Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:
“Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”.
Giá trị pháp lý của vi bằng:
– Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
– Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
II. Thủ tục lập vi bằng
Để có được vi bằng, thừa phát lại cần phải hoàn tất các thủ tục được quy định tại Điều 39 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:
1. Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.
Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.
Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.
2. Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
3. Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.
III. Vay tiền có nên lập vi bằng đề tránh rắc rối pháp lý?
Việc lập vi bằng khi vay tiền là một việc nên làm để đảm bảo quyền lợi cho cả bên vay và bên cho vay. Vi bằng có giá trị chứng cứ cao, có thể sử dụng để giải quyết tranh chấp tại tòa án hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Lợi ích của việc lập vi bằng khi vay tiền:
– Giảm thiểu rủi ro: Vi bằng có giá trị chứng cứ cao. Do đó, việc lập vi bằng khi vay tiền có thể giúp giảm thiểu rủi ro giữa các bên khi có xảy ra tranh chấp.
– Chứng minh tính xác thực của giao dịch: Vi bằng được lập bởi văn phòng Thừa phát lại. Do đó việc lập vi bằng có thể giúp xác thực của giao dịch như số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, …
– Tiết kiệm thời gian và chi phí: Hiện nay, chi phí lập vi bằng đối với các dịch vụ tại văn phòng Thừa phát lại thường dao động trong khoảng từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Đồng thời thủ tục, quy trình lập vi bằng không quá phức tạp và tốn kém.
Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Dân sự
Liên hệ với chúng tôi
- Email: hue.truong@htlaw.vn
- SĐT: +84 935 439 454.