HTLaw cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý doanh nghiệp cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Pháp luật Việt Nam không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập công ty nói chung tại Việt Nam. Theo đó, tùy vào khả năng kinh tế và hoạt động kinh doanh của công ty mà chủ sở hữu, nhà đầu tư sẽ cân nhắc về mức vốn điều lệ.
Theo Pháp luật về đầu tư của Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài không bắt buộc phải hợp tác với đối tác Việt Nam khi thực hiện hoạt động đầu tư trong đa số các ngành nghề.
Phí và lệ phí khi thành lập công ty tại Việt Nam được quy định tại Thông tư số 47/2019/TT-BTC, bao gồm:
Ngoài các phí và lệ phí trên, nhà đầu tư nước ngoài còn có thể phải chi trả cho các khoản chi phí khác như khắc con dấu doanh nghiệp, chữ ký số, phát hành hóa đơn điện tử,...
Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài cần phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại cơ quan đăng ký đầu tư. Do đó, thời gian thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại Việt Nam như sau:
Theo Thông tư số 16/2020/TT-NHNN, việc gặp mặt trực tiếp khách hàng hoặc người đại diện theo pháp luật của khách hàng để giao kết thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán là bắt buộc.
Tuy nhiên, pháp luật vẫn có quy định về trường hợp mở tài khoản mà không cần gặp mặt trực tiếp khách hàng đối với khách hàng là cá nhân ở nước ngoài. Trong trường hợp này, ngân hàng sẽ phải thực hiện xác minh thông tin nhận biết khách hàng thông qua ngân hàng đại lý hoặc bên trung gian và phải đảm bảo xác minh chính xác về khách hàng mở tài khoản và chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với việc nhận biết, xác minh khách hàng mở tài khoản thanh toán tại đơn vị mình.
Theo pháp luật Việt Nam, chức danh Giám đốc là người quản lý, điều hành công ty có nhiệm vụ điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Tuy vậy pháp luật không có quy định bắt buộc Giám đốc phải luôn cư trú tại Việt Nam, trừ trường hợp Giám đốc đồng thời là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Doanh nghiệp chỉ cần luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.