HT law

Những điều cần biết về nhập quốc tịch Việt Nam

Những điều cần biết về nhập quốc tịch Việt Nam - htlaw

1. Đối tượng được nhập quốc tịch Việt Nam

Việc nhập quốc tịch Việt Nam được quy định trong Luật quốc tịch Việt Nam và các văn bản pháp luật khác như. Nghị định số 16/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chỉ tiết việc thực hiện Luật quốc tịch Việt Nam;

Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam nếu có đủ các điều kiện:

    1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
    2. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
    3. Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng xã hội Việt Nam;
    4. Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên;
    5. Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

Công dân nước ngoài và người không quốc tịch có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có đủ các điều kiện quy định như trên nếu thuộc một trong những trường hợp:

    1. Là vợ, chồng, con, cha hoặc mẹ của công dân Việt Nam;
    2. Có công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
    3. Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Công dân nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam thì không còn giữ quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp đặc biệt do Chủ tịch nước quyết định.

Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam phải làm đơn theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định. Kèm theo đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có đủ các giấy tờ theo quy định của pháp luật.

Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam; tên gọi Việt Nam phải được ghi rõ trong đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam.

2. Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam

    1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
      a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
      b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
      c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;
      d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
      đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

    2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
      a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
      b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
      c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản  2. Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.

    4. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

    5. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

3. Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam

    1. Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;
    2. Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
    3. Bản khai lý lịch;
    4. Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
    5. Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt;
    6. Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam;
    7. Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam.
Những điều cần biết về nhập quốc tịch Việt Nam - htlaw

4. Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam

    1. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú. Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này hoặc không hợp lệ thì Sở Tư pháp thông báo ngay để người xin nhập quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

    2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.

      Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.

      Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

      Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.
    1. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

      Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin nhập quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin nhập quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
    1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

      Trình tự, thủ tục và hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam đối với người không quốc tịch đã cư trú ổn định tại Việt Nam.

      Người không quốc tịch mà không có đầy đủ các giấy tờ về nhân thân, nhưng đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ 20 năm trở lên tính đến ngày Luật này có hiệu lực và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam theo trình tự, thủ tục và hồ sơ do Chính phủ quy định. 

5. Lệ phí nhập quốc tịch Việt Nam

Căn cứ Thông tư  281/2016/TT-BTC, lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam là 03 triệu đồng/trường hợp.

Các trường hợp sau đây được miễn lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam:

– Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam: được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó.

– Người không quốc tịch xin nhập quốc tịch Việt Nam;

– Người di cư từ Lào được phép cư trú xin nhập quốc tịch Việt Nam.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Nhập quốc tịch Việt Nam. 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Nhập quốc tịch Việt Nam mà vẫn giữ nguyên quốc tịch nước ngoài?

làm thế nào để nhập quốc tịch Việt Nam - htlaw
làm thế nào để nhập quốc tịch Việt Nam - htlaw

Gần đây, HTLaw nhận được một câu hỏi của một người Pháp gốc Việt muốn nhập Quốc tịch Việt Nam nhưng vẫn muốn giữ nguyên Quốc tịch Pháp. Cụ thể, khách hàng này, có cha là người Pháp, mẹ là người Việt Nam, sau một năm về Việt Nam sinh sống thì có ý định nhập Quốc tịch Việt Nam.

Để giải đáp thắc mắc này, HTLaw đã dựa trên những quy định của pháp luật Việt Nam về nhập Quốc tịch Việt Nam của người nước ngoài và đưa ra những ý kiến pháp lý sau đây:

– Theo khoản 2 Điều 16 Luật Quốc tịch Việt Nam 24/2008/QH12 Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con.”

Vì vậy, sau khi kiểm tra giấy khai sinh được đăng ký tại Pháp chúng tôi nhận thấy không có văn bản thỏa thuận hoặc nội dung thoả thuận nào giữa cha mẹ của khách hàng về việc con giữ quốc tịch Việt Nam. 

– Theo Điều 9 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP quy định về trường hợp đặc biệt xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam, để được xem là trường hợp đặc biệt này thì phải có đầy đủ các điều  kiện sau đây: 

    1. Có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.
    2. Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam và việc nhập quốc tịch đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
    3. Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó.
    4. Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài bị ảnh hưởng.
    5. Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Lưu ý: Để giải thích cho khoản 2 về người có công lao đặc biệt thì người này phải là người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó.

