I. Cơ sở pháp lý
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh năm 2014
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019
- Thông tư số 04/2015/TT-BCA quy định chi tiết về mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
II. Quy trình và thủ tục cấp Visa lao động
- Khái niệm Visa lao động
Visa lao động là loại giấy tờ được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Theo đó, giấy tờ này cấp cho người nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam dưới sự bảo lãnh của một công ty tại Việt Nam.
Ký hiệu là Visa LĐ1 và LĐ2, được cấp cho các đối tượng sau:
- Visa LĐ1: Là loại Visa được cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp nằm trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
- Visa LĐ2: Là loại Visa cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.
- Thời hạn Visa lao động
Theo quy định của pháp luật, thời hạn của Visa LĐ thường tối đa 2 năm. Nếu giấy phép lao động không đủ thời hạn 2 năm, thì thời hạn của visa cho người nước ngoài sẽ được xin bằng thời hạn của giấy phép lao động. Tuy nhiên thực tế, visa lao động được cấp từ 3 đến 6 tháng.
- Hồ sơ cần cung cấp
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Giấy phép thành lập văn phòng đại diện (bản sao y);
- Mẫu đơn xin cấp visa: Mẫu NA2.
- Bản sao y hộ chiếu của người nước ngoài;
- Giấy phép lao động (Visa LĐ2) hoặc Miễn giấy phép lao động (Visa LĐ1) (bản sao y);
- Giấy giới thiệu người đi nộp hồ sơ;
- Mẫu giấy giới thiệu con dấu và chữ ký: Mẫu NA16.
- Thủ tục xin cấp Visa doanh nghiệp
Bước 1: Xin Công văn nhập cảnh (HT thực hiện)
- Chuẩn bị hồ sơ;
- Nộp hồ sơ: Đối với công ty có trụ sở từ Đà Nẵng trở ra, nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Hà Nội. Đối với công ty có trụ sở từ Quảng Nam trở vào, nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Hồ Chí Minh.
- Thời gian giải quyết là khoảng 5 – 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Cục xuất nhập cảnh Việt Nam sẽ cấp cho công ty bảo lãnh Công văn chấp thuận nhập cảnh (bản gốc), đồng thời gửi fax tới văn phòng Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài mà khách hàng đã đăng ký nhận Visa.
Bước 2: Nhận visa (Khách hàng thực hiện)
Theo quy định của pháp luật, người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo bảo lãnh của cơ quan, tổ chức được cấp thị thực tại một trong các địa điểm sau:
- Cửa khẩu sân bay quốc tế khi nhập cảnh
- Đại sứ quán/Lãnh sự quán của Việt Nam tại nước mà người nước ngoài xuất cảnh.
Tuy nhiên, hiện nay, người nước ngoài thường chỉ có thể nhận visa tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán của Việt Nam tại nước ngoài.
Người nước ngoài cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Công văn nhập cảnh (bản photo);
- Hộ chiếu gốc;
- 02 ảnh thẻ (size 3*4cm, phông nền trắng, không mũ, không kính);
- Phí dán tem Visa;
- Thông tin điền mẫu NA1;
- Các giấy tờ khác (nếu có).
Lưu ý: Mỗi Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại các quốc gia có thể có những yêu cầu về hồ sơ và phí khác nhau, do đó người nước ngoài cần chủ động liên hệ trước khi lên nhận visa.
Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Visa Lao động.
Liên hệ với chúng tôi
-
- Email: hue.truong@htlaw.vn
- SĐT: +84 935 439 454.