HT law

THỦ TỤC GIẢI THỂ CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Tại Điều 18 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP, quy định về giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như sau:

I. Trường hợp giải thể:

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị giải thể đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp và được phép giải thể đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp.

Khoản 1, 2 Điều 21 Luật giáo dục nghề nghiệp quy định như sau:

1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

a) Vi phạm các quy định của pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng;

b) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động đào tạo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;

c) Không được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp sau thời hạn 36 tháng đối với trường cao đẳng, trường trung cấp hoặc 24 tháng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực;

d) Không triển khai hoạt động đào tạo sau thời hạn 24 tháng, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được phép giải thể theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp đó

II. Hồ sơ giải thể:

Hồ sơ giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp là 01 bộ, bao gồm:

  • Văn bản đề nghị giải thể của cơ quan có thẩm quyền, trong đó nêu rõ lý do bị giải thể;
  • Kết luận thanh tra, kiểm tra đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp;
  • Quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ quan có thẩm quyền đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp;
  • Biên bản kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp.

 

Hồ sơ giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp là 01 bộ, bao gồm:

  • Văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó nêu rõ lý do giải thể;
  • Phương án giải thể, trong đó nêu rõ phương án giải quyết tài sản, quyền lợi của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên, người lao động và thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật.
THỦ TỤC GIẢI THỂ CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI - HTLaw

III. Thẩm quyền cho phép giải thể

Người có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Điều 13 Nghị định này có quyền cho phép giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo đó: 

– Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định cho phép thành lập trường cao đẳng, phân hiệu của trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, phân hiệu của trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài.

IV. Thủ tục cho phép giải thể

  • Về trình tự:

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lập hồ sơ giải thể theo quy định tại khoản 3 Điều này gửi trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đối với trường cao đẳng; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp;

Trong thời gian 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ giải thể, trình người có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này xem xét, quyết định cho phép giải thể. Trong quyết định cho phép giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ghi rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm quyền lợi của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động; phương án giải quyết tài sản và thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật;

Trường hợp cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp thì Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội lập hồ sơ đề nghị giải thể theo quy định tại khoản 2 Điều này trình người có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này xem xét, quyết định giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Mẫu 2B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

Trường hợp hồ sơ giải thể không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nêu rõ lý do.

  • Về thời hạn gửi quyết định cho phép giải thể

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định cho phép giải thể trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm gửi quyết định về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đặt trụ sở của trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài để theo dõi, quản lý và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình về quyết định cho phép giải thể trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài;

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định cho phép giải thể trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi quyết định về Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để theo dõi, quản lý và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình về quyết định cho phép giải thể trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Thủ tục thành lập công ty  

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY KINH DOANH DỊCH VỤ THẨM ĐỊNH GIÁ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

1. Kinh doanh dịch vụ thẩm định giá là gì?

Thẩm định giá theo quy định tại khoản 15 Điều 4 Luật giá năm 2012 là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thẩm định giá được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Doanh nghiệp thẩm định giá được hoạt động khi được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật.

2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá có vốn đầu tư nước ngoài

Các điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm một số nội dung sau:

– Về tỷ lệ sở hữu căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 151/2018/NĐ-CP:

+ Thành viên là tổ chức: tối đa 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn thẩm định giá hai thành viên trở lên.

+ Cổ đông sáng lập là tổ chức: tối đa 35% vốn điều lệ của công ty cổ phần thẩm định giá.

+ Trường hợp có nhiều tổ chức góp vốn thì tổng số vốn góp của các tổ chức tối đa bằng 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn thẩm định giá hai thành viên trở lên, công ty cổ phần thẩm định giá.

– Về hình thức đầu tư: Cá nhân, tổ chức nước ngoài chỉ được đầu tư theo hình thức duy nhất đó là liên doanh.

– Đối tác Việt Nam tham gia hoạt động đầu tư: Phải là doanh nghiệp thẩm định giá Việt Nam. 

– Đối với nhà đầu tư nước ngoài: Nhà đầu tư nước ngoài đã được thành lập, hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá hợp pháp tại nước sở tại.

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY KINH DOANH DỊCH VỤ THẨM ĐỊNH GIÁ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI - HTLaw

3. Thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ thẩm định giá có vốn đầu tư nước ngoài

Bước 1.Xin Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư 

Đối tượng phải xin Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư:

+ Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

+ Tổ chức kinh tế đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế;

Hồ sơ gồm:

  1. Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  2. Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;
  3. Đối với nhà đầu tư là tổ chức: Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý;
  4. Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  5. Bản sao một trong các tài liệu sau: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  6. Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  7. Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đối với Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Sở kế hoạch và đầu tư

Bước 2.Xin Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh

Nhà đầu tư nước ngoài cùng góp vốn với người Việt Nam để thành lập công ty thì thủ tục thực hiện như sau:

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  2. Điều lệ công ty;
  3. Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc danh sách cổ đông của công ty cổ phần;
  4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
  5. Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
  6. Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, văn bản uỷ quyền của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức ;
  7. Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;
  8. Giấy uỷ quyền thực hiện dịch vụ thành lập công ty cho Luật Việt An.

