HT law

CÓ PHẢI ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ KHI BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ?

1. Quy định về giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?

Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản chính thức được cấp cho nhà đầu tư để ghi nhận thông tin liên quan đến dự án đầu tư. Giấy chứng nhận có thể được cung cấp dưới dạng bản giấy hoặc bản điện tử, tùy thuộc vào sự ưu tiên và yêu cầu cụ thể của nhà đầu tư.

– Nếu nhà đầu tư yêu cầu, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có thể được cấp dưới dạng văn bản trên giấy. Bản giấy này sẽ được in và chứng nhận bởi cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền.

​- Nếu nhà đầu tư chọn phương thức này, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ được cung cấp dưới dạng tài liệu điện tử. Bản điện tử này có giá trị pháp lý và được cấp bởi cơ quan đăng ký đầu tư, đảm bảo tính bảo mật và minh bạch thông tin.

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, dù là bản giấy hay điện tử, sẽ ghi nhận đầy đủ thông tin quan trọng về dự án đầu tư. Thông tin này bao gồm:

  • Tên của nhà đầu tư và thông tin liên hệ.
  • Thông tin về dự án đầu tư, bao gồm mục đích, quy mô, vốn đầu tư, địa điểm thực hiện, và các yếu tố khác liên quan.

– Cả bản giấy và bản điện tử đều có giá trị pháp lý tương đương và đều được chấp nhận trong các giao dịch pháp lý liên quan đến dự án đầu tư.

​- Trong trường hợp bản điện tử, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin, ngăn chặn việc sửa đổi không đáng kỳ vọng và đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu đăng ký.

2. Có phải điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư khi bổ sung ngành nghề?

Theo Khoản 2 Điều 41 của Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư sẽ thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định cụ thể tại Điều 20 của Luật Đầu tư 2020, bao gồm:

– Tên dự án đầu tư.

– Nhà đầu tư.

– Mã số dự án đầu tư.

– Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.

– Mục tiêu, quy mô của dự án đầu tư.

– Vốn đầu tư của dự án đầu tư (bao gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).

– Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.

– Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm:

  • Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn.
  • Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.

– Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).

– Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).

Căn cứ tại khoản 2 Điều 41 Luật Đầu tư 2020 quy định nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Như vậy, trong trường hợp bổ sung ngành nghề kinh doanh không làm thay đổi mục tiêu dự án đầu tư đã được quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, doanh nghiệp không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật.

 

 

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Giấy chứng nhận đầu tư 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

ĐIỀU KIỆN ĐỂ KINH DOANH NGÀNH NGHỀ XỔ SỐ

I. Kinh doanh xổ số là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 30/2007/NĐ-CP thì ngành nghề kình doanh xổ số là:

Kinh doanh xổ số là hoạt động kinh doanh dựa trên các sự kiện có kết quả ngẫu nhiên, được tổ chức theo nguyên tắc doanh nghiệp thu tiền tham gia dự thưởng của khách hàng và thực hiện trả thưởng cho khách hàng khi trúng thưởng.

II. Nguyên tắc kinh doanh xổ số

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 30/2007/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 78/2012/NĐ-CP như sau:

1. Kinh doanh xổ số là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo đáp ứng nhu cầu giải trí của một bộ phận người dân có thu nhập chính đáng và đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội. Chỉ có doanh nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số mới được phép tổ chức hoạt động kinh doanh xổ số.

2. Hoạt động kinh doanh xổ số phải đảm bảo minh bạch, khách quan, trung thực, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia.

Điều kiện để kinh doanh ngành nghề xổ số - HTlaw

III. Điều kiện để kinh doanh ngành nghề xổ số

Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 30/2007/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 23 Nghị định 78/2012/NĐ-CP như sau:

Để tham gia hoạt động kinh doanh xổ số, doanh nghiệp cần có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xổ số. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận là:

1. Doanh nghiệp kinh doanh xổ số là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do Nhà nước sở hữu 100% vốn.

2. Các công ty xổ số kiến thiết đang hoạt động theo mô hình công ty nhà nước phải làm thủ tục để chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3. Mô hình hoạt động và cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp kinh doanh xổ số được áp dụng theo mô hình Chủ tịch Công ty, Tổng Giám đốc (Giám đốc) và các Kiểm soát viên hoặc Chủ tịch Công ty kiêm Tổng Giám đốc (Giám đốc) và các Kiểm soát viên.

4. Điều kiện, tiêu chuẩn của Chủ tịch Công ty, Tổng Giám đốc (Giám đốc) và các Kiểm soát viên của doanh nghiệp kinh doanh xổ số thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

5. Các doanh nghiệp kinh doanh xổ số đang hoạt động theo mô hình Hội đồng thành viên, tiếp tục thực hiện hết nhiệm kỳ. Việc áp dụng mô hình hoạt động và cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp trong nhiệm kỳ tiếp theo được thực hiện theo quy định tại Nghị định này.”

Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Thông tư 75/2013/TT-BTC thì hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số gồm:

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số:

a) Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của công ty xổ số kiến thiết, trong đó nêu rõ loại hình sản phẩm đề nghị được phép kinh doanh;

b) Ý kiến của chủ sở hữu về việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;

c) Phương án tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty xổ số kiến thiết;

d) Quyết định thành lập doanh nghiệp (bản sao có chứng thực);

đ) Giấy đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực);

e) Điều lệ hoạt động của công ty xổ số kiến thiết được chủ sở hữu phê duyệt (bản sao);

g) Báo cáo tài chính của công ty xổ số kiến thiết năm gần nhất đã được kiểm toán.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Xin giấy phép kinh doanh

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

Thành lập công ty, xin giấy phép kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo năm 2023

