HT law

TRẺ EM ĐƯỢC SINH RA TẠI VIỆT NAM CÓ BA/MẸ LÀ CÔNG DÂN ANH THÌ ĐƯƠNG NHIÊN QUỐC TỊCH ANH KHÔNG?

I. Quyền lựa chọn quốc tịch cho con

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 về quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.

“2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam”.

Như vậy, trong trường hợp nếu không có thỏa thuận bằng văn bản về việc lựa chọn quốc tịch cho trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh thì trẻ em đó sẽ có quốc tịch Việt Nam.

Trẻ em sinh ra tại Việt Nam có ba/mẹ quốc tịch Anh thì đương nhiên có quốc tịch Anh không? - htlaw

II. Trẻ em sinh ra tại Việt Nam có ba/mẹ quốc tịch Anh thì đương nhiên có quốc tịch Anh không?

Tại Khoản 1 Điều 36 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký khai sinh như sau:

1. Người đi đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con.

Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân.”

Theo căn cứ tại khoản 2 Công văn 436/HTQTC-HT năm 2021 Cục hộ tịch, quốc tịch, chứng thực hướng dẫn việc xác nhận văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch Anh cho trẻ là con của công dân Anh và công dân Việt Nam như sau:

“Đại sứ quán Liên hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ai Len tại Hà Nội cho biết: theo pháp luật Anh, cơ quan đại diện ngoại giao của Anh tại Việt Nam (Đại sứ quán Anh tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Anh tại Hồ Chí Minh) không có thẩm quyền xác nhận quốc tịch Anh cho trẻ (là con của công dân Anh và công dân Việt Nam). Do đó, khi đăng ký khai sinh cho trẻ là con của công dân Việt Nam và công dân Anh tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền của Việt Nam, phần ghi về quốc tịch của trẻ (nếu không lựa chọn quốc tịch Việt Nam, không có văn bản xác nhận của cơ quan khác có thẩm quyền của Vương Quốc Anh và Bắc Ai Len về việc trẻ có quốc tịch Anh) sẽ để trống”.

Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho trẻ thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước Anh mà cha/mẹ là công dân.

Như vậy, từ những quy định trên cho thấy. Việc trẻ em sinh ra tại Việt Nam có ba/mẹ là công dân Anh thì không đương nhiên có quốc tịch Anh.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Quốc tịch Anh

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

THỦ TỤC LÀM PASSPORT CHO TRẺ EM CÓ QUỐC TỊCH VIỆT NAM?

Thủ tục làm passport cho trẻ emquốc tịch Việt Nam? - htlaw

Thời gian gần đây, nhiều phụ huynh đã chọn cùng con khám phá thế giới hoặc tham gia các khóa học du học hè, du học Tết để con có cơ hội học hỏi và trải nghiệm đa dạng. Trong trường hợp bạn có kế hoạch tương tự, việc làm hộ chiếu cho con là một bước quan trọng.

       Làm hộ chiếu cho trẻ em có điểm khác biệt so với làm hộ chiếu cho người lớn. Bạn cần biết cách thức và quy trình làm hộ chiếu trẻ em như thế nào. Chi phí cũng là một yếu tố bạn cần xem xét. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về các thông tin này để chuẩn bị cho chuyến đi của con bạn cùng HTLaw nhé.

I. Có bắt buộc phải làm hộ chiếu cho trẻ em khi đi nước ngoài không?

Câu trả lời là có. Theo điều 33 Luật xuất nhập cảnh 2019, công dân Việt Nam muốn xuất cảnh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như sau:

  • Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn và còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên;
  • thị thực (visa) hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực;
  • Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.

Những điều kiện này được áp dụng cho cả người lớn và trẻ em. Nghĩa là khi xuất cảnh ra nước ngoài, bạn buộc phải làm hộ chiếu, kể cả trẻ em.

II. Hồ sơ thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông phổ thông cho trẻ em

Hồ sơ thủ tục cho trẻ em (từ 14 – dưới 18 tuổi)

Với độ tuổi này, hồ sơ thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông giống hệt với hồ sơ thủ tục cấp hộ chiếu cho người lớn.

Lưu ý rằng từ ngày 01/7/2020, người từ đủ 14 tuổi trở lên có quyền lựa chọn làm hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc hộ chiếu không gắn chíp điện tử.