Căn cứ vào những quy định trên thì hồ sơ của khách hàng được xét thấy không đáp ứng được điều kiện để giữ quốc tịch Pháp nếu nộp hồ sơ Nhập quốc tịch tại Việt Nam (trừ trường hợp có văn bản xác minh sự thoả thuận giữa cha mẹ khách hàng về việc được giữ quốc tịch Việt Nam vào thời điểm làm giấy khai sinh).

Vì vậy, kết luận của Công ty Đầu Tư & Di Trú HT là khách hàng không thể có đồng thời hai quốc tịch Pháp- Việt.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Nhập quốc tịch Việt Nam

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Nhập quốc tịch cho người nước ngoài

nhập quốc tịch cho người nước ngoài - htlaw

Theo Điều 20 Luật Quốc tịch 2008, người xin nhập quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc trường hợp là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Namkhông cần phải có các điều kiện sau đây:

– Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng xã hội Việt Nam;
– Đã thường trú ở Việt Nam từ năm năm trở lên;
– Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

* Hồ sơ của người nước ngoài là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam bao gồm:

    1. Đơn có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam;
    2. Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế Giấy khai sinh, Hộ chiếu của người xin nhập quốc tịch Việt Nam là giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch nước ngoài của người đó; Bản sao Giấy khai sinh của người con chưa thành niên cùng nhập quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ nhập quốc tịch Việt Nam mà người con chưa thành niên sinh sống cùng người nhập quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc theo mẹ thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc nhập quốc tịch Việt Nam cho con;
    3. Bản khai lý lịch;
    4. Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
    5. Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam: Bản sao Thẻ thường trú;
    6. Giấy tờ chứng minh điều kiện được miễn điều kiện để nhập Quốc tịch Việt Nam:

      • Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam phải nộp bản sao giấy chứng nhận kết hôn chứng minh quan hệ hôn nhân.
      • Người là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam phải nộp bản sao giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.

Lưu ý: Nếu các giấy tờ này do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật.

nhập quốc tịch cho người nước ngoài - htlaw

Tình huống cụ thể:

Khách hàng là người Pháp, đã có vợ là người Việt Nam, làm đơn xin nhập tịch Việt Nam để sinh sống và làm việc tại đây. 

Dưới đây là tư vấn của HTLaw về điều kiện và hồ sơ cần có để khách hàng nhập tịch:

1. Điều kiện:

Vì khách hàng thuộc trường hợp được miễn một số điều kiện xin nhập quốc tịch Việt Nam theo khoản 2 Điều 20 Luật quốc tịch Việt Nam do có vợ là công dân Việt Nam, cho nên điều kiện của khách hàng sau:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;

Tuy khách hàng không cần phải đáp ứng điều kiện thường trú ở Việt Nam từ năm năm trở lên, nhưng khách hàng bắt buộc phải có thẻ thường trú ở Việt Nam (tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 3 năm trở lên)

Vì khách hàng này trước đây chưa có thẻ tạm trú, nên trước hết khách hàng cần phải làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Tư vấn của HTLaw cho khách hàng này là làm thẻ tạm trú diện thăm thân có thời hạn 3 năm và trong suốt khoảng thời gian này, khách hàng không rời khỏi Việt Nam. Sau 3 năm, khách hàng đủ điều kiện để làm thẻ thường trú. 

2. Hồ sơ:

Hồ sơ khách hàng nộp để xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm:

    1. Đơn có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam;
    2. Bản sao Giấy khai sinh, Hộchiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế Giấy khai sinh, Hộ chiếu của người xin nhập quốc tịch Việt Nam;
    3. Bản khai lý lịch;
    4. Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
    5. Bản sao Thẻ thường trú;
    6. Bản sao giấy chứng nhận kết hôn chứng minh quan hệ hôn nhân

Trên đây là ý kiến pháp lý của HTLaw về nhập quốc tịch cho người nước ngoài là vợ, chồng, cha, mẹ hoặc con của công dân Việt Nam. 

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Nhập quốc tịch cho người nước ngoài

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.