HT law

Cấp mới Giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

Cấp mới Giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam - htlaw

1. Giấy phép lao động là gì?

Giấy phép lao động (GPLĐ) hay chính xác hơn là giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Đây là một loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cấp cho người lao động nước ngoài khi họ có đủ những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật.

Người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động được coi là làm việc hợp pháp và được bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình trong các mối quan hệ lao động.

Giấy phép lao động cũng là một trong những giấy tờ cần thiết để người lao động thực hiện các thủ tục liên quan đến xuất nhập cảnh, tạm trú.

Các hành vi vi phạm quy định pháp luật về giấy phép lao động đều có thể bị xử phạt hành chính.

2. Có mấy loại giấy phép lao động?

Các loại giấy phép lao động hiện nay bao gồm:

    • Giấy phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo hình thức hợp đồng lao động.
    • Giấy phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo hình thức di chuyển nội bộ doanh nghiệp có hiện diện thương mại tại Việt Nam
    • Giấy phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo hình thức thực hiện các loại hợp đồng kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế, nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng.
    • Giấy phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo hình thức đại diện cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Trên đây là các loại giấy phép lao động theo quy định hiện hành của nhà nước Việt Nam. Người lao động cần hiểu rõ các loại giấy phép lao động để xin cấp giấy phép cho đúng loại.

Cấp mới Giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam - htlaw

3. Hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động

    1. Văn bản đề nghị cấp Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài.

    2. Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ.

    3. Phiếu Lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp. Phiếu LLTP hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.

    4. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

    5. Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.

    6. 02 ảnh màu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

    7. Bản sao y chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị.

4. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Đăng ký nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động cần đăng ký nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

    • Hồ sơ thực hiện: Văn bản giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
    • Thời gian thực hiện dự kiến: 10 ngày làm việc.

Bước 2. Xin cấp Giấy phép lao động

Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động đó phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động.

    • Thời gian thực hiện dự kiến: 05 ngày làm việc.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Giấy phép lao động. 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Chế tài đối với người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động

htlaw - Chế tài đối với người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động

Theo Điều 151 Bộ luật lao động 2019, giấy phép lao động là một trong những điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Để nâng cao tinh thần tuân thủ pháp luật, Nghị định 28/2020 đã quy định những chế tài xử phạt hành chính đối với hành vi làm việc không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật. 

I. Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Theo Điều 151 BLLĐ 2019, Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;

d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật.

Do đó, giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động là văn bản pháp lý vô cùng quan trọng nhằm chứng minh tính hợp pháp trong quan hệ lao động của người nước ngoài tại Việt Nam.

htlaw - Chế tài đối với người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động

II. Chế tài đối với người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc trường hợp cấp giấy phép lao động

1. Đối với người lao động

Theo khoản 3 Điều 31 Nghị định 28/2020, hình thức phạt chính:

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:

a) Làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật;

b) Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực.

Theo khoản 5 Điều 31 Nghị định 28/2020, Hình thức xử phạt bổ sung:

Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi làm việc tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động khi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Đối với người sử dụng lao động

Theo khoản 4 Điều 31 Nghị định 28/2020:

Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;

b) Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 20 người;

c) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 21 người trở lên.

Vì vậy, nhằm tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật lao động, người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu luật định trước khi bắt đầu ký một hợp đồng lao động mới tại Việt Nam.

Để không bị phạt do không có Giấy phép lao động và tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ làm Giấy phép lao động

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Giấy phép lao động đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Giấy phép lao động đối với nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam - htlaw

Bộ luật Lao động 2019 hiện nay đã có thay đổi lớn trong việc quy định cấp giấy phép lao động cho nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam. Dưới đây, HTLaw sẽ tổng hợp những trường hợp luật định đối với giấy phép lao động cho nhà đầu tư nước ngoài theo Bộ luật Lao động 2019. 

1. Xác nhận nhà đầu tư có thuộc diện cần làm Giấy phép lao động hay không?

Trường hợp 1: Đối với nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty có vốn điều lệ từ 3 tỷ VNĐ trở lên.

Theo Điều 7 Nghị định 152/2020, chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên thì thuộc trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Thời hạn xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động tối đa là 02 năm và theo thời hạn của một trong các trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định 152/2020. Xem chi tiết hồ sơ Miễn Giấy phép lao động tại đây

Trường hợp 2: Đối với nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty có vốn điều lệ dưới 3 tỷ VNĐ.

Theo Điều 7 Nghị định 152/2020, chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên thì thuộc trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Do đó, chủ sở hữu góp vốn dưới 3 tỷ vẫn phải làm hồ sơ cấp giấy phép lao động.

Giấy phép lao động đối với nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam - htlaw

2. Xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

Đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn dưới 3 tỷ VNĐ thì phải làm các thủ tục xin cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật.

Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với vị trí công việc mà nhà đầu tư (người lao động) làm việc tại Việt Nam.

Sau khi nộp hồ sơ giải trình nhu cầu sử dụng lao động thành công, Sở Lao động Thương binh Xã hội sẽ cấp Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. Từ đó, người lao động sẽ tiếp tục thực hiện Bước 2 dưới đây.

Hồ sơ gồm:

1. Đơn giải trình nhu cầu sử dụng lao động

2. Bản sao y chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty nơi người lao động làm việc

Thời gian trả kết quả trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

3. Hồ sơ cấp giấy phép lao động

Hồ sơ bao gồm:

1. Giấy khám sức khỏe

2. Thư xác nhận kinh nghiệm tại công ty nước ngoài ít nhất 03 năm (phải hợp pháp hóa lãnh sự trước khi nộp hồ sơ)

3. Phiếu lý lịch tư pháp

4. Hộ chiếu (bản gốc, HTLaw sẽ giữ 1 ngày khi nộp hồ sơ bước 2 tại Sở)

5. Hộ chiếu sao y, chứng thực

6. Bản sao y chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty mà người lao động làm việc

7. Ảnh thẻ ( 4cmx6cm, nền trắng, mặc áo sơ mi, không đeo kính màu) chụp trong vòng 6 tháng trước khi nộp hồ sơ.

Thời gian trả kết quả trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Giấy phép lao động cho nhà đầu tư nước ngoài 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.