1. Những ngành nghề quảng cáo được đăng ký khi thành lập công ty

  1. Mã ngành 7310: Quảng cáo
  2. Mã ngành 1811: In ấn
  3. Mã ngành 1812: Dịch vụ liên quan đến in
  4. Mã ngành 5911: Hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình. Chi tiết: Hoạt động sản xuất chương trình truyền hình. ( trừ phát sóng và không thực hiện các hiệu ứng cháy, nổ; không sử dụng chất nổ, chất cháy, hoá chất làm đạo cụ. Dụng cụ thực hiện các chương trình văn nghệ, sự kiện, phim ảnh )
  5. Mã ngành 5912: Hoạt động hậu kỳ (trừ sản xuất phim và không thực hiện các hiệu ứng cháy, nổ. Không sử dụng chất nổ, chất cháy, hóa chất làm đạo cụ. Dụng cụ thực hiện các chương trình văn nghệ, sự kiện, phim ảnh).
  6. Mã ngành 5913: Hoạt động phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình. Chi tiết: Hoạt động phát hành phim điện ảnh, phim video ( trừ sản xuất phim)
  7. Mã ngành 5920: Hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc. Chi tiết: Hoạt động ghi âm ( trừ kinh doanh karaoke )
  8. Mã ngành 7410: Hoạt động thiết kế chuyên dụng. Chi tiết: Thiết kế các sản phẩm in như phác bản thảo, maket, bản nháp. Hoạt động trang trí nội, ngoại thất. Thiết kế đồ hoạ, thiết kế website.
  9. Mã ngành 7420: Hoạt động nhiếp ảnh. Chi tiết: Quay video, chụp ảnh. (trừ sản xuất phim).
  10. Mã ngành 8230: Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại. Chi tiết: Tổ chức hội thảo, hội nghị (không thực hiện các hiệu ứng cháy, nổ. Không sử dụng chất nổ chất cháy, hóa chất làm đạo cụ, dụng cụ thực hiện các chương trình văn nghệ, sự kiện, phim ảnh).
  11. Mã ngành 9000: Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí (trừ phòng trà ca nhạc, vũ trường. Và không thực hiện các hiệu ứng cháy, nổ; không sử dụng chất nổ, chất cháy, hóa chất làm đạo cụ, dụng cụ thực hiện các chương trình văn nghệ, sự kiện, phim ảnh).
Thành lập công ty, xin giấy phép kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo năm 2023 - HTlaw

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Xin giấy phép kinh doanh

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

2. Hồ sơ mở công ty quảng cáo bao gồm:

      • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh doanh nghiệp
      • Danh sách Cổ đông sáng lập đối với Công ty cổ phần, Danh sách thành viên đối với Công ty TNHH có hai thành viên trở lên;
      • Dự thảo về điều lệ của công ty: phải có đủ chữ ký của tất cả các thành viên; người đại diện theo pháp luật và các cổ đông sáng lập, hoặc người đại diện theo ủy quyền cổ đông sáng lập với Cty CP; người đại diện pháp luật và các thành viên, hoặc người đại diện theo ủy quyền với Cty TNHH 2 thành viên trở lên;
      • Giấy chứng thực cá nhân photo công chứng (CMND, CCCD)

 

3. Nơi nộp hồ sơ đăng ký mở công ty quảng cáo

Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Thành phố nơi đặt trụ sở.

THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG CHO DOANH NGHIỆP

1. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng

Công trình mà doanh nghiệp xây dựng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch chi tiết được cơ quan phê duyệt, ngoài ra còn phải đáp ứng được quy hoạch về kiến trúc, thiết kế đô thị đã được thẩm duyệt (đối với những khu vực chưa có quy hoạch về chi tiết hoạt động xây dựng).

Công trình phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Doanh nghiệp khi tiến hành xây dựng thì phải có các giấy tờ chứng minh việc sử dụng hợp pháp địa điểm xây dựng như hợp đồng thuê hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất..

Doanh nghiệp phải có các phương án để đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng và các công trình kế bên. Đảm bảo được các yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy, bảo đảm an toàn kỹ thuật, đê điều, năng lượng, giao thông và đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định pháp luật.

Các công trình xây dựng phải có thiết kế chi tiết về việc xây dựng, thiết kế này đã được phê duyệt và thẩm định theo quy định pháp luật.

Các điều kiện khác tùy thuộc vào từng loại công trình.

Thủ tục xin giấy phép xây dựng cho doanh nghiệp - htlaw

2. Thủ tục cấp phép xây dựng cho doanh nghiệp

2.1. Hồ sơ cấp phép

Đối với từng loại công trình xây mới thì hồ sơ đề nghị cấp phép là khác nhau, bao gồm:

Hồ sơ cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ bao gồm:

– Đơn đề nghị về việc cấp phép xây dựng theo mẫu.

– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp địa điểm xây dựng (bản sao hợp lệ).

– Bản vẽ về thiết kế xây dựng công trình.

– Cam kết về việc bảo đảm an toàn cho công trình liền kề, đảm bảo an toàn về môi trường…

Hồ sơ cấp phép xây dựng công trình không theo tuyến bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp phép xây dựng.

– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp.

– Quyết định phê duyệt dự án xây dựng (bản sao).

– Bản vẽ về thiết kế xây dựng.

– Giấy tờ chứng minh, kê khai năng lực, kinh nghiệm đối với chủ trì thiết kế công trình kèm chứng chỉ hành nghề.

Hồ sơ cấp phép xây dựng công trình theo tuyến bao gồm các giấy tờ như công trình không theo tuyến, ngoài ra còn phải có các giấy tờ:

– Văn bản chấp thuận về sự phù hợp vị trí tuyến của công trình.

– Quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền.

Đối với các công trình xây dựng khác thì hồ sơ bổ sung theo những đặc trưng của công trình đó.

2.2. Cơ quan cấp phép xây dựng

Cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng bao gồm:

– Đối với các công trình cấp đặc biệt thì sẽ do Bộ Xây dựng cấp phép.

– Đối với những công trình cấp I,II, công trình về di tích lịch sử, tôn giáo, thuộc dự án có vốn đầu tư nước ngoài… thì sẽ do UBND cấp tỉnh cấp phép.

UBND cấp tỉnh có thể phân cấp cho Sở Xây dựng, khu công nghiệp, ban quản lý khu kinh tế, khu chế xuất để cấp phép trong phạm vi thẩm quyền.

– Đối với công trình nhà ở, khu di tích thuộc địa bàn quản lý thì do UBND cấp huyện cấp phép xây dựng.

2.3. Trình tự cấp phép

– Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

– Trong thời hạn 07 ngày từ ngày nhận được hồ sơ thì cơ quan cấp phép phải tiến hành thẩm định hồ sơ và tổ chức kiểm tra thực địa.

– Căn cứ vào tính chất, loại công trình xây dựng thì cơ quan cấp phép xây dựng đối chiếu điều kiện cấp phép và gửi văn bản để lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về các lĩnh vực liên quan.

– Cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ quan cấp phép trong thời hạn 12 ngày từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến.

– Khi đáp ứng được các điều kiện và lấy ý kiến của các cơ quan chuyên môn thì trong thời hạn 30 ngày, cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy phép xây dựng công trình cho doanh nghiệp.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Thủ tục xin giấy phép xây dựng 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP ĐO ĐẠC CHO TỔ CHỨC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

1. Danh mục các hoạt động dịch vụ đo đạc và bản đồ phải có giấy phép

Khảo sát, lập đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình đo đạc và bản đồ.

Kiểm tra, nghiệm thu chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ.

Xây dựng mạng lưới tọa độ, độ cao, trọng lực quốc gia, cơ sở chuyên ngành.

Thu nhận, xử lý dữ liệu ảnh hàng không, ảnh hàng không từ tàu bay, từ tàu bay không người lái.

Xử lý dữ liệu ảnh viễn thám.

Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, thành lập bản đồ địa hình quốc gia.

Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, thành lập bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000;

Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, thành lập bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000

Đo đạc, thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000

Đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển.

Đo đạc, thành lập bản đồ địa giới hành chính.

Đo đạc, thành lập bản đồ địa chính.

Thành lập bản đồ hành chính.

Đo đạc, thành lập hải đồ.

Đo đạc, thành lập bản đồ công trình.

2. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ

Tổ chức được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ khi có đủ các điều kiện sau:

Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề đo đạc và bản đồ đối với tổ chức hoạt động kinh doanh; có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có quy định chức năng, nhiệm vụ hoạt động đo đạc và bản đồ đối với đơn vị sự nghiệp.

Có lực lượng kỹ thuật đo đạc và bản đồ tối thiểu như sau:

Một (01) kỹ thuật trưởng có trình độ đại học trở lên, chuyên ngành đào tạo về đo đạc và bản đồ, có thực tế hoạt động đo đạc và bản đồ ít nhất ba (03) năm, có hợp đồng lao động được đóng bảo hiểm từ một (01) năm trở lên, không được đồng thời là kỹ thuật trưởng của tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ khác;

Bốn (04) nhân viên kỹ thuật có trình độ trung cấp trở lên, chuyên ngành đào tạo về đo đạc và bản đồ.

Có thiết bị công nghệ đo đạc và bản đồ phù hợp với định mức thiết bị quy định trong định mức kinh tế – kỹ thuật đo đạc và bản đồ để thực hiện một (01) sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc nội dung đề nghị cấp phép.

THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP ĐO ĐẠC CHO TỔ CHỨC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI - htlaw

3. Hồ sơ cấp Giấy phép đo đạc và bản đồ

Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ;

Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn, hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng, giấy tờ chứng minh về việc đóng bảo hiểm, bản khai quá trình công tác, quyết định bổ nhiệm của kỹ thuật trưởng;

Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn, hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của các nhân viên kỹ thuật đo đạc và bản đồ;

Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy tờ về sở hữu thiết bị, công nghệ đo đạc và bản đồ gồm chứng từ mua bán, thuê hoặc chuyển giao thiết bị, công nghệ.

Hồ sơ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoặc hồ sơ cấp Giấy phép nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam.

4. Thủ tục xin giấy phép đo đạc bản đồ.

Bước 1: Tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ. Hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ;
Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập; Hồ sơ lao động, bảo hiểm, kinh nghiệm, bằng cấp của kỹ thuật trưởng; Hồ sơ lao động, bằng cấp của tối thiểu 04 nhân viên kỹ thuật; Danh mục máy móc thiết bị kèm theo hóa đơn, chứng từ mua máy móc, thiết bị; Một số giấy tờ pháp lý khác./.

Bước 2: Tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ nộp một (01) bộ hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường nơi tổ chức có trụ sở chính (trừ các trường hợp Tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội và các tổ chức xã hội – nghề nghiệp; các Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập nộp một (01) bộ hồ sơ tại Cục Đo đạc bản đồ và thông tin địa lý Việt Nam).

Bước 3: Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ cho đầy đủ, việc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ chỉ thực hiện một (01) lần.

Bước 4: Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, lập biên bản thẩm định trụ sở và phỏng vấn kỹ thuật trưởng và gửi biên bản thẩm định kèm theo hồ sơ cho Cục Đo đạc bản đồ và thông tin địa lý Việt Nam.

Bước 5: Trong thời hạn 03 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ Cục đo đạc bản đồ và thông tin địa lý Việt Nam tiến hành cấp giấy phép cho tổ chức, cơ quan. trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép thì trả lời bằng văn bản cho tổ chức biết lý do đồng thời thông báo cho Sở Tài nguyên và Môi trường.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Thủ tục xin giấy phép đo đạc

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

QUY ĐỊNH VỀ SẢN XUẤT RƯỢU THỦ CÔNG

1. Sản xuất rượu thủ công là gì ?

Sản xuất rượu thủ công là hoạt động sản xuất rượu bằng dụng cụ truyền thống, không sử dụng máy móc, thiết bị công nghiệp.

2. Điều kiện sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

  • doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định.

3. Điều kiện sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại

  • Có hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.
  • Trường hợp không bán rượu cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công phải làm thủ tục cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.

4. Sản xuất rượu có nồng độ cồn 5,5 độ trở lên

Đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại phảiđăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt cơ sở sản xuất.

QUY ĐỊNH VỀ SẢN XUẤT RƯỢU THỦ CÔNG - htlaw

5. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

  • Được bán rượu do mình sản xuất cho các thương nhân có Giấy phép phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ và thương nhân mua rượu để xuất khẩu.
  • Được trực tiếp bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ đối với rượu do mình sản xuất tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân.
  • Chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất rượu của mình.
  • Thựchiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị định này.

6. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại

  • Không bắt buộc phải công bố chất lượng hàng hóa, dán tem rượu, ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định.
  • Trong quá trình vận chuyển đến nơi tiêu thụ, tổ chức, cá nhân phải xuất trình hợp đồng mua bán rượu với doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp cho các cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp bị kiểm tra.
  • Đăng ký sản xuất rượu thủ công vớiỦy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này và chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất rượu của mình.
  • Không được bán rượu cho tổ chức, cá nhân không phải là doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp đã ký hợp đồng mua bán đểchế biến lại.

7. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (01 bộ) bao gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
  3. Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm,
  4. Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc dự kiến sản xuất. 