Hồ sơ cấp hộ chiếu riêng cho trẻ em (10 tuổi – dưới 14 tuổi)

  • 01 tờ khai Mẫu TK01;
  • 02 ảnh mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng
  • 01 bản sao hoặc bản chụp có chứng thực giấy khai sinh, nếu không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu
  • Sổ hộ khẩu (sổ tạm trú)

Nếu cha, mẹ đẻ không thể trực tiếp nộp hồ sơ thì cha mẹ nuôi, người đỡ đầu, người nuôi dưỡng (có quyết định công nhận con nuôi hoặc giấy tờ chứng minh là người đỡ đầu, nuôi dưỡng hợp pháp, người giám hộ) ký tờ khai và nộp thay trẻ em.

III. Thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông cho trẻ em

Thủ tục cấp hộ chiếu cho trẻ em áp dụng cho cả trường hợp hộ chiếu cấp riêng và cấp chung với bố mẹ. Cụ thể thủ tục này gồm 5 bước như sau:

Bước 1: Điền thông tin vào tờ khai hộ chiếu dành cho trẻ em

Bước 2: Xin xác nhận của Cơ quan Công an

Xin xác nhận tại Công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú (hộ khẩu ngoại tỉnh) vào tờ khai hộ chiếu dành cho trẻ em ở trên. Phải có dấu giáp lai ở ảnh.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ cấp hộ chiếu như hướng dẫn bên trên

Bước 4: Nộp hồ sơ

Người đề nghị cấp hộ chiếu mới (cấp lần đầu, cấp lại khi hộ chiếu hết hạn) nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc tạm trú.

Người đề nghị cấp lại, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an (trụ sở: số 44-46 phố Trần Phú, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Tp. Hà Nội hoặc số 333-335-337 Nguyễn Trãi, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh) hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thuận lợi.

Bạn có thể nộp hồ sơ từ thứ 2 đến thứ 6, thứ 7 nộp được vào buổi sáng. Nghỉ chủ nhật và các ngày lễ theo quy định.

Bước 5: Nhận hộ chiếu

Người đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu nộp hồ sơ tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh nào thì nhận kết quả tại nơi đó.

Người đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu có thể nhận kết quả tại địa chỉ đã đăng ký với doanh nghiệp bưu chính.

*Lưu ý trong trường hợp cấp lại hoặc bổ sung hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi:

Nếu đề nghị sửa đổi chi tiết trang nhân thân trong hộ chiếu (điều chỉnh họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; giới tính; số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân) thì nộp kèm theo hộ chiếu của trẻ em còn thời hạn ít nhất 01 năm và giấy tờ pháp lý chứng minh sự điều chỉnh đó;

Nếu đề nghị cấp lại hộ chiếu thì nộp kèm hộ chiếu của trẻ em đó;

Nếu đề nghị cấp lại hộ chiếu do hộ chiếu bị mất thì nộp kèm đơn trình báo hoặc giấy xác nhận của cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh về việc đã trình báo mất hộ chiếu;

IV. Hồ sơ thủ tục cấp hộ chiếu ngoại giao, công vụ cho trẻ em

4.1. Đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao, công vụ cho con cái

*Hộ chiếu ngoại giao được cấp cho trẻ em dưới 18 tuổi, những đối tượng được cấp là:

  • Con dưới 18 tuổi của những người đang phục vụ trong ngành ngoại giao đã được phong hàm ngoại giao cùng đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.
  • Con dưới 18 tuổi của những người đang giữ các chức vụ từ Phó Tùy viên quốc phòng trở lên tại cơ quan đại diện ngoại giao, phái đoàn thường trực tại các tổ chức quốc tế liên Chính phủ và từ chức vụ Tùy viên lãnh sự trở lên tại cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cùng đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.

*Hộ chiếu công vụ được cấp cho trẻ em dưới 18 tuổi, những đối tượng được cấp là:

  • Con dưới 18 tuổi của nhân viên cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài; phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài cùng đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.

4.2. Thời hạn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cấp cho trẻ em 

Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cấp cho trẻ em dưới 18 tuổi có giá trị ít nhất 01 năm kể từ ngày cấp cho đến khi người con đó đủ 18 tuổi và không quá 05 năm.

