Hợp pháp hoá lãnh sự, chứng nhận lãnh sự là những thủ tục hành chính quan trọng thường được sử dụng trong quá trình cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, thẻ tạm trú… Vậy thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự, chứng nhận lãnh sự là thủ tục gì và có trình tự thực hiện thế nào, các bạn hãy cùng theo dõi bài viết sau đây.
1. Định nghĩa về chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hoá lãnh sự
Theo khoản 1 điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ – CP thì định nghĩa về chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hoá lãnh sự như sau:
| Chứng nhận lãnh sự | Hợp pháp hoá lãnh sự |
Định nghĩa | Là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài; | Là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam. |
2. Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hoá lãnh sự của Việt Nam
Các cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự tại Việt Nam được quy định tại điều 5 Nghị định 111/2011/NĐ – CP bao gồm:
- Bộ Ngoại giao có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở trong nước;
Bộ Ngoại giao có thể ủy quyền cho cơ quan ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự;
- Bộ Ngoại giao có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở trong nước;
- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài.
3. Các giấy tờ được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hoá lãnh sự:
Ngoài các giấy tờ bắt buộc phải chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hoá lãnh sự thì bên cạnh đó còn có những giấy tờ được miễn chứng nhận lãnh sự và được quy định tại điều 9 Nghị định 111/2011/NĐ – CP
- Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại;
- Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;
- Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.
4. Hồ sơ, thời gian chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hoá lãnh sự
*Hồ sơ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hoá lãnh sự:
CHỨNG NHẬN LÃNH SỰ | HỢP PHÁP HOÁ LÃNH SỰ | CHỨNG NHẬN LÃNH SỰ |
---|---|---|
Bộ Ngoại giao | • 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định; • Bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; • 01 bản sao giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện; • Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự; • 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên; • 01 bản sao giấy tờ được đề nghị hợp pháp hoá lãnh sự và 01 bản sao bản dịch để lưu tại Bộ Ngoại giao. | • 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định; • Bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; • 01 Bản sao giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện; • Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự; |
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài | • 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định; • Bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; • 01 bản sao giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện; • Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự; • 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt, tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài mà cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể hiểu được, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên; • 01 bản sao giấy tờ được đề nghị hợp pháp hoá lãnh sự và 01 bản sao bản dịch để lưu tại Bộ Ngoại giao. | • 01 Tờ khai đề nghị chứng nhận lãnh sự theo mẫu quy định; • Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; • 01 bản sao giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện; • Giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự, kèm theo 01 bản sao giấy tờ, tài liệu này để lưu tại Cơ quan đại diện |
*Thời hạn giải quyết cho thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự, chứng nhận lãnh sự:
Thời hạn giải quyết cho thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự, chứng nhận lãnh sự ở cả Bộ ngoại giao lẫn Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài là 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ có số lượng từ 10 giấy tờ, tài liệu trở lên thì thời hạn giải quyết có thể dài hơn nhưng không quá 05 ngày làm việc.
Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Hợp pháp hóa lãnh sự, Chứng nhận lãnh sự.
Liên hệ với chúng tôi
- Email: hue.truong@htlaw.vn
- SĐT: +84 935 439 454.