Căn cứ Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. thì việc xác định con chung của vợ chồng được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Con được sinh trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
- Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân thuộc trường hợp người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân, do đó, cũng được xác định là con chung.
- Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng. Trường hợp này bao gồm cả trường hợp cha mẹ cùng nhận con nuôi, tức con nuôi chung cũng được xác định là con chung của vợ chồng.
Ngoài ra, Điều 94 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cũng thừa nhận con được sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.
2. Điều kiện để giành được quyền nuôi con
Căn cứ quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì việc trông nôm, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con sau khi ly hôn sẽ được giải quyết như sau:
- Cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con;
- Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
3. Yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn
Tòa án giải quyết yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con. Căn cứ này thuộc trường hợp có yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con nhưng không phát sinh tranh chấp;
- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Chủ thể có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con được xác định như sau:
- Trường hợp cha, mẹ thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con thì cha, mẹ cùng yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự (không có tranh chấp).
- Cha hoặc mẹ không phải là người trực tiếp nuôi con muốn giành lại quyền nuôi con;
- Trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con: Người thân thích; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ.
Cơ sở pháp lý: Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
4. Thủ tục giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn
Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn khởi kiện đến Tòa án Nhân dân có thẩm quyền.
Hồ sơ khởi kiện gồm có:
- Đơn khởi kiện theo Mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao;
- Giấy tờ chứng minh nhân thân của cha, mẹ (bản sao y);
- Bản án/quyết định ly hôn (bản sao y);
- Giấy khai sinh của con (bản sao y);
- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu thay đổi người nuôi con;
- Các tài liệu khác có liên quan.
Bước 2: Tòa án xem xét đơn và thụ lý theo quy định
Bước 3: Chuẩn bị xét xử
Bước 4: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm
Bước 5: Kháng cáo và thực hiện thủ tục phúc thẩm vụ án (nếu có).
Cơ sở pháp lý: Từ Điều 186 đến Điều 315 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Tranh chấp quyền nuôi con
Liên hệ với chúng tôi
- Email: hue.truong@htlaw.vn
- SĐT: +84 935 439 454.