4.3. Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cho trẻ em

  • 01 Tờ khai; (Trường hợp trẻ em dưới 18 tuổi đi thăm, đi theo thành viên Cơ quan đại diện, phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài mà không thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức nào thì Tờ khai phải có xác nhận của Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý nhân sự của người được cử đi công tác nước ngoài);
  • 03 ảnh giống nhau, cỡ 4 x 6 cm, chụp trên nền màu sáng, mắt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, mặc thường phục, chụp không quá 01 năm, trong đó 01 ảnh dán vào Tờ khai và 02 ảnh đính kèm.
  • 01 bản chính văn bản cử đi nước ngoài: là văn bản đồng ý của Vụ Tổ chức Cán bộ Bộ Ngoại giao. Trường hợp vợ, chồng là cán bộ, công chức, viên chức thì Vụ Tổ chức Cán bộ Bộ Ngoại giao giải quyết trên cơ sở công văn cho phép đi nước ngoài của Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý nhân sự.
  • 01 bản chụp Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi đối với con dưới 18 tuổi đi thăm, đi theo (xuất trình bản chính để đối chiếu).

01 bản chụp Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy chứng minh của các lực lượng vũ trang (đối với lực lượng vũ trang);

V. Hồ sơ cấp hộ chiếu ngoại giao, công vụ cho trẻ em được nộp ở đâu?

  • Cơ quan cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm ở trong nước bao gồm Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Cơ quan cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm ở nước ngoài bao gồm các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

Thủ tục cấp hộ chiếu ngoại giao, công vụ cho trẻ em có trình tự giống với thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông cho trẻ em ở trên.

VI. Thời gian xin hộ chiếu trẻ em và lệ phí


6.1. Thời gian xin hộ chiếu cho trẻ em:

  • Đối với hồ sơ nộp tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh: thời hạn giải quyết không quá 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Đối với hồ sơ nộp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh: thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

6.2. Lệ phí xin hộ chiếu cho trẻ em:

STTTên lệ phíMức thu (Đồng)
1Làm hộ chiếu riêng cho trẻ160.000
2Làm hộ chiếu kèm theo trẻ50.000/trẻ
3Cấp lại hộ chiếu cho trẻ do bị mất, hư hỏng320.000
4Chuyển phát nhanh (nếu đăng ký)20.000 – 30.000
5Bìa đựng passport (bán ở quầy trả hộ chiếu)30.000 – 50.000

Bảng giá được cập nhật mới nhất theo Mục 21 Khoản 1 Điều 1 Thông tư 44/2023/TT-BTC

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Luật Xuất, Nhập Cảnh

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

THỦ TỤC CẤP GIẤY XÁC NHẬN CÓ QUỐC TỊCH VIỆT NAM

I. Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam

Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp, nơi người đó cư trú ở trong nước hoặc Cơ quan đại diện, nơi người đó cư trú ở nước ngoài vào thời điểm nộp hồ sơ.

Thủ tục cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam - htlaw.vn

II. Điều kiện

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam

III. Trình tự thực hiện (Tại Việt Nam)

Bước 1: Người có nhu cầu xác nhận có quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp nơi cư trú hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.

Bước 2: Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì ghi vào Sổ thụ lý và cấp Phiếu thụ lý hồ sơ theo mẫu quy định.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn bằng văn bản cho người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

* Trường hợp 1: Có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ, trực tiếp tra cứu hoặc có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp tra cứu quốc tịch Việt Nam.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Bộ Tư pháp tiến hành tra cứu và có văn bản trả lời Sở Tư pháp. Nếu có nghi ngờ về tính xác thực của giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam thì Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan đã cấp giấy tờ đó xác minh; trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan đã cấp giấy tờ đó tiến hành xác minh và có văn bản trả lời cho Sở Tư pháp.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả tra cứu, xác minh, nếu có đủ căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam và người đó không có tên trong danh sách được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Sở Tư pháp ghi vào Sổ cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam; người đứng đầu cơ quan ký và cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam theo mẫu quy định cho người yêu cầu.

Nếu không có cơ sở để cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam, Sở Tư pháp trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu biết.

