I. PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ
Các phương thức giải quyết tranh chấp dân sự:
- Tự thỏa thuận với nhau;
- Hòa giải;
- Yêu cầu Tòa án giải quyết
II. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ
- Thẩm quyền xét xử của Tòa án theo cấp
Việc xác định thẩm quyền của Tòa án theo cấp được quy định dựa trên tính chất phức tạp của từng loại vụ việc, dựa vào điều kiện cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ thực tế của đội ngũ cán bộ Tòa án.
- Tòa án nhân dân cấp huyện
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh
- Tòa án nhân dân cấp cao
- Tòa án nhân dân tối cao
- Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
- Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức theo quy định pháp luật
- Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan theo quy định pháp luật
- Tòa án nơi có bất động sản khi đối tượng tranh chấp là bất động sản
- Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn
Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp dân sự. Tuy nhiên, việc lựa chọn vẫn phải đảm bảo đúng quy định pháp luật về tố tụng dân sự.
III. QUY TRÌNH THỰC HIỆN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI TÒA ÁN
Bước 1: Sau khi xác định thẩm quyền giải quyết, cơ quan, cá nhân, tổ chức nộp đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 189 BLTTDS 2015, cùng với chứng cứ, tài liệu kèm theo.
Bước 2: Người khởi kiện có thể nộp đơn trực tiếp tại tòa án; Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính; hoặc Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 3. Tòa án tiếp nhận đơn khởi kiện và cấp giấy xác nhận đã nhận đơn khởi kiện. Trong thời gian tiếp theo, Tòa án sẽ phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện, trong vòng 05 ngày làm việc, Tòa án đưa ra các quyết định sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, hoặc chuyển đơn đến Tòa án khác, trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp không đúng thẩm quyền; nếu đơn khởi kiện phù hợp, đạt yêu cầu, tòa án sẽ ra quyết định tiến hành thụ lý vụ án (Điều 196, Điều 197 BLTTDS 2015).
Bước 4. Người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai cho Tòa án để tránh trường hợp Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án.
Bước 5. Quá trình giải quyết vụ án được tiến hành theo thủ tục sơ thẩm và các thủ tục khác theo quy định chung về tố tụng dân sự.
IV. THỜI GIAN CHUẨN BỊ XÉT XỬ:
Theo Điều 203 BLTTDS 2015, thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:
a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của BLTTDS 2015 thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;
b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của BLTTDS 2015 thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Sau khi kết thúc quá trình chuẩn bị xét xử, vụ án dân sự được tiến hành xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm (nếu có), tái thẩm (nếu có). Thời gian giải quyết sẽ tùy vào tính chất và nội dung vụ án.
Tranh chấp dân sự luôn là một quá trình mệt mỏi và tốn kém. Điều quan trọng nhất khi tham gia một tranh chấp thương mại là có một luật sư uy tín, kinh nghiệm và nhiệt tình hỗ trợ. Đội ngũ luật sư của HTLaw luôn sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hàng với tinh thần trách nhiệm cao nhất!
Liên hệ với chúng tôi
-
- Email: hue.truong@htlaw.vn
- SĐT: +84 935 439 454.