STT | Nội dung | Cơ sở pháp lý | Ghi chú |
---|---|---|---|
1 | Khái niệm: Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc: - Ốm đau; - Thai sản; - Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; - Hưu trí; - Tử tuất. | Khoản 1 Điều 3 Khoản 1 Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội | |
2 | Điều kiện hưởng chế độ thai sản: Thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Lao động nữ mang thai; - Lao động nữ sinh con - Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ - Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; - Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; - Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con. Trường hợp: Lao động nữ sinh con; lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp: Lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. | Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội | |
3 | Thời gian hưởng chế độ khi sinh con: - Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. - Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. | Khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội | |
4 | Mức độ hưởng chế độ thai sản: Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. | Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội |