HT law

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY HỢP DANH

Về mô hình công ty:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020, để một doanh nghiệp được nhìn nhận là công ty hợp danh thì phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty’’.

Lưu ý:

1. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

2. Công ty hợp danh không được phát hành chứng khoán dưới bất kỳ dạng nào.

Về thành viên:

Thành viên của công ty hợp danh bao gồm thành viên góp vốn và thành viên hợp danh. Trong đó, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản bằng toàn bộ tài sản của mình. Mặt khác, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã cam kết góp.

Trong mô hình quản trị của công ty thì Hội đồng thành viên đứng đầu. Tất cả thành viên công ty đều là thành viên của Hội đồng thành viên. Về phương thức hoạt động, Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể triệu tập họp Hội đồng thành viên khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của thành viên hợp danh. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp theo yêu cầu của thành viên hợp danh thì thành viên đó triệu tập họp Hội đồng thành viên.

Về tài sản:

Theo quy định tại Điều 179 Luật Doanh nghiệp 2020, tài sản của công ty hợp danh bao gồm các nguồn chủ yếu:

Thứ nhất, tài sản góp vốn của các thành viên của các thành viên nhằm mục đích chuyển giao cho công ty.

Thứ hai, tài sản do tạo lập do công ty đứng tên.

Thứ ba, tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ hoạt động kinh doanh của công ty do thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện.

Thủ tục thành lập công ty hợp danh tại Việt Nam - htlaw.vn

II. Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

Về thành phần hồ sơ:

Theo quy định tại Điều 20 Luật Doanh nghiệp 2020, thành phần hồ sơ đăng ký thành lập công ty hợp danh bao gồm:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách thành viên.

4. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.

5. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư’’.

Trong đó, theo Điều 22 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, bản sao giấy tờ pháp lý bao gồm

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

b) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành’’.

Về thủ tục:

Bước 1: Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền nộp hồ sơ tại …

Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ nộp hợp lệ, Phòng đăng ký doanh nghiệp – thuộc sở kế hoạch và đầu tư tiếp nhận và trả biên nhận 

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Phòng đăng ký kd xem xét về hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ phòng đk kd sẽ trả kết quả là GCNĐKDN, nếu hồ sơ cần bổ sung phòng đk kd sẽ ra thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ

Bước 3: Đăng ký trả kết quả qua đường bưu điện 

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Luật doanh nghiệp.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.