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Quy định sản xuất rượu thủ công

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

QUY ĐỊNH VỀ SẢN XUẤT RƯỢU CÔNG NGHIỆP

1. Sản xuất rượu công nghiệp là gì ?

Sản xuất rượu công nghiệp là hoạt động sản xuất rượu trên dây chuyền máy móc, thiết bị công nghiệp.

2. Điều kiện sản xuất rượu công nghiệp

  • doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất.
  • Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
  • Bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.
  • Đáp ứng các quy định về ghi nhãn hàng hóa rượu.
  • Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.

3. Sản xuất rượu có nồng độ cồn 5,5 độ trở lên

  • Thương nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải có giấy phép;
QUY ĐỊNH VỀ SẢN XUẤT RƯỢU CÔNG NGHIỆP - htlaw

4. Quyền và nghĩa vụ doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp

  • Được bán rượu do doanh nghiệp sản xuất cho các thương nhân có Giấy phép phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ và thương nhân mua rượu để xuất khẩu.
  • Được trực tiếp bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ đối với rượu do mình sản xuất tại các địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Được mua trong nước hoặc nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm.
  • Được mua rượu của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công để chế biến lại.
  • Tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, nhãn hàng hóa, phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường.
  • Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị định này.

5. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy sản xuất rượu công nghiệp

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (01 bộ) bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp theo Mu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

3. Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chun kỹ thuật); bản sao Giy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

4. Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc giy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.

5. Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà doanh nghiệp sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.

6. Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận chuyên môn và quyết định tuyn dụng hoặc hợp đng lao động của cán bộ kỹ thuật.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Quy định về sản xuất rượu  công nghiệp

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CHO NHÀ HÀNG

I. Giấy phép Phòng cháy chữa cháy (PCCC) là gì?

Giấy phép phòng cháy chữa cháy (viết tắt là PCCC) là giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy. Đây là tài liệu pháp lý chứng minh đối tượng được cấp đã đủ điều kiện PCCC theo quy định của pháp luật.

Giấy phép PCCC là một trong những loại giấy phép con phổ biến và bắt buộc khi cá nhân, tổ chức kinh doanh các ngành nghề có yêu cầu về phòng cháy chữa cháy.

II. Mục đích của việc xin Giấy phép PCCC là gì?

Việc xin cấp giấy chứng nhận PCCC giúp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đảm bảo an toàn về các hoạt động liên quan đến PCCC, giúp hạn chế tối đa các nguy cơ về cháy nổ, tăng khả năng xử lý các vấn đề bất ngờ, dập tắt đám cháy nhanh chóng, từ đó giảm thiểu các thiệt hại về người và tài sản. 

Thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy - htlaw

III. Hồ sơ và Thủ tục xin giấy phép PCCC

a) Thành phần hồ sơ:

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC;

– Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC và văn bản nghiệm thu về PCCC;

– Danh sách nhân viên đã được huấn luyện về PCCC;

– Bảng thống kê các phương tiện PCCC;

– Phương án chữa cháy

b) Thủ tục:

Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp xin cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy

Theo đó, tùy vào trường hợp xin cấp phép phòng cháy chữa cháy mà cơ quan cấp phép được quy định như sau:

+ Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Bộ Công an sẽ cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho các trường hợp do Cục thẩm duyệt và nghiệm thu về PCCC;

+ Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh sẽ cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho các trường hợp được ủy quyền.

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Cơ quan thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần và tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện theo quy định.

Bước 3: Nhận kết quả Giấy phép phòng cháy chữa cháy 

Căn cứ theo ngày hẹn trên phiếu biên nhận hồ sơ, cá nhân, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.

Thời hạn giải quyết thủ tục xin giấy phép PCCC từ 5 – 15 ngày làm việc, tính từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trong trường hợp không cấp phép sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Lưu ý:

Giấy phép PCCC có hiệu lực trong 3 năm, kể từ ngày cấp. Vì vậy doanh nghiệp, cá nhân cần lưu ý thời gian làm lại thủ tục xin cấp giấy phép mới để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Giấy phép PCCC

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

THỦ TỤC GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

I. Quy định của pháp luật về giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

IRC là viết tắt của cụm từ Investment Registration Certificate, trong lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam thì cụm từ này có nghĩa là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Luật Đầu tư 2020 thì giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là:

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.

II. Các trường hợp thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 37 Luật Đầu tư 2020 các trường hợp phải thực hiện và không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là:

1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.

2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;

b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tạikhoản 2 Điều 23 của Luật này;

c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài - htlaw

III. Thời hạn của Giấy chứng nhận đầu tư

Thời hạn của Giấy chứng nhận đầu tư chính là thời hạn hoạt động của dự án đầu tư. Thời hạn của Giấy chứng nhận đầu tư do Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư xem xét và quyết định dựa trên các yếu tố mục tiêu, quy mô, địa điểm, yêu cầu hoạt động của Dự án đầu tư. Theo đó thời hạn tối đa của Giấy chứng nhận đầu tư được quy định tại Điều 44 Luật đầu tư 2020 như sau:

+ Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.

+ Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm.

+ Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm.

IV. Thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Thời điểm nộp hồ sơ gia hạn:

Thời điểm nên gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là trước khi dự án đầu tư hết thời hạn được cấp phép khoảng 03 -05 tháng, nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cũng đồng thời là gia hạn thời hạn thực hiện dự án.

Thành phần hồ sơ:

– Văn bản đề nghị gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;

– Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư;

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

– Quyết định chấp thuận nhà đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;

– Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;

– Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính;

Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;

– Tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.

Trình tự

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ: Hồ sơ làm bằng tiếng Việt hoặc tiếng Việt và tiếng Anh (Các văn bản bằng tiếng nước ngoài: phải được dịch sang tiếng Việt và có công chứng).

Bước 2: Nộp hồ sơ:

Đối với Dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư: Nhà đầu tư nộp hồ sơ cho một trong hai cơ quan sau:

+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong trường hợp Quốc Hội, Thủ tướng Chính phủ là cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư dự án;

+ Cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp UBND cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư.