* Trường hợp 2: Không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, nhưng có giấy tờ làm cơ sở để xác định có quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Sở Tư pháp chủ động tra cứu hoặc đề nghị Bộ Tư pháp tra cứu quốc tịch Việt Nam.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Bộ Tư pháp tiến hành tra cứu và có văn bản trả lời Sở Tư pháp. Đồng thời, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị cơ quan Công an cùng cấp xác minh về nhân thân của người có yêu cầu; trong thời hạn 45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an tiến hành xác minh và có văn bản trả lời cho Sở Tư pháp.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả tra cứu, xác minh, Sở Tư pháp tiếp tục tiến hành giải quyết tương tự như trường hợp 1.

Bước 4: Người nộp hồ sơ căn cứ ngày hẹn trên biên nhận đến nhận kết quả giải quyết tại Sở Tư pháp như sau:

 + Lần 1: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ hoặc nhận thông báo hồ sơ đã được chuyển xác minh tại các cơ quan có liên quan.

+ Lần 2: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ hoặc văn bản từ chối.

IV. Thành phần hồ sơ

* Trường hợp 1: Có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam:

+ Tờ khai đề nghị cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam (mẫu TP/QT-2020-TKXNCQTVN), kèm 02 ảnh 4×6 chụp chưa quá 06 tháng;

+ Bản sao Giấy tờ về nhân thân của người đó như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, giấy tờ cư trú, thẻ tạm trú, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ xác nhận về nhân thân có dán ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp;

+ Bản sao giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam (là một trong các giấy tờ sau: Giấy khai sinh, trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ; Giấy chứng minh nhân dân; Hộ chiếu Việt Nam; Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ emngười nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi) hoặc giấy tờ tương tự do chính quyền cũ trước đây cấp, kể cả Giấy khai sinh trong đó không có mục quốc tịch hoặc mục quốc tịch bỏ trống nhưng trên đó ghi họ tên Việt Nam của người yêu cầu và cha, mẹ của người đó;

+ Giấy tờ chứng minh nơi cư trú là một trong các giấy tờ sau: Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú (nếu có), trong trường hợp không có các loại giấy tờ nêu trên thì nơi cư trú của đương sự là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn về việc cư trú tại địa phương.

* Trường hợp 2: Không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, nhưng có giấy tờ làm cơ sở để xác định có quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP:

+ Tờ khai đề nghị cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam (mẫu TP/QT-2020-TKXNCQTVN), kèm 02 ảnh 4×6 chụp chưa quá 06 tháng;

+ Bản sao Giấy tờ về nhân thân của người đó như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, giấy tờ cư trú, thẻ tạm trú, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ xác nhận về nhân thân có dán ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp;

+ Bản khai lý lịch kèm theo một trong các giấy tờ để làm cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam:

  • Bản sao giấy tờ về quốc tịch, hộ tịch, hộ khẩu, căn cước hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến trước ngày 01/7/2009, trong đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc thông tin liên quan đến quốc tịch, công dân Việt Nam.
  • Bản sao giấy tờ về quốc tịch, hộ tịch, hộ khẩu, căn cước hoặc giấy tờ khác do chế độ cũ ở miền Nam Việt Nam cấp trước ngày 30/4/1975 hoặc giấy tờ do chính quyền cũ ở Hà Nội cấp từ năm 1911 đến năm 1956, trong đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc thông tin liên quan đến quốc tịch, công dân Việt Nam.

+ Giấy tờ chứng minh nơi cư trú là một trong các giấy tờ sau: Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú (nếu có), trong trường hợp không có các loại giấy tờ nêu trên thì nơi cư trú của đương sự là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận của Công anphường, xã, thị trấn về việc cư trú tại địa phương.

– Trường hợp pháp luật quy định giấy tờ phải nộp là bản sao thì người yêu cầu giải quyết các việc về quốc tịch có thể nộp giấy tờ là bản chụp từ bản chính, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc. Nếu nộp bản chụp từ bản chính thì phải có bản chính để đối chiếu; người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản sao với bản chính và ký xác nhận đã đối chiếu.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua hệ thống bưu chính thì bản sao giấy tờ phải được chứng thực từ bản chính hoặc được cấp từ sổ gốc; Đơn, Tờ khai, Bản khai lý lịch phải được chứng thực chữ ký theo quy định của pháp luật.

