết tại Việt Nam sẽ được áp dụng theo thủ tục tố tụng tại Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành.

Thủ tục ly hôn với người nước ngoài tại Việt Nam được giải quyết với trình tự như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND Tỉnh/thành phố có thẩm quyền;

Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ, Tòa án thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật.

IV. Thời gian giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài.

Trong quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014 và Bộ luật tố tụng dân sự 2015 không quy định về việc giải quyết một vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài thời gian là bao lâu.

Căn cứ vào trình tự thủ tục tố tụng tại Tòa cũng như kinh nghiệm giải quyết trong lĩnh vực hôn nhân gia đình của HT thì thời gian giải quyết các vụ ly hôn với người nước ngoài thường sẽ diễn ra như sau:

Thời gian đơn phương ly hôn có yếu tố nước ngoài.

– Cấp sơ thẩm khoảng từ 04 đến 06 tháng (nếu vắng mặt bị đơn, có tranh chấp tài sản hoặc các vấn đề khác thì có thể kéo dài hơn).

– Cấp phúc thẩm từ 3 đến 4 tháng (nếu có kháng cáo).

– Trường hợp ly hôn vắng mặt thì thời gian khoảng từ 12 đến 24 tháng (do phải thực hiện các thủ tục ủy thác tư pháp).

 

 

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.