Đối với dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư: Nhà đầu tư nộp hồ sơ gia hạn Dự án cho Cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư trước đó.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ:

Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và giải quyết hồ sơ.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

THỦ TỤC XIN CẤP LẠI GIẤY PHÉP ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ BỊ HƯ HỎNG

I. Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 41 Nghị định 31/2021/NĐ-CP thủ tục cấp lại và hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định như sau:

“1. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị mất hoặc bị hỏng, nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư để được cấp lại trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đăng ký đầu tư nhận được văn bản đề nghị”

Thủ tục xin cấp lại Giấy phép đăng ký đầu tư bị hư hỏng - htlaw.vn

II. Quy trình thực hiện.

Căn cứ nội dung tại Điều 41 Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì quy trình thực hiệncấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định như sau:

Thứ nhất: Về hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

– Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. (mẫu A.I.17)

– IRC photo cũ (nếu có)

– Giấy ủy quyền cho cá nhân + giấy tờ nhân thân thay mặt nhà đầu tư thực hiện (nếu có)

Thứ hai: Về trình tự thực hiện:

– Bước 1: Nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cho cơ quan đăng ký đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư).

– Bước 2:

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của nhà đầu tư đối với cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.Cơ quan đăng ký đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư) cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong khi nhận được văn bản đề nghị của nhà đầu tư.

Thứ ba: Về hình thức  thực hiện:

Nộp hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc gửi bưu điện.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Đầu tư.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

KINH DOANH CƠ SỞ DỊCH VỤ ĂN UỐNG NHỎ LẺ TẠI VIỆT NAM

Để một cơ sở dịch vụ ăn uống nhỏ lẻ đi vào hoạt động thì chủ cơ sở cần phải đáp ứng những điều kiện giấy phép luật định. Tùy vào mô hình và quy mô mà mỗi cơ sở có thể phát sinh thêm những điều kiện giấy phép đặc thù. Nội dung bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin tổng quan về các loại giấy phép bắt buộc phải có.

Kinh doanh cơ sở dịch vụ ăn uống nhỏ lẻ tại Việt Nam - htlaw.vn

I. Giấy phép kinh doanh

Một trong những yêu cầu để cơ sở ăn uống thành lập thì phải được cấp phép kinh doanh. Loại hình kinh doanh cụ thể sẽ tùy vào nhu cầu của chủ sở hữu. Có 6 phương án lựa chọn tối ưu bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và hộ kinh doanh.

Căn cứ theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị Định 01/2021/NĐ-CP, đối với từng loại hình khác nhau thì hồ sơ có thể khác nhau. Về cơ bản, thành phần hồ sơ sẽ bao gồm Giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp/hộ kinh doanh, Điều lệ (không áp dụng đối với hộ kinh doanh), Danh sách thành viên (đối với nhiều thành viên), giấy tờ pháp lý nhân thân, giấy ủy quyền (nếu có) và một số hồ sơ khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước (nếu có).

Về thời hạn giải quyết, không quá năm ngày làm việc từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư nơi cơ sở ăn uống đặt trụ sở kinh doanh.

II. Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 5 Luật An toàn thực phẩm 2010, một trong những hành vi bị nghiêm cấm khi sản xuất, kinh doanh thực phẩm là không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật.

Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 3 và điểm d, khoản 1, Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP đề cập rằng cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thì không thuộc diện cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Một cách chi tiết, cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.

Vì không thuộc diện phải được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm nên cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ chỉ phải bảo đảm điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo quy định tại Điều 22 Luật An toàn thực phẩm 2010, những điều kiện này bao gồm:

a) Có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;

b) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

c) Có trang thiết bị phù hợp để sản xuất, kinh doanh thực phẩm không gây độc hại, gây ô nhiễm cho thực phẩm;

d) Sử dụng nguyên liệu, hóa chất, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm;

đ) Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

e) Thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

h) Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc thực phẩm”.

III. Một số giấy phép con khác

Tùy vào mức độ xả thải và diện tích cơ sở mà đơn vị kinh doanh ăn uống nhỏ lẻ có thể sẽ phải đáp ứng điều kiện về đăng ký môi trường hay giấy phép môi trường.

Tùy vào diện tích hay chiều cao của cơ sở mà giấy phép xây dựng có thể được yêu cầu.

Tùy vào kết cấu hay quy mô, cơ sở kinh doanh dịch vụ của bạn có thể sẽ cần xin Xác nhận Phòng cháy chữa cháy của Công an Phường.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Thành lập cơ sở dịch vụ ăn uống nhỏ lẻ.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

ĐỐI TƯỢNG NÀO CẦN PHẢI CÓ GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG?

I. Khái niệm về Giấy phép môi trường

Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020, Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Đối tượng nào cần phải có giấy phép môi trường? - htlaw.vn

II. Các đối tượng cần phải có Giấy phép môi trường

Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì có 2 đối tượng cần phải có Giấy phép môi trường gồm:

– Đối tượng 1: Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.

Các đối tượng trên mà thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.

– Đối tượng 2: Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như đối tượng 1.

III. Thời hạn của Giấy phép môi trường

Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì thời hạn của Giấy phép môi trường sẽ tùy thuộc vào đối tượng được cấp Giấy phép môi trường cụ thể như sau:

– 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I.

– 07 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I.

10 năm đối với đối tượng không thuộc hai trường hợp vừa nêu.

– Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định nêu trên theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (sau đây gọi chung là chủ dự án đầu tư, cơ sở).

IV. Hồ sơ, trình tự và thủ tục cấp Giấy phép môi trường

Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Điều 29 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường thì:

a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường bao gồm:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường.

–  Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường.

–  Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

b) Trình tự và thủ tục đề nghị cấp Giấy phép môi trường.

– Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 41 của Luật này. Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;

–  Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm tra thực tế thông tin dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; tổ chức việc thẩm định, cấp giấy phép môi trường.

Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông báo kết quả được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở;

– Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi cấp giấy phép môi trường;

–  Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đó trước khi cấp giấy phép môi trường.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Giấy phép môi trường.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ KHI NGƯỜI THỪA KẾ ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI?

I. Ủy quyền thay mặt khai nhận di sản

Trường hợp người thừa kế định cư ở nước ngoài không thể trở về nước làm thủ tục nhận di sản, có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục nhận di sản. Theo khoản 2 Điều 55 Luật Công chứng 2014, việc ủy quyền được thực hiện như sau;

– Bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền;

– Bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.

Để tiến hành Thủ tục nhận di sản thừa kế cho người nước ngoài cần trải qua lần lượt các quy trình sau:

II. Thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Bước 1: Họp mặt các đồng thừa kế và làm văn bản thỏa thuận phân chia di sản: nội thỏa thuận được quy định tại điều 656 BLDS 2015.