V. Thời hạn giải quyết

– 20 ngày làm việc đối với trường hợp có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam.

– 55 ngày làm việc đối với trường hợp không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam.

VI. Phí

100.000 đồng/trường hợp

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ thủ tục cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

Thủ tục để có được hộ chiếu Việt Nam

hộ chiếu việt nam - htlaw

Hôm nay HTLaw xin đề cập đến một trường hợp liên quan đến việc xin nhập quốc tịch Việt Nam, HTLaw mới tiếp nhận thực hiện. Cụ thể, khách hàng của chúng tôi là người Việt Nam có quốc tịch nước ngoài, nay muốn sang đây sinh sống với tư cách là công dân Việt Nam. Sau đây là các thủ tục không thể thiếu theo luật Việt Nam để được nhập quốc tịch Việt Nam và hộ chiếu Việt Nam:

I. Các văn bản pháp lý

    • Luật quốc tịch Việt Nam
    • Luật cư trú
    • Quyết định số 1217 / QĐ-BTP của Bộ Tư pháp 
hộ chiếu việt nam - htlaw

II. Thủ tục

Để được cấp giấy chứng nhận quốc tịch và hộ chiếu Việt Nam, chúng tôi thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Làm thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam tại Sở Tư pháp

Đầu tiên, người nộp đơn hoàn thành hồ sơ và nộp trực tiếp cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tư pháp.

Các hồ sơ bao gồm:

Trường hợp 1: Đối với trường hợp có giấy tờ chứng minh quốc tịch:
1. Tờ khai quốc tịch Việt Nam (theo mẫu) kèm 02 ảnh 04cm x 06cm;
2. Bản sao có công chứng chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế; Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu / bản sao có công chứng một trong các giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 / các giấy tờ tương tự do chính quyền cũ cấp, thậm chí cả giấy khai sinh không có quốc tịch hoặc phần quốc tịch để trống có ghi đầy đủ tên tiếng Việt (tên Người nộp đơn, họ tên Cha, mẹ của Người nộp đơn);

Trường hợp 2: Đối với trường hợp không có giấy tờ chứng minh quốc tịch:
1. Tờ khai quốc tịch Việt Nam (theo mẫu) kèm 02 ảnh 04cm x 06cm;
2. Bản sao có công chứng chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế;
3. Sơ yếu lý lịch và các giấy tờ khác để xác minh quốc tịch, bao gồm: Bản sao CMND, hộ tịch, quốc tịch của ông bà, cha mẹ, anh, chị, em ruột và các con; bản sao giấy tờ có nội dung liên quan đến quốc tịch của đương sự do chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975; bản sao giấy tờ có quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận Mục và trả kết quả kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của Hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì bổ sung hướng dẫn sẽ được cung cấp một lần. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ, viết phiếu hẹn trả kết quả cho người dân và chuyển hồ sơ đến bộ phận chuyên môn trong cùng ngày để xử lý theo quy định.

Phòng của Tư pháp nghiên cứu và xác minh hồ sơ (trong trường hợp cần thêm xác minh, Sở Tư pháp có văn bản gửi Bộ của Bộ Tư pháp và Công an Thành phố để xác minh) và trả kết quả cho Người nộp đơn.

Bước 2: Ghi tên vào sổ hộ khẩu của bất kỳ gia đình Việt Nam nào như người thân, bạn bè tại cơ quan Công an.

Người nộp đơn tuân thủ các thủ tục, hồ sơ của cơ quan nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Lưu ý: Theo Luật cư trú số 68/2020 / QH14 cập nhật ngày 01/07/2021, chính phủ sẽ không yêu cầu công dân Việt Nam phải đăng ký sổ hộ khẩu nữa. Nhưng công dân Việt Nam vẫn đăng ký thường trú / tạm trú tại nơi mình đang sinh sống. Trước khi quy định này có hiệu lực thực tế, những người có nhu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân phải có tên trên sổ hộ khẩu.

Bước 3: Nộp hồ sơ cấp CCCD tại cơ quan Công an

Mang sổ hộ khẩu đến cơ quan công an nơi đăng ký hộ khẩu và làm thủ tục của cơ quan nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Bước 4: Xin cấp hộ chiếu Việt Nam tại Cục quản lý xuất nhập cảnh.

