HT law

# Dành cho chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư

Pháp lý doanh nghiệp và đầu tư

HTLaw cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý doanh nghiệp cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. 

Các dịch vụ pháp lý hỗ trợ đầu tư

Thành lập công ty/ chi nhánh/ VPĐD

Góp vốn mua cổ phần, phần vốn góp

Nhượng quyền

Mua bán & Sáp nhập (M&A)

Các dịch vụ pháp lý trong quá trình vận hành doanh nghiệp

Đăng ký Giấy phép con

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Đăng ký Sở hữu trí tuệ quốc tế

Thay đổi thông tin trên GPKD

Soạn thảo hợp đồng

Chứng nhận CE

Tư vấn pháp lý thường xuyên

Giải quyết tranh chấp thương mại

Tạm ngừng kinh doanh

Giải thể doanh nghiệp

Các câu hỏi thường gặp về đầu tư tại Việt Nam

Theo Pháp luật về đầu tư của Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài không bắt buộc phải hợp tác với đối tác Việt Nam khi thực hiện hoạt động đầu tư trong đa số các ngành nghề.

Phí và lệ phí khi thành lập công ty tại Việt Nam được quy định tại Thông tư số 47/2019/TT-BTC, bao gồm:

  • Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000 VNĐ
  • Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 50.000 VNĐ. Tuy nhiên, doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

Ngoài các phí và lệ phí trên, nhà đầu tư nước ngoài còn có thể phải chi trả cho các khoản chi phí khác như khắc con dấu doanh nghiệp, chữ ký số, phát hành hóa đơn điện tử,...

Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài cần phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại cơ quan đăng ký đầu tư. Do đó, thời gian thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại Việt Nam như sau:

  • Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư.
  • Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

 

Theo Thông tư số 16/2020/TT-NHNN, việc gặp mặt trực tiếp khách hàng hoặc người đại diện theo pháp luật của khách hàng để giao kết thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán là bắt buộc.

Tuy nhiên, pháp luật vẫn có quy định về trường hợp mở tài khoản mà không cần gặp mặt trực tiếp khách hàng đối với khách hàng là cá nhân ở nước ngoài. Trong trường hợp này, ngân hàng sẽ phải thực hiện xác minh thông tin nhận biết khách hàng thông qua ngân hàng đại lý hoặc bên trung gian và phải đảm bảo xác minh chính xác về khách hàng mở tài khoản và chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với việc nhận biết, xác minh khách hàng mở tài khoản thanh toán tại đơn vị mình.

Theo pháp luật Việt Nam, chức danh Giám đốc là người quản lý, điều hành công ty có nhiệm vụ điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Tuy vậy pháp luật không có quy định bắt buộc Giám đốc phải luôn cư trú tại Việt Nam, trừ trường hợp Giám đốc đồng thời là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Doanh nghiệp chỉ cần luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Tin Pháp lý về Kinh doanh & Đầu tư

Liên hệ với HTLaw