Bước 2. Công chứng hoặc chứng thực văn bản thỏa thuận Các bên tiến hành phòng công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản tại Văn phòng công chứng hoặc chứng thực chữ ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nếu không có văn phòng công chứng tại địa phương.

Bước 3. Làm thủ tục sang tên và xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở nếu di sản là quyền sử dụng đất, nhà ở.

III. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ

Bước 2: Tiến hành công chứng Văn bản khai nhận di sản: Việc công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.

Bước 3: Tổ chức hành nghề công chứng niêm yết việc thụ lý Văn bản khai nhận di sản: điều 18 nghị định 19/2015/NĐ-CP công chứng viên cần niêm yết việc thụ lý Văn bản khai nhận di sản.

Bước 4: Tổ chức hành nghề công chứng Văn bản khai nhận di sản.

Bước 5: Thực hiện thủ tục đăng ký quyền tài sản tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có đất.

IV. Thực hiện công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế

Theo quy định tại Điều 58 Luật Công chứng 2014, để thực hiện công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế, người yêu cầu công chứng phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau đây:

– Phiếu yêu cầu công chứng

– Bản chính kèm bản sao các giấy tờ sau:

+ CMND hoặc hộ chiếu của từng người thừa kế

+ Hộ khẩu

+ Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân.

+ Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi; bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế.

+ Giấy chứng tử, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết, giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân, di chúc (nếu có) của người để lại di sản thừa kế.

– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Dân sự 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

QUY ĐỊNH VỀ DOANH NGHIỆP KINH DOANH NGÀNH NGHỀ PHÂN PHỐI RƯỢU

Quy định về doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề phân phối rượu - htlaw.vn

I. ĐIỀU KIỆN ĐỂ KINH DOANH NGÀNH NGHỀ PHÂN PHỐI RƯỢU

Kinh doanh rượu là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với doanh nghiệp trong nước và cả doanh nghiệp nước ngoài được quy định tại Mục 46, Phụ lục IV, Luật Đầu tư 2020.

Về nguyên tắc kinh doanh rượu: Kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh rượu phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi nghị định 17/2020/NĐ-CP

Về điều kiện kinh doanh phân phối rượu:

    • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật
    • Có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên (đã bao gồm địa bàn doanh nghiệp đặt trụ sở chính); tại mỗi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu. Trường hợp doanh nghiệp có thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu thì không cần có xác nhận của thương nhân bán buôn rượu.
    • Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài.

II. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA THƯƠNG NHÂN PHÂN PHỐI RƯỢU

    • Mua, bán rượu có nguồn gốc hợp pháp;
    • Niêm yết bản sao hợp lệ giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền cấp tại các địa điểm bán rượu của thương nhân và chỉ được mua, bán rượu theo nội dung ghi trong giấy phép đã được cấp, trừ trường hợp đối với thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ.”
    • Thực hiện chế độ báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP
    • Nhập khẩu rượu, mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước và thương nhân phân phối rượu khác theo nội dung ghi trong giấy phép;
    • Bán rượu cho các thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép;
    • Bán rượu cho thương nhân mua rượu để xuất khẩu;
    • Trực tiếp bán lẻ rượu tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép.

III. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHO DOANH NGHIỆP KINH DOANH PHÂN PHỐI RƯỢU

Hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị khi doanh nghiệp kinh doanh phân phối rượu (1 bộ hồ sơ):

– Đơn đề nghị cấp giấy phép phân phối rượu theo Mẫu số 01 của Nghị định 105/2017/NĐ-CP

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

– Tài liệu về hệ thống phân phối rượu gồm một trong hai loại sau:

      • Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống phân phối rượu kèm bản sao Giấy phép bán buôn rượu của thương nhân dự kiến tham gia hệ thống phân phối rượu;
      • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp để kinh doanh rượu.

– Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu;

    • Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của các nhà cung cấp rượu;
    • Trường hợp nhà cung cấp rượu là thương nhân trong nước cần có bản sao Giấy phép sản xuất rượu hoặc Giấy phép phân phối rượu.

IV. THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH PHÂN PHỐI RƯỢU

Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép phân phối rượu.

Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp bị từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Kinh doanh ngành phân phối rượu.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

QUY ĐỊNH VỀ DOANH NGHIỆP KINH DOANH NGÀNH NGHỀ BÁN BUÔN RƯỢU

Quy định về doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề bán buôn rượu - htlaw.vn

I. Điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề bán buôn rượu

    • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
    • Có hệ thống bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính với ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu. Trường hợp doanh nghiệp có thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu thì không cần có xác nhận của thương nhân bán buôn rượu.
    • Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu khác;

II. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề bán buôn rượu

    • Mua, bán rượu có nguồn gốc hợp pháp;
    • Niêm yết bản sao hợp lệ giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền cấp tại các địa điểm bán rượu của thương nhân và chỉ được mua, bán rượu theo nội dung ghi trong giấy phép đã được cấp, trừ trường hợp đối với thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ;
    • Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định 105/2017/NĐ-CP.
    • Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu khác theo nội dung ghi trong giấy phép;
    • Bán buôn rượu cho các thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép;
    • Bán rượu cho thương nhân mua rượu để xuất khẩu;
    • Trực tiếp bán buôn rượu tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép.

III. Hồ sơ đăng ký cho doanh nghiệp kinh doanh bán buôn rượu

– Đơn đề nghị cấp giấy phép bán buôn rượu theo Mẫu số 01 của Nghị định 105/2017/NĐ-CP

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

– Tài liệu về hệ thống bán buôn rượu gồm một trong hai loại sau:

      • Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống bán buôn rượu kèm bản sao Giấy phép bán buôn rượu của thương nhân dự kiến tham gia hệ thống bán buôn rượu;
      • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp để kinh doanh rượu.

– Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu;

      • Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất trong nước, thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn khác, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của thương nhân sản xuất, thuơng nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn khác;
      • Bản sao giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép phân phối hoặc giấy phép bán buôn rượu của các nhà cung cấp rượu.

IV. Thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép

Sở Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thủ tục cấp giấy phép:

Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.

