HT law

XE MÁY, Ô TÔ LƯU THÔNG TRÊN ĐƯỜNG BẮT BUỘC PHẢI CÓ NHỮNG GIẤY TỜ GÌ?

– Để có thể tham gia giao thông đường bộ bằng phương tiện cơ giới, người điều khiển phương tiện ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện về độ tuổi, sức khỏe thì còn phải đáp ứng các yêu cầu về giấy tờ bắt buộc mang theo theo quy định. Căn cứ theo Khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2019:

“Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a) Đăng ký xe;

b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định pháp luật

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định pháp luật

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.”

– Những giấy tờ trên là những giấy tờ bắt buộc chung đối với người lái xe của tất cả các loại xe cơ giới khi tham gia giao thông đường bộ. Do đó nếu không mang đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật mà vẫn tham gia giao thông đường bộ thì người điều khiển phương tiện có nguy cơ bị phạt vi phạm.

– Tuy vậy, tùy vào từng loại xe, phân khối xe và mục đích tham gia giao thông đường bộ, người lái xe có thể phải bổ sung và mang theo những loại giấy tờ khác nhau.

 

II. Giấy tờ khi điều khiển xe máy (xe mô tô)

– Theo căn cứ tại Khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ nêu trên, khi tham gia giao thông đường bộ bằng phương tiện xe mô tô, người lái xe cần đem theo những giấy tờ sau:

            – Giấy đăng ký xe (Còn được gọi là Cavet)

            – Giấy phép lái xe (Còn được gọi là Bằng lái xe)

            – Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự (Còn được gọi là Bảo hiểm xe máy)

– Tuy nhiên cần lưu ý rằng đối với Giấy phép lái xe, người lái xe sẽ cần mang theo loại giấy phép khác nhau đối với từng loại xe máy căn cứ theo Khoản 2 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ như sau:

* Đối với xe hai bánh phân khối nhỏ: Là mô tô hai bánh có dung tích xi- lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3 . Đối với loại xe này, người lái xe cần đem theo Giấy phép lái xe Hạng A1, Hạng A2 hoặc Hạng A3.

* Đối với xe hai bánh phân khối lớn: Là mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên. Đối với loại xe này, người lái cần đem theo Giấy phép loại xe Hạng A2.

* Đối với xe ba bánh: Là mô tô ba bánh. Với loại xe này, người lái cần đem theo Giấy phép lái xe Hạng A3.

Xe máy, ô tô lưu thông trên đường bắt buộc phải có những giấy tờ gì - HTLaw

III. Giấy tờ khi điều khiển xe ô tô

– Theo căn cứ tại Khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ nêu trên, khi tham gia giao thông đường bộ bằng phương tiện xe mô tô, người lái xe cần đem theo những giấy tờ sau:

            – Giấy đăng ký xe (Cavet)

            – Giấy phép lái xe (Bằng lại)

            – Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự (Bảo hiểm xe ô tô)

            – Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (Sổ đăng kiểm xe ô tô)

– Ngoài ra, căn cứ theo Khoản 13 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Giấy đăng ký xe ô tô sẽ được thay thế bằng bản sao chứng thực của Giấy đăng ký xe và Giấy biên nhận do phía ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng cung cấp trong trường hợp chủ xe mua xe ô tô trả góp hoặc xe đang thế chấp tại ngân hàng.

– Và cũng giống với xe mô tô, Giấy phép lái xe ô tô cũng khác nhau tùy vào chủng loại xe căn cứ theo Khoản 4 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ:

“a) Hạng A4 cấp cho người lái máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg;

b) Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;

c) Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;

d) Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2;

đ) Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C;

e) Hạng E cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D;

g) Giấy phép lái xe hạng FB2, FD, FE cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa; hạng FC cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.”

– Cần lưu ý rằng Giấy phép lái xe đối với xe bốn bánh, xe ô tô nói chung là có thời hạn và khi hết thời hạn người lái phải đi thi để được cấp lại.

– Ngoài ra nếu ô tô là xe dùng cho mục đích vận tải thì người lái xe có thể cần mang theo các giấy phép đặc thù như Giấy phép sử dụng đường bộ đối với vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đối với vận chuyển hàng nguy hiểm,…

 

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Dân sự

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.