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.

Bước 3. Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Giá thì doanh nghiệp thẩm định giá phải được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá thì mới được đi vào hoạt động.

Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá của công ty thẩm định giá có vốn nước ngoài tại Việt Nam:

  • Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
  • Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập;
  • Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên/công ty cổ phần phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp;
  • Đảm bảo tỷ lệ góp vốn nêu trên.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo mẫu tại Phụ lục 2 – Thông tư 38/2014/TT-BTC;
  • Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp;
  • Giấy đăng ký hành nghề thẩm định giá của các thẩm định viên đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp được doanh nghiệp xác nhận; Giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá cho thẩm định viên về giá hành nghề (nếu có);
  • Bản sao Hợp đồng lao động hoặc Phụ lục hợp đồng lao động (nếu có) của các thẩm định viên về giá hành nghề tại doanh nghiệp;
  • Tài liệu chứng minh về mức vốn góp của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần;
  • Biên lai nộp lệ phí theo quy định;
  • Bản sao chứng thực văn bản bổ nhiệm chức vụ đối với đại điện pháp luật của doanh nghiệp, văn bản ủy quyền trong lĩnh vực thẩm định giá (nếu có).

Nơi nộp hồ sơ: Bộ Tài chính.

 

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Thủ tục thành lập công ty  

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

DOANH NGHIỆP PHẢI LÀM NHỮNG THỦ TỤC GÌ KHI TẠM NGỪNG KINH DOANH

I. Doanh nghiệp khi tạm ngừng kinh doanh có phải thông báo?

Theo quy định tại Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 về tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh như sau:

1. Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

2. Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh trong trường hợp sau đây:

a) Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;

b) Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;

c) Đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh một, một số ngành, nghề kinh doanh hoặc trong một số lĩnh vực theo quyết định của Tòa án.

Khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh thì phải làm thủ tục thông báo và phải thực hiện thông báo chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.

Ngoài ra, cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng có thể yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh nếu thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 206.

Như vậy, khi tạm ngừng kinh doanh thì bắt buộc phải thông báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền về việc tạm ngưng. Nếu cơ quan quản lý kinh doanh kiểm tra doanh nghiệp mà phát hiện thực tế không hoạt động tại chi nhánh đó, trong khi không có thông báo tạm ngưng hoạt động thì sẽ bị xử phạt hành chính.

DOANH NGHIỆP PHẢI LÀM NHỮNG THỦ TỤC GÌ KHI TẠM NGỪNG KINH DOANH - HTlaw

II. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Thành phần hồ sơ:

(1) Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục II-19 ban hành kèm Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);

(2) Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên), Quyết định và bản sao biên bản họp hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần); quyết định của chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH một thành viên) về việc tạm ngừng kinh doanh.

Trình tự:

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Cách 2 – Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh qua mạng, 3 bước như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Nếu chưa có thì đăng ký tài khoản);

Bước 2: Đóng phí và đăng ký bưu điện;

Bước 3: Nhận kết quả nếu kết quả hợp lệ;

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Luật Doanh nghiệp

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG CHO DOANH NGHIỆP

1. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng

Công trình mà doanh nghiệp xây dựng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch chi tiết được cơ quan phê duyệt, ngoài ra còn phải đáp ứng được quy hoạch về kiến trúc, thiết kế đô thị đã được thẩm duyệt (đối với những khu vực chưa có quy hoạch về chi tiết hoạt động xây dựng).

Công trình phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Doanh nghiệp khi tiến hành xây dựng thì phải có các giấy tờ chứng minh việc sử dụng hợp pháp địa điểm xây dựng như hợp đồng thuê hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất..

Doanh nghiệp phải có các phương án để đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng và các công trình kế bên. Đảm bảo được các yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy, bảo đảm an toàn kỹ thuật, đê điều, năng lượng, giao thông và đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định pháp luật.

Các công trình xây dựng phải có thiết kế chi tiết về việc xây dựng, thiết kế này đã được phê duyệt và thẩm định theo quy định pháp luật.

Các điều kiện khác tùy thuộc vào từng loại công trình.

Thủ tục xin giấy phép xây dựng cho doanh nghiệp - htlaw

2. Thủ tục cấp phép xây dựng cho doanh nghiệp

2.1. Hồ sơ cấp phép

Đối với từng loại công trình xây mới thì hồ sơ đề nghị cấp phép là khác nhau, bao gồm:

Hồ sơ cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ bao gồm:

– Đơn đề nghị về việc cấp phép xây dựng theo mẫu.

– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp địa điểm xây dựng (bản sao hợp lệ).

– Bản vẽ về thiết kế xây dựng công trình.

– Cam kết về việc bảo đảm an toàn cho công trình liền kề, đảm bảo an toàn về môi trường…

Hồ sơ cấp phép xây dựng công trình không theo tuyến bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp phép xây dựng.

– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp.

– Quyết định phê duyệt dự án xây dựng (bản sao).

– Bản vẽ về thiết kế xây dựng.

– Giấy tờ chứng minh, kê khai năng lực, kinh nghiệm đối với chủ trì thiết kế công trình kèm chứng chỉ hành nghề.

Hồ sơ cấp phép xây dựng công trình theo tuyến bao gồm các giấy tờ như công trình không theo tuyến, ngoài ra còn phải có các giấy tờ:

– Văn bản chấp thuận về sự phù hợp vị trí tuyến của công trình.

– Quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền.

Đối với các công trình xây dựng khác thì hồ sơ bổ sung theo những đặc trưng của công trình đó.

2.2. Cơ quan cấp phép xây dựng

Cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng bao gồm:

– Đối với các công trình cấp đặc biệt thì sẽ do Bộ Xây dựng cấp phép.

– Đối với những công trình cấp I,II, công trình về di tích lịch sử, tôn giáo, thuộc dự án có vốn đầu tư nước ngoài… thì sẽ do UBND cấp tỉnh cấp phép.

UBND cấp tỉnh có thể phân cấp cho Sở Xây dựng, khu công nghiệp, ban quản lý khu kinh tế, khu chế xuất để cấp phép trong phạm vi thẩm quyền.

– Đối với công trình nhà ở, khu di tích thuộc địa bàn quản lý thì do UBND cấp huyện cấp phép xây dựng.

2.3. Trình tự cấp phép

– Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

– Trong thời hạn 07 ngày từ ngày nhận được hồ sơ thì cơ quan cấp phép phải tiến hành thẩm định hồ sơ và tổ chức kiểm tra thực địa.

– Căn cứ vào tính chất, loại công trình xây dựng thì cơ quan cấp phép xây dựng đối chiếu điều kiện cấp phép và gửi văn bản để lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về các lĩnh vực liên quan.

– Cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ quan cấp phép trong thời hạn 12 ngày từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến.

– Khi đáp ứng được các điều kiện và lấy ý kiến của các cơ quan chuyên môn thì trong thời hạn 30 ngày, cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy phép xây dựng công trình cho doanh nghiệp.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Thủ tục xin giấy phép xây dựng 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI KINH DOANH NGÀNH NGHỀ XÂY DỰNG, ĐO ĐẠC

I. Dịch vụ kinh doanh xây dựng gồm những ngành nào?

Theo quy định tại cam kết số 318/ WTO/CK thì dịch vụ xây dựng bao gồm:

– Thi công xây dựng nhà cao tầng (CPC 512)

– Thi công xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng (CPC 513)

– Công tác lắp dựng và lắp đặt (CPC 514, 516)

– Công tác hoàn thiện công trình nhà cao tầng (CPC 517)

– Các công tác thi công khác (CPC 511, 515, 518)

Theo quy định tại Biểu cam kết WTO Cam kết số 318/WTO/CK dịch vụ thì doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sẽ được kinh doanh dịch vụ này. Doanh nghiệp nước ngoài phải là pháp nhân của một thành viên WTO. Ngoài quy định trên, nhà đầu tư cần xem xét về ngành nghề cụ thể để biết chính xác về các điều kiện ràng buộc của pháp luật chuyên ngành.

II. Điều kiện thành lập công ty xây dựng

Điều kiện về vốn:

Theo Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO về hoạt động xây dựng không hạn chế tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, có thể thành lập công ty từ 1%-100% vốn nước ngoài.

Trừ các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, vốn nhà đầu tư góp không có quy định mức tối thiểu nhưng cần phù hợp với quy mô hoạt động của công ty đăng ký.

Điều kiện về hình thức đầu tư:

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh dịch thi công xây dựng công trình được thực hiện dưới các hình thức sau:

– Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn đầu tư nước ngoài;

– Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài và vốn đầu tư Việt Nam.

– Hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế Việt Nam;

Điều kiện về Giấy phép kinh doanh theo pháp luật chuyên ngành.

Nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cần thực hiện cấp Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với các công trình từ cấp III trở lên.

Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh ngành nghề xây dựng, đo đạc- htlaw

III. Thủ tục thành lập công ty xây dựng có vốn nước ngoài

Bước 1: Xin chấp thuận chủ trương đầu tư

Bộ hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư ở từng cấp nhìn chung đều giống nhau, bao gồm:

– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư.

– Tài liệu chứng minh tư cách pháp nhân của nhà đầu tư.

– Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.

– Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.

– Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Đối với các dự án thi công xây dựng phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, sau khi nhận được quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Đối với dự án thi công xây dựng không cần quyết định chấp thuận, nhà đầu tư phải đáp ứng được các điều kiện sau:

– Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.

– Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư.

– Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch theo luật định.

– Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có).

– Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Bước 3: Thành lập công ty thi công xây dựng có vốn nước ngoài

Hồ sơ thành lập công ty thi công xây dựng có vốn nước ngoài bao gồm:

Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Điều lệ doanh nghiệp.

Danh sách thành viên.

Bản sao có công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên là tổ chức; bản sao chứng minh nhân dân của đại diện pháp luật của tổ chức đó.

Giấy ủy quyền cho người làm thủ tục mở công ty kinh doanh bất động sản có vốn nước ngoài.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Bước 4: Xin cấp Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Hồ sơ xin cấp Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bao gồm:

Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.

Bản sao có chứng thực quyết định thành lập tổ chức.

Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề kèm theo bản kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề, các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc.

Bản sao có chứng thực hợp đồng, biên bản nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng hoặc bộ phận công trình (trong trường hợp thi công công tác xây dựng chuyên biệt) đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức thi công xây dựng hạng I, hạng II).

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Thủ tục thành lập công ty xây dựng có vốn nước ngoài

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CHO NHÀ HÀNG

I. Giấy phép Phòng cháy chữa cháy (PCCC) là gì?

Giấy phép phòng cháy chữa cháy (viết tắt là PCCC) là giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy. Đây là tài liệu pháp lý chứng minh đối tượng được cấp đã đủ điều kiện PCCC theo quy định của pháp luật.

Giấy phép PCCC là một trong những loại giấy phép con phổ biến và bắt buộc khi cá nhân, tổ chức kinh doanh các ngành nghề có yêu cầu về phòng cháy chữa cháy.

II. Mục đích của việc xin Giấy phép PCCC là gì?

Việc xin cấp giấy chứng nhận PCCC giúp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đảm bảo an toàn về các hoạt động liên quan đến PCCC, giúp hạn chế tối đa các nguy cơ về cháy nổ, tăng khả năng xử lý các vấn đề bất ngờ, dập tắt đám cháy nhanh chóng, từ đó giảm thiểu các thiệt hại về người và tài sản. 

Thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy - htlaw

III. Hồ sơ và Thủ tục xin giấy phép PCCC

a) Thành phần hồ sơ:

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC;

– Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC và văn bản nghiệm thu về PCCC;

– Danh sách nhân viên đã được huấn luyện về PCCC;

– Bảng thống kê các phương tiện PCCC;

– Phương án chữa cháy

b) Thủ tục:

Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp xin cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy

Theo đó, tùy vào trường hợp xin cấp phép phòng cháy chữa cháy mà cơ quan cấp phép được quy định như sau:

+ Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Bộ Công an sẽ cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho các trường hợp do Cục thẩm duyệt và nghiệm thu về PCCC;

+ Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh sẽ cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho các trường hợp được ủy quyền.

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Cơ quan thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần và tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện theo quy định.

Bước 3: Nhận kết quả Giấy phép phòng cháy chữa cháy 

Căn cứ theo ngày hẹn trên phiếu biên nhận hồ sơ, cá nhân, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.

Thời hạn giải quyết thủ tục xin giấy phép PCCC từ 5 – 15 ngày làm việc, tính từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trong trường hợp không cấp phép sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Lưu ý:

Giấy phép PCCC có hiệu lực trong 3 năm, kể từ ngày cấp. Vì vậy doanh nghiệp, cá nhân cần lưu ý thời gian làm lại thủ tục xin cấp giấy phép mới để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Giấy phép PCCC

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

THỦ TỤC GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

I. Quy định của pháp luật về giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

IRC là viết tắt của cụm từ Investment Registration Certificate, trong lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam thì cụm từ này có nghĩa là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Luật Đầu tư 2020 thì giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là:

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.

II. Các trường hợp thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 37 Luật Đầu tư 2020 các trường hợp phải thực hiện và không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là:

1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.

2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;

b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tạikhoản 2 Điều 23 của Luật này;

c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài - htlaw

III. Thời hạn của Giấy chứng nhận đầu tư

Thời hạn của Giấy chứng nhận đầu tư chính là thời hạn hoạt động của dự án đầu tư. Thời hạn của Giấy chứng nhận đầu tư do Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư xem xét và quyết định dựa trên các yếu tố mục tiêu, quy mô, địa điểm, yêu cầu hoạt động của Dự án đầu tư. Theo đó thời hạn tối đa của Giấy chứng nhận đầu tư được quy định tại Điều 44 Luật đầu tư 2020 như sau:

+ Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.

+ Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm.

+ Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm.

IV. Thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Thời điểm nộp hồ sơ gia hạn:

Thời điểm nên gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là trước khi dự án đầu tư hết thời hạn được cấp phép khoảng 03 -05 tháng, nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cũng đồng thời là gia hạn thời hạn thực hiện dự án.

Thành phần hồ sơ:

– Văn bản đề nghị gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;

– Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư;

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

– Quyết định chấp thuận nhà đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;

– Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;

– Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính;

Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;

– Tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.

Trình tự

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ: Hồ sơ làm bằng tiếng Việt hoặc tiếng Việt và tiếng Anh (Các văn bản bằng tiếng nước ngoài: phải được dịch sang tiếng Việt và có công chứng).

Bước 2: Nộp hồ sơ:

Đối với Dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư: Nhà đầu tư nộp hồ sơ cho một trong hai cơ quan sau:

+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong trường hợp Quốc Hội, Thủ tướng Chính phủ là cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư dự án;

+ Cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp UBND cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư.

Đối với dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư: Nhà đầu tư nộp hồ sơ gia hạn Dự án cho Cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư trước đó.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ:

Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và giải quyết hồ sơ.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI TỪ CÔNG TY TNHH 2 TV THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN

I. Quy định của pháp luật về Công ty TNHH 2 TV trở lên

– Công ty TNHH 2 thành viên trở lên phải có tối thiểu 2 thành viên và tối đa là 50 thành viên. Thành viên công ty TNHH 2 thành viên có thể là một cá nhân, tổ chức có quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài. Ngoài ra, các thành viên hay tổ chức này không được thuộc các trường hợp cấm thành lập, mua cổ phần, góp vốn, mua vốn góp và quản lý doanh nghiệp dựa trên thông tin của Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.

– Công ty TNHH 2 TV trở lên sẽ tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình vì công ty có tư cách pháp nhân. Thành viên công ty TNHH 2 TV sẽ chịu trách nhiệm liên quan đến các khoản nợ và các nghĩa vụ về tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi về số vốn góp vào cho doanh nghiệp.

II. Quy định của pháp luật về Công ty cổ phần

Theo quy định tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 thì công ty cổ phần là:

1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.

2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

Từ quy định trên, công ty cổ phần có đặc điểm sau:

– Có ít nhất 3 cổ đông

– Công ty cổ phần có khả năng huy động vốn linh hoạt do được phép phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác.

– Cổ đông được tự do chuyển nhượng phần vốn.

– Công ty cổ phần được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình không hạn chế trừ 2 trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 116 và khoản 3 Điều 120:

– Lợi nhuận của công ty có thể được chi trả bằng cổ tức.

Thủ tục chuyển đỗi từ công ty TNHH 2 TV thành công ty cổ phần - htlaw.vn

III. Thủ tục chuyển đổi từ công ty TNHH 2 TV thành công ty cổ phần

Thành phần hồ sơ:

Theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định 01/2021/NĐ-CP hồ sơ chuyển đổi công ty TNHH 2 TV thành công ty cổ phần gồm các giấy tờ quy định tại Điều 23 Nghị định này gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

Kèm theo hồ sơ phải có các giấy tờ sau đây gồm:

– Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên về việc chuyển đổi công ty;

– Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho phần vốn góp; – Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên, cổ đông mới;

– Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.

Thủ tục:

Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ thủ tục chuyển đổi công ty

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT

Doanh nghiệp chuyển đổi hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục chuyển từ công ty tnhh 2 thành viên sang công ty cổ phần theo phương thức sau đây:

+ Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh;

+ Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;

+ Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn)

Bước 3: Nhận kết quả 

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Luật doanh nghiệp

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

THỦ TỤC XIN CẤP LẠI GIẤY PHÉP ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ BỊ HƯ HỎNG

I. Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 41 Nghị định 31/2021/NĐ-CP thủ tục cấp lại và hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định như sau:

“1. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị mất hoặc bị hỏng, nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư để được cấp lại trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đăng ký đầu tư nhận được văn bản đề nghị”

Thủ tục xin cấp lại Giấy phép đăng ký đầu tư bị hư hỏng - htlaw.vn

II. Quy trình thực hiện.

Căn cứ nội dung tại Điều 41 Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì quy trình thực hiệncấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định như sau:

Thứ nhất: Về hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

– Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. (mẫu A.I.17)

– IRC photo cũ (nếu có)

– Giấy ủy quyền cho cá nhân + giấy tờ nhân thân thay mặt nhà đầu tư thực hiện (nếu có)

Thứ hai: Về trình tự thực hiện:

– Bước 1: Nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cho cơ quan đăng ký đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư).

– Bước 2:

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của nhà đầu tư đối với cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.Cơ quan đăng ký đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư) cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong khi nhận được văn bản đề nghị của nhà đầu tư.