Đối với giấy phép bán buôn rượu:

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày, làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Kinh doanh ngành nghề bán buôn rượu.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

QUY ĐỊNH VỀ DOANH NGHIỆP KINH DOANH NGÀNH NGHỀ BÁN LẺ RƯỢU

Quy định về doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề bán lẻ rượu - htlaw.vn

I. ĐIỀU KIỆN ĐỂ DOANH NGHIỆP KINH DOANH NGÀNH NGHỀ BÁN LẺ RƯỢU

Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.

Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.

Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.

II. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH BÁN LẺ RƯỢU

    • Mua, bán rượu có nguồn gốc hợp pháp;
    • Niêm yết bản sao hợp lệ giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền cấp tại các địa điểm bán rượu của thương nhân và chỉ được mua, bán rượu theo nội dung ghi trong giấy phép đã được cấp, trừ trường hợp đối với thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ;
    • Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định 105/2017/NĐ-CP.
    • Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu theo nội dung ghi trong giấy phép;
    • Bán rượu cho thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ hoặc bán trực tiếp cho người mua tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân theo nội dung ghi trong giấy phép.

III. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHO DOANH NGHIỆP KINH DOANH BÁN LẺ RƯỢU

    • Đơn đề nghị cấp giấy phép bán lẻ rượu theo Mẫu số 01 của Nghị định 105/2017/NĐ-CP
    • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
    • Bản sao hợp đồng thuê/mượn tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ.
    • Bản sao văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu
    •  

IV. THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH BÁN LẺ RƯỢU

Phòng kinh tế hoặc phòng kinh tế và Hạ tầng thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện là cơ quan cấp Giấy phép bán lẻ rượu trên địa bàn.

Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Kinh doanh ngành nghề bán lẻ rượu.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

THỜI HẠN CÁC LOẠI GIẤY PHÉP

Thời hạn các loại giấy phép - htlaw.vn
STTNội dungCơ sở pháp lý
1Giấy phép thành lập văn phòng đại diện/chi nhánh của thương nhân nước ngoài:
- 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn.
- Trong thời hạn ít nhất 30 ngày trước khi Giấy phép hết hạn, thương nhân có thể làm hồ sơ để xin gia hạn Giấy phép, trừ trường hợp có hành vi vi phạm thuộc các trường hợp bị thu hồi.
Khoản 1 Điều 9, Điều 21, Khoản 1 Điều 23 NĐ 07/2016
2Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
- 03 năm kể từ ngày cấp
- Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh
Điều 37 Luật an toàn thực phẩm 2010
3Giấy phép lập cơ sở bán lẻ:
- Giấy phép lập cơ sở bán lẻ có thời hạn tương ứng với thời hạn còn lại trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ.
- Trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ tương ứng với thời hạn được ghi trong tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ
Điểm a khoản 2 Điều 26 NĐ 09/2018
4Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an ninh, trật tự:
- Không quy định thời hạn trừ một số trường hợp
Khoản 1 Điều 15 NĐ 96/2016
5Giấy phép phân phối rượu, Giấy phép bán buôn rượu, Giấy phép bán lẻ rượu
- Các loại giấy phép trên có thời hạn là 05 năm
Điểm b Khoản 2 Điều 28 NĐ 105/2017
6Giấy phép lao động
- Thời hạn của Giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp được quy định tài Điều 10 NĐ 152/2020 nhưng không quá 02 năm
Điều 10 NĐ 152/2020
7Giấy xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động:
- Thời hạn của giấy xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động tối đa là 02 năm và theo thời hạn của một trong các trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định 152/2020
Khoản 2 Điều 8 NĐ 152/2020
8Giấy miễn thị thực
- Giấy miễn thị thực có thời hạn tối đa không quá 05 năm và ngắn hơn thời hạn sử dụng của hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người được cấp ít nhất 06 tháng.
Khoản 1 Điều 4 NĐ 82/2015

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ về các loại Giấy phép trên.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

TRÌNH TỰ THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH

I. Các trường hợp cần xin cấp GPKD

Tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện các hoạt động sau thì phải có giấy phép kinh doanh:

Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí;

Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn dầu, mỡ bôi trơn;

Thực hiện quyền phân phối bán lẻ gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí;

Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;

Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.”

Ngoài các trường hợp nêu trên, theo khoản 1 Điều 6 NĐ 09/2018/NĐ-CP, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư được quyền thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP sau khi đăng ký thực hiện các hoạt động đó với các giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp mà không cần thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh.

Trình tự thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh - htlaw.vn

II. Điều kiện được cấp Giấy phép kinh doanh

Thứ nhất, đối với nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, pháp luật đưa ra ba (03) điều kiện như sau:

– Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

– Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

– Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

Thứ hai, điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:

– Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

– Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

Ngoài ra, nhà đầu tư còn phải đáp ứng tiêu chí sau:

– Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;

– Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;

– Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;

– Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Thứ ba, đối với trường hợp hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí thì ngoài việc đáp ứng các điều kiện như trường hợp thứ hai, nhà đầu tư cần lưu ý thêm như sau:

– Đối với hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn: Xem xét cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một trong các hoạt động sau:

+ Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;

+ Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.

– Đối với hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: Xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó.

III. Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh

Thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh thuộc về Sở Công thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính.

IV. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh

Bước 1: Nộp hồ sơ tới Sở Công thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính (trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử).

Bước 2: Sở Công thương kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

Bước 3: Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Công Thương kiểm tra đáp ứng các điều kiện theo quy định trong vòng 10 ngày làm việc:

– Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

– Trường hợp đáp ứng điều kiện:

+ Sở Công Thương xem xét tính hợp lệ và cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động “Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm một số hàng hóa theo quy định”;

+ Đối với các trường xin giấy phép để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác tại Điều 5 NĐ 09/2018/NĐ-CP thì Sở sẽ gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành theo quy định.

Bước 4: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ từ Sở Công thương, Bộ Công thương cùng với các Bộ quản lý ngành đưa ra văn bản chấp thuận hoặc từ chối đối với đơn xin cấp Giấy phép kinh doanh và gửi về Sở Công thương.

Bước 5. Trong vòng 3 ngày làm việc từ ngày nhận được văn bản chấp thuận/từ chối từ Bộ Công thương, Sở Công thương cấp/từ chối cấp Giấy phép kinh doanh.

V. Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (theo mẫu);

2. Bản giải trình có nội dung:

a) Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tương ứng theo quy định tại Điều 9 Nghị định 09/2018;

b) Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;

c) Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;

d) Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, trong trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.