Mang theo CCCD và sổ hộ khẩu đến Cục quản lý xuất nhập cảnh và làm thủ tục của cơ quan nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Làm hộ chiếu Việt Nam. 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Những điều cần biết về nhập quốc tịch Việt Nam

Những điều cần biết về nhập quốc tịch Việt Nam - htlaw

1. Đối tượng được nhập quốc tịch Việt Nam

Việc nhập quốc tịch Việt Nam được quy định trong Luật quốc tịch Việt Nam và các văn bản pháp luật khác như. Nghị định số 16/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chỉ tiết việc thực hiện Luật quốc tịch Việt Nam;

Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam nếu có đủ các điều kiện:

    1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
    2. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
    3. Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng xã hội Việt Nam;
    4. Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên;
    5. Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

Công dân nước ngoài và người không quốc tịch có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có đủ các điều kiện quy định như trên nếu thuộc một trong những trường hợp:

    1. Là vợ, chồng, con, cha hoặc mẹ của công dân Việt Nam;
    2. Có công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
    3. Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Công dân nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam thì không còn giữ quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp đặc biệt do Chủ tịch nước quyết định.

Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam phải làm đơn theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định. Kèm theo đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có đủ các giấy tờ theo quy định của pháp luật.

Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam; tên gọi Việt Nam phải được ghi rõ trong đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam.

2. Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam

    1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
      a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
      b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
      c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;
      d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
      đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

    2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
      a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
      b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
      c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản  2. Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.

    4. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

    5. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

3. Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam

    1. Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;
    2. Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
    3. Bản khai lý lịch;
    4. Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
    5. Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt;
    6. Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam;
    7. Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam.
Những điều cần biết về nhập quốc tịch Việt Nam - htlaw

4. Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam

    1. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú. Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này hoặc không hợp lệ thì Sở Tư pháp thông báo ngay để người xin nhập quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

    2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.

      Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.

      Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

      Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.
    1. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

      Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin nhập quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin nhập quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
    1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

      Trình tự, thủ tục và hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam đối với người không quốc tịch đã cư trú ổn định tại Việt Nam.

      Người không quốc tịch mà không có đầy đủ các giấy tờ về nhân thân, nhưng đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ 20 năm trở lên tính đến ngày Luật này có hiệu lực và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam theo trình tự, thủ tục và hồ sơ do Chính phủ quy định. 

5. Lệ phí nhập quốc tịch Việt Nam

Căn cứ Thông tư  281/2016/TT-BTC, lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam là 03 triệu đồng/trường hợp.

Các trường hợp sau đây được miễn lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam:

– Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam: được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó.

– Người không quốc tịch xin nhập quốc tịch Việt Nam;

– Người di cư từ Lào được phép cư trú xin nhập quốc tịch Việt Nam.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Nhập quốc tịch Việt Nam. 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Nhập quốc tịch Việt Nam mà vẫn giữ nguyên quốc tịch nước ngoài?

làm thế nào để nhập quốc tịch Việt Nam - htlaw
làm thế nào để nhập quốc tịch Việt Nam - htlaw

Gần đây, HTLaw nhận được một câu hỏi của một người Pháp gốc Việt muốn nhập Quốc tịch Việt Nam nhưng vẫn muốn giữ nguyên Quốc tịch Pháp. Cụ thể, khách hàng này, có cha là người Pháp, mẹ là người Việt Nam, sau một năm về Việt Nam sinh sống thì có ý định nhập Quốc tịch Việt Nam.

Để giải đáp thắc mắc này, HTLaw đã dựa trên những quy định của pháp luật Việt Nam về nhập Quốc tịch Việt Nam của người nước ngoài và đưa ra những ý kiến pháp lý sau đây:

– Theo khoản 2 Điều 16 Luật Quốc tịch Việt Nam 24/2008/QH12 Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con.”

Vì vậy, sau khi kiểm tra giấy khai sinh được đăng ký tại Pháp chúng tôi nhận thấy không có văn bản thỏa thuận hoặc nội dung thoả thuận nào giữa cha mẹ của khách hàng về việc con giữ quốc tịch Việt Nam. 