Thứ ba: Về hình thức  thực hiện:

Nộp hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc gửi bưu điện.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Đầu tư.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN

I. Phá sản là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014,  “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”.

Doanh nghiệp, hợp tác xã xác định bị mất khả năng thanh toán khi Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

II. Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy định tại khoản 1, 2, 5, 6 Điều 5 Luật phá sản 2014 gồm:

– Chủ nợ không có đảm bảo, chủ nợ có đảm bảo một phần.

– Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.

– Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền.

– Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã.

Người có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy định tại khoản 3, 4 Điều 5 Luật phá sản 2014 gồm:

– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiện hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Quy định của pháp luật về mở thủ tục phá sản - htlaw.vn

III. Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật phá sản 2014 thì “Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, trừ trường hợp quy định tại Điều 105 của Luật này”.

– Quyết định mở thủ tục phá sản.

+ Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thành toán

+ Trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức có liên quan để xem xét, kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

– Quyết định không mở thủ tục phá sản.

Tòa án nhân dân ra quyết định không mở thủ tục phá sản nếu xét thấy doanh nghiệp, hợp tác xã không có mất khả năng thanh toán.

Trong trường hợp này, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được trả lại tiền tạm ứng chi phí phá sản; yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thực hiện nghĩa vụ về tài sản đã bị tạm đình chỉ theo quy định tại Điều 41 Luật Phá sản 2014 được tiếp tục giải quyết.

IV. Những hoạt động bị cấm sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã có quyết định mở thủ tục phá sản.

Theo quy định tại Điều 48 Luật Phá sản 2014, sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động sau:

1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động sau:

a) Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;

b) Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại điểm c khoản 1 Điều 49 của Luật này;

c) Từ bỏ quyền đòi nợ;

d) Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

2. Giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này là vô hiệu và xử lý theo quy định tại Điều 60 của Luật này.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Luật Phá sản.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT

1. Quy định chung về dịch vụ tạm nhập, tái xuất

Theo quy định tại khoản 1, Điều 39 Luật Quản lý ngoại thương 2017 thì kinh doanh tạm nhập, tái xuất là Việc thương nhân mua hàng hóa từ một nước đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc từ khu vực hải quan riêng đưa vào nội địa và bán chính hàng hóa đó sang nước, khu vực hải quan riêng khác.

Lưu ý:  

a. Hàng hóa là đối tượng của hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất chỉ được luu hành trong lãnh thổ Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định (Không quá 60 ngày kể từ ngày hoàn tất thủ tục tạm nhập). (khoản 4 Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP)

b. Khi được nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam, hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải làm thủ tục hải quan và chịu sự giám sát, kiểm tra bởi cơ quan này cho đến khi xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

c. Đơn vị kinh doanh có thể tiêu thụ hàng hóa tạm nhập, tái xuất nhưng phải tuân theo quy định pháp luật chuyên ngành.

 

2. Các hàng hóa không được tạm nhập, tái xuất

Theo quy định tại Điều 40 Luật Quản lý ngoại thương, những hàng hóa bị cấm kinh tạm nhập, tái xuất bao gồm:

“a. Hàng hóa là chất thải nguy hại, phế liệu, phế thải;

b. Hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

c. Hàng hóa là hàng tiêu dùng đã qua sử dụng có nguy cơ gian lận thương mại;

d. Hàng hóa có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người’’.

Ngoài ra, trong trường hợp vì lý do môi trường, sức khỏe, tính mạng hay an ninh, Bộ trưởng Bộ Công thương có thể phát công bố/quyết định công khai những mặt hàng nào bị tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

Các điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất - htlaw.vn

3. Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ tạm nhập, tái xuất

Về thủ tục:

Theo quy định tại khoản 3, Điều 6 Thông tư 12/2018/TT-BCT, cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hồ sơ là Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương.

Về hồ sơ:

Theo quy định tại Điều 13 và Điều 19 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, tùy vào loại hàng hóa mà hồ sơ có thể khác nhau.

1. Đối với hàng hóa thuộc trường hợp cấm, hạn chế, … nhập khẩu thì thành phần hồ sơ gồm:

a. Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất, nêu rõ hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất (tên hàng, mã HS hàng hóa, số lượng, trị giá); cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu: 1 bản chính.

b. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

c. Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu do doanh nghiệp ký với khách hàng nước ngoài: Mỗi loại 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

d. Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đã được cấp, nêu rõ số lượng hàng hóa đã tạm nhập, số lượng hàng hóa đã thực xuất: 1 bản chính”.

2. Đối với trường hợp tạm nhập, tái xuất khác và đối tượng hàng hóa cũng thuộc trường hợp cấm, hạn chế, … thì thành phần hồ sơ sẽ như trên nhưng lược đi phần báo cáo.

