Contents
I. Thị thực xuất cảnh theo pháp luật Việt Nam
Xuất cảnh là việc người nước ngoài rời khỏi lãnh thổ Việt Nam thông qua cửa khẩu. Tùy vào thời hạn còn lại của thị thực mà người xin xuất cảnh có thể tự nguyện xin xuất cảnh hoặc bị buộc xuất cảnh. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (Luật XNC), việc bị buộc xuất cảnh xảy ra khi người nước ngoài đã hết thời hạn tạm trú nhưng không xuất cảnh. Cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này là Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
Về điều kiện xuất cảnh đối với người nước ngoài, căn cứ theo Điều 27 Luật XNC thì người nước ngoài để xuất cảnh cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
“a) Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
b) Chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú còn giá trị;
c) Không thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định pháp luật.
Người nước ngoài sử dụng thị thực điện tử xuất cảnh phải đủ các điều kiện quy định vừa nêu và xuất cảnh qua các cửa khẩu quốc tế do Chính phủ quyết định”.
Về chế tài đối với hành vi không xuất cảnh khi hết hạn tạm trú:
Theo quy định tại điểm đ khoản 2; điểm e khoản 3; điểm b khoản 4; điểm b khoản 5; điểm d khoản 6 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, mức chế tài dựa trên thời hạn quá hạn của visa:
– Quá hạn dưới 16 ngày: mức phạt từ 500.000 – 2.000.000 VNĐ
– Quá hạn từ 16 đến dưới 30 ngày: mức phạt từ 3.000.000 – 5.000.000 VNĐ
– Quá hạn từ 30 đến dưới 60 ngày: mức phạt từ 5.000.000 – 10.000.000 VNĐ
– Quá hạn từ 60 đến dưới 90 ngày: mức phạt từ 10.000.000 – 15.000.000 VNĐ
– Quá hạn trên 90 ngày: mức phạt từ 15.000.000 – 20.000.000 VNĐ
II. Về thành phần hồ sơ và thủ tục
Về thành phần hồ sơ:
Về cơ bản, thành phần hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
– Hộ chiếu của người xuất cảnh ra nước ngoài (còn thời hạn tối thiểu 6 tháng).
– Giấy xác nhận tạm trú (có đóng dấu của công an phường)
– Ảnh chân dung 4×6 (nền trắng, không đeo kính, không đội mũ)
– Mẫu đơn đề nghị xin thị thực xuất cảnh (Form NA5).
– Vé booking máy bay.
Trong một số trường hợp đặc thù có thể bổ sung một số hồ sơ sau:
– Trường hợp được công ty Việt Nam bảo lãnh: Bản sao y của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp công ty bảo lãnh) hoặc giấy tờ pháp lý cá nhân (đối với trường hợp cá nhân bảo lãnh).
– Trường hợp trẻ em nước ngoài được sinh ra tại Việt Nam thì nộp kèm giấy khai sinh và giấy chứng nhận kết hôn của cha mẹ.
– Trường hợp quá hạn thị thực thì phải có đơn giải trình.
Về thủ tục:
Bước 1: Nộp trực tiếp hồ sơ đã chuẩn bị tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
Bước 2: Hoàn tất việc đóng phí cho thị thực quá hạn (nếu có).
Bước 3: Nhận kết quả trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Thời hạn giải quyết: từ 5-7 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.
Lưu ý: Trong trường hợp hộ chiếu mất hay hư hỏng thì người có đơn yêu cầu phải xin cấp lại tại cơ quan có thẩm quyền.
Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Luật Xuất nhập cảnh.
Liên hệ với chúng tôi
- Email: hue.truong@htlaw.vn
- SĐT: +84 935 439 454.