3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn;

4. Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).

VI. Thời hạn giải quyết

15 – 35 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Công Thương nhận đủ hồ hơ hợp lệ, tuỳ thuộc vào từng trường hợp khác nhau.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Cấp Giấy phép kinh doanh.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454

CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN CE

1. CE Marking là gì?

CE được viết tắt từ cụm từ “Conformité Européenne”, và tên đầy đủ là CE Marking.

Chứng nhận CE Marking cho biết sản phẩm tuân theo pháp luật của Liên minh Châu Âu (EU) và cho phép sản phẩm được lưu thông tự do trong thị trường Châu Âu. Thông qua việc gắn dấu CE lên sản phẩm, nhà sản xuất tuyên bố dựa trên trách nhiệm của họ rằng: sản phẩm đó đáp ứng mọi yêu cầu về mặt pháp lý để có được tiêu chuẩn CE Marking.

Chứng nhận tiêu chuẩn CE - htlaw.vn

2. Lợi ích khi có Chứng nhận CE

  • Các sản phẩm khi có chứng nhận CE có thể được giao dịch trong EEA và nhiều khu vực/quốc gia khác mà không bị hạn chế.
  • Khẳng định chất lượng, an toàn của sản phẩm đối với người tiêu dùng.

3. Đối tượng áp dụng

Chứng nhận CE là bắt buộc đối với nhóm sản phẩm nhất định trong Khu vực Kinh tế châu Âu, 27 quốc gia thành viên của EU cùng với các nước EFTA Iceland, Na Uy, Liechtenstein, Thụy sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Các nhà sản xuất của sản phẩm sản xuất trong EEA và các nhà nhập khẩu hàng hóa sản xuất trong nước phải đảm bảo rằng hàng hóa CE đánh dấu phù hợp với tiêu chuẩn.

+ Quốc gia yêu cầu gắn Chứng nhận CE: Liên minh Châu Âu (EU) – Hiệp hội thương mại Tự do (EFTA) 27 quốc gia thành viên của EU cộng với các nước EFTA Iceland, Na Uy và Liechtenstein) cộng với Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ.

+ Những đơn vị sản xuất các sản phẩm sau đây phải có dấu CE khi xuất khẩu sang các nước châu Âu:

- Thiết bị y tế cấy dưới da
- Thiết bị năng lượng khí đốt
- Cáp chuyên chở con người
- Những sản phẩm liên quan đến thiết kế sinh thái về năng lượng
- Tương thích điện tử
- Thiết bị và hệ thống bảo vệ sử dụng trong không gian dễ cháy nổ
- Chất nổ dân dụng
- Nồi hơi nước nóng
- Tủ lạnh và tủ đông dân dụng
- Thiết bị y tế chẩn đoán trong ống nghiệm
- Thang máy
- Điện áp thấp
- Máy móc
- Dụng cụ đo
- Thiết bị y tế
- Tiếng ồn trong môi trường
- Dụng cụ cân
- Thiết bị bảo vệ cá nhân
- Thiết bị áp lực
- Pháo hoa
- Thiết bị đầu cuối viễn thông có dây và không dây
- Du thuyền
- Đồ chơi an toàn
- Thiết bị áp lực đơn

Tiêu chuẩn CE Marking không yêu cầu với những mẫu hàng ví dụ:

4. Hồ sơ đánh giá CE là gì?

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận sản phẩm gồm có:

  • Mẫu giấy chứng nhận CE
  • Sơ đồ tổ chức của công ty
  • Các tài liệu liên quan đến đặc tính kỹ thuật của sản phẩm
  • Kế hoạch sản xuất và kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm.
  • Kế hoạch kiểm soát các trang bị, phương tiện đo lường, thử nghiệm.
  • Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu điển hình của phòng thí nghiệm được công nhận/ chỉ định (nếu có).

Các thông tin trên đều được tổ chức đánh giá giữ bí mật, không tiêt lộ ra bên ngoài.

5. Các bước của quy trình cấp chứng nhận CE cho sản phẩm

Bước 1: Xác định chỉ thi tiêu chuẩn áp dụng

Bước 2: Xác định các yêu cầu chi tiết

Bước 3: Thử nghiệm, đánh giá kiểm tra sản phẩm hợp chuẩn

Bước 4: Cung cấp tài liệu kỹ thuật TCF (Technical File)

Bước 5: Tuyên bố về sự phù hợp và ban hành chứng nhận CE Marking

Với một số trường hợp đặc biệt, quy trình này có thể cần thêm các bước sau:

Bước 6: Chứng nhận lại

Bước 7: Đánh giá mở rộng

Bước 8: Đánh giá đột xuất

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Chứng nhận tiêu chuẩn CE.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Thủ tục xin cấp Giấy phép an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm - HTlaw
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm - HTlaw

I. Giấy phép an toàn thực phẩm là gì?

Giấy phép an toàn thực phẩm hay còn gọi là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Về bản chất, giấy phép an toàn thực phẩm là một chứng nhận được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho những cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm/dịch vụ về thực phẩm nhằm chứng minh cơ sở, doanh nghiệp đó đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết về an toàn và vệ sinh thực phẩm.

II. Các trường hợp được miễn giấy phép an toàn thực phẩm

Căn cứ Điều 11, 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có giấy phép an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ những trường hợp sau đây:

– Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

– Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

– Sơ chế nhỏ lẻ;

– Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

– Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

– Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

Nhà hàng trong khách sạn;

– Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

– Kinh doanh thức ăn đường phố;

– Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

III. Điều kiện cấp giấy phép an toàn thực phẩm

Theo quy định tại khoản 1, Điều 34 Luật An toàn thực phẩm 2010, cơ sở được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;

– Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

IV. Thẩm quyền cấp giấy phép an toàn thực phẩm

Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp giấy phép an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. (Điều 35 Luật An toàn thực phẩm 2010).

V. Trình tự cấp giấy phép an toàn thực phẩm

Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tương ứng với lĩnh vực mà mình muốn kinh doanh.

Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép an toàn thực phẩm (nếu đủ điều kiện), trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

VI. Hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

4. Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

5. Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

VII. Lưu ý

– Giấy phép an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.

– Trước 06 tháng tính đến ngày giấy phép an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, dịch thuật công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Đăng ký Giấy phép an toàn thực phẩm. 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.