3. Đối với hàng hóa có điều kiện thì phải thực hiện thủ tục xin mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất.

4. Đối với hàng hóa thông thường (không thuộc các trường hợp đã nêu) thì đơn vị chỉ phải thực hiện thủ tục hải quan tại chỗ.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Luật quản lý ngoại thương .

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN

I. Quy định của pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Về mô hình công ty:

Theo quy định tại Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020 thì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là:

“1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

4. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này”.

Về số vốn góp thành lập công ty:

Theo quy định tại Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020 thì số vốn góp thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên gồm:

Thứ nhất, vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.

Thứ hai, chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Thứ ba, trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp.

Thứ tư, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ theo quy định tại Điều này.

Thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại Việt Nam - htlaw.vn

II. Thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Về thành phần hồ sơ:

Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, thành phần hồ sơ đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên gồm:

“1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành”.

Về quy trình, thủ tục:

Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Có thể nộp thông qua 1 trong 2 phương thức sau:

+ Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty dự kiến đặt trụ sở chính.

+ Nộp trực tuyến trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo địa chỉ: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/ (phải có tài khoản đăng ký kinh doanh).

Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có thể nhận trực tiếp hoặc qua đường bưu điện).

Bước 4: Công bố nội dung đăng ký Doanh nghiệp mới thành lập lên Cổng thông tin quốc gia sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 5: Khắc con dấu pháp nhân.

+ Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của công ty;

+ Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây: Tên doanh nghiệp + Mã số thuế doanh nghiệp;

Bước 6: Tạo tài khoản ngân hàng với khai thuế ban đầu

Đăng ký hóa đơn điện tử

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Luật doanh nghiệp.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CÓ ĐƯỢC KINH DOANH NGÀNH NGHỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HAY KHÔNG?

Nhà đầu tư nước ngoài có được kinh doanh ngành nghề thương mại điện tử hay không?- htlaw.vn

I. Khái niệm về hoạt động thương mại điện tử

Theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16/05/2013 thì Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.

Hơn thế nữa, theo quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 về hướng dẫn Luật thương mại thì:

Nhà đầu tư nước ngoài được tham gia hoạt động thương mại điện tử bao gồm:

– Cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam;

– Thương nhân, tổ chức nước ngoài có sự hiện diện tại Việt Nam thông qua hoạt động đầu tư, lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc thiết lập website dưới tên miền Việt Nam.

Như vậy, theo quy định trên Nhà đầu tư nước ngoài dưới dạng cá nhân hoặc tổ chức kinh tế thương mại được quyền kinh doanh ngành nghề dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam

II.Điều kiện để kinh doanh ngành nghề thương mại điện tử

Theo quy định tại Luật đầu tư 2020, thì ngành nghề kinh doanh thương mại điện tử là ngành nghề có điều kiện. Cụ thể, để nhà đầu tư nước ngoài có thể kinh doanh ngành nghề thương mại điện tử cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

Đối với từng loại hình kinh doanh thương mại điện tử, doanh nghiệp sẽ có những điều kiện nhất định, các loại hình hoạt động thương mại điện tử của doanh nhân: 

– Website thương mại điện tử bán hàng;

– Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau:

            + Sàn giao dịch thương mại điện tử;

            + Website đấu giá trực tuyến;

            + Các loại website khác do Bộ Công thương quy định;

Với các ứng dụng cài đặt trên thiết bị điện tử có kết nối mạng cho phép người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để mua bán hàng hoá, cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ, tuỳ theo tính năng của ứng dụng đó mà thương nhân, tổ chức phải tuân thủ các quy định về website thương mại điện tử bán hàng hoặc website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP.

Theo đó các thương nhân, cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại điện tử cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

1. Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong giao dịch thương mại điện tử

Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có quyền tự do thoả thuận không trái với quy định của pháp luật để xác lập quyền và nghĩa vụ của từng bên trong giao dịch. Thoả thuận này là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch.

2. Nguyên tắc xác định phạm vi hoạt động kinh doanh trong thương mại điện tử

Nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại trên website thương mại điện tử không nêu cụ thể giới hạn địa lý của những hoạt động này, thì các hoạt động kinh doanh đó được coi là tiến hành trên phạm vi cả nước

3. Nguyên tắc xác định nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử

a) Người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng và người bán trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng;

b) Khách hàng trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là người tiêu dùng dịch vụ thương mại điện tử và là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ do người bán trên website này cung cấp;

c) Trường hợp thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thực hiện dịch vụ cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ của người bán tới người tiêu dùng trên website thương mại điện tử thì thương nhân, tổ chức đó là bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin theo pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

4. Nguyên tắc kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thông qua thương mại điện tử.

Hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan.

Các chủ thể ứng dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Luật đầu tư.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

CÁC TRƯỜNG HỢP CẦN PHẢI CÓ GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

I. Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu là gì?