– Theo Điều 9 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP quy định về trường hợp đặc biệt xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam, để được xem là trường hợp đặc biệt này thì phải có đầy đủ các điều  kiện sau đây: 

    1. Có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.
    2. Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam và việc nhập quốc tịch đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
    3. Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó.
    4. Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài bị ảnh hưởng.
    5. Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Lưu ý: Để giải thích cho khoản 2 về người có công lao đặc biệt thì người này phải là người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó.

Căn cứ vào những quy định trên thì hồ sơ của khách hàng được xét thấy không đáp ứng được điều kiện để giữ quốc tịch Pháp nếu nộp hồ sơ Nhập quốc tịch tại Việt Nam (trừ trường hợp có văn bản xác minh sự thoả thuận giữa cha mẹ khách hàng về việc được giữ quốc tịch Việt Nam vào thời điểm làm giấy khai sinh).

Vì vậy, kết luận của Công ty Đầu Tư & Di Trú HT là khách hàng không thể có đồng thời hai quốc tịch Pháp- Việt.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Nhập quốc tịch Việt Nam

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Nhập quốc tịch cho người nước ngoài

nhập quốc tịch cho người nước ngoài - htlaw

Theo Điều 20 Luật Quốc tịch 2008, người xin nhập quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc trường hợp là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Namkhông cần phải có các điều kiện sau đây:

– Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng xã hội Việt Nam;
– Đã thường trú ở Việt Nam từ năm năm trở lên;
– Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

* Hồ sơ của người nước ngoài là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam bao gồm:

    1. Đơn có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam;
    2. Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế Giấy khai sinh, Hộ chiếu của người xin nhập quốc tịch Việt Nam là giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch nước ngoài của người đó; Bản sao Giấy khai sinh của người con chưa thành niên cùng nhập quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ nhập quốc tịch Việt Nam mà người con chưa thành niên sinh sống cùng người nhập quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc theo mẹ thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc nhập quốc tịch Việt Nam cho con;
    3. Bản khai lý lịch;
    4. Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
    5. Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam: Bản sao Thẻ thường trú;
    6. Giấy tờ chứng minh điều kiện được miễn điều kiện để nhập Quốc tịch Việt Nam:

      • Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam phải nộp bản sao giấy chứng nhận kết hôn chứng minh quan hệ hôn nhân.
      • Người là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam phải nộp bản sao giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.

Lưu ý: Nếu các giấy tờ này do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật.

nhập quốc tịch cho người nước ngoài - htlaw

Tình huống cụ thể:

Khách hàng là người Pháp, đã có vợ là người Việt Nam, làm đơn xin nhập tịch Việt Nam để sinh sống và làm việc tại đây. 

Dưới đây là tư vấn của HTLaw về điều kiện và hồ sơ cần có để khách hàng nhập tịch:

1. Điều kiện:

Vì khách hàng thuộc trường hợp được miễn một số điều kiện xin nhập quốc tịch Việt Nam theo khoản 2 Điều 20 Luật quốc tịch Việt Nam do có vợ là công dân Việt Nam, cho nên điều kiện của khách hàng sau:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;

Tuy khách hàng không cần phải đáp ứng điều kiện thường trú ở Việt Nam từ năm năm trở lên, nhưng khách hàng bắt buộc phải có thẻ thường trú ở Việt Nam (tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 3 năm trở lên)

Vì khách hàng này trước đây chưa có thẻ tạm trú, nên trước hết khách hàng cần phải làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Tư vấn của HTLaw cho khách hàng này là làm thẻ tạm trú diện thăm thân có thời hạn 3 năm và trong suốt khoảng thời gian này, khách hàng không rời khỏi Việt Nam. Sau 3 năm, khách hàng đủ điều kiện để làm thẻ thường trú. 

2. Hồ sơ:

Hồ sơ khách hàng nộp để xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm:

    1. Đơn có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam;
    2. Bản sao Giấy khai sinh, Hộchiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế Giấy khai sinh, Hộ chiếu của người xin nhập quốc tịch Việt Nam;
    3. Bản khai lý lịch;
    4. Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
    5. Bản sao Thẻ thường trú;
    6. Bản sao giấy chứng nhận kết hôn chứng minh quan hệ hôn nhân

Trên đây là ý kiến pháp lý của HTLaw về nhập quốc tịch cho người nước ngoài là vợ, chồng, cha, mẹ hoặc con của công dân Việt Nam. 

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Nhập quốc tịch cho người nước ngoài

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.