Theo quy định của luật hiện hành, khái niệm về Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu không được định nghĩa. Chiếu theo Luật Thương Mại 2005, Luật Quản lý ngoại thương 2017 và các văn bản pháp luật có liên quan, có thể hiểu: Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu là một văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cho phép doanh nghiệp được nhập, xuất hàng hàng hóa trong nước hoặc nước ngoài ra vào các cửa khẩu hải quan với mục đích thương mại một cách hợp pháp và tuân thủ quy định của pháp luật.

Các trường hợp cần phải có giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu đối với nhà đầu tư nước ngoài - htlaw.vn

II. Pháp luật quy định về việc xuất, nhập khẩu của nhà đầu tư nước ngoài ra sao?

Theo quy định tại khoản 2, Điều 3, Điều 4, Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc nhà đầu tư nước ngoài như sau:

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.”

“1. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.

2. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.

3. Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

4. Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này, thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan.”

Do đó, Giấy phép xuất khẩu là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức đáp ứng đủ điều kiện xuất khẩu hàng hoá theo quy định của pháp luật tuỳ thuộc vào danh mục hàng hoá mà nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh.

Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện tại Phụ lục III Nghị định 69/2018/NĐ-CP.

III. Một số hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép

Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương. 

STT

Hàng hoá xuất khẩu

Hình thức quản lý

1

Tiền chất công nghiệp.

Giấy phép xuất khẩu.

2

Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp.

Giấy phép xuất khẩu.

3

Các loại hàng hóa xuất khẩu theo hạn ngạch do nước ngoài quy định.

(Bộ Công Thương công bố phù hợp với thỏa thuận hoặc cam kết quốc tế của Việt Nam với nước ngoài).

Giấy phép xuất khẩu.

4

Hàng cần kiểm soát xuất khẩu theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ.

Giấy phép xuất khẩu.

5

Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu tự động: Bộ Công Thương công bố danh Mục hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu tự động cho từng thời kỳ và tổ chức cấp phép theo quy định hiện hành về cấp phép.

Giấy phép xuất khẩu tự động.

 

Hàng hoá nhập khẩu

Hình thức quản lý

1

Hàng hóa cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ.

Giấy phép nhập khẩu.

2

Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động: Bộ Công Thương công bố danh mục hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động cho từng thời kỳ và tổ chức cấp phép theo quy định hiện hành về cấp phép.

Giấy phép nhập khẩu tự động

3

Hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan:

a) Muối.

b) Thuốc lá nguyên liệu.

c) Trứng gia cầm.

d) Đường tinh luyện, đường thô.

Giấy phép nhập khẩu

4

Tiền chất công nghiệp.

Giấy phép nhập khẩu

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Luật đầu tư.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

THỦ TỤC CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ

I. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Theo quy định tại Điều 41 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký Đầu tư bị mất hoặc bị hỏng, nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư để được cấp lại.

1. Trình tự về việc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Bước 1: Nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị cấp lại hoặc hiệu đính Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Sở Kế hoạch và Đầu tư theo thẩm quyền;

Bước 2: Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

2. Thành phần hồ sơ

Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Số lượng: 1 bộ hồ sơ

Trong trường hợp có uỷ quyền thì kèm theo văn bản uỷ quyền của người đi nộp hồ sơ

3. Thời hạn giải quyết hồ sơ

Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư - Htlaw.vn

II. Thủ tục hiệu đính Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Theo quy định tại Điều 41 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được lưu dưới dạng dữ liệu điện tử trong Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư có nội dung khác so với Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có nội dung được ghi đúng theo nội dung trong hồ sơ đăng ký đầu tư có giá trị pháp lý.

1. Trình tự về việc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Bước 1: Nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị hiệu đính Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Sở Kế hoạch và Đầu tư theo thẩm quyền;

Bước 2: Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp lại hoặc hiệu đính Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

2. Thành phần hồ sơ

Văn bản đề nghị hiệu đính Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Số lượng: 1 bộ hồ sơ

Trong trường hợp có uỷ quyền thì kèm theo văn bản uỷ quyền của người đi nộp hồ sơ’

3. Thời hạn giải quyết hồ sơ

Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư hiệu đính thông tin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

III. Những điều cần lưu ý khi thực hiện việc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Trong trường hợp Nhà đầu tư muốn sửa đổi thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đồng thời với việc cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Nhà đầu tư nộp kèm hồ sơ về việc muốn sửa đổi thông tin đó trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. 

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Luật Đầu tư.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

THỦ TỤC SANG TÊN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHI ĐƯỢC NHẬN THỪA KẾ

Thủ tục sang tên quyền sử dụng đất khi được nhận thừa kế - htlaw.vn

I. Trình tự thực hiện khi kê khai thừa kế là quyền sử dụng đất

Bước 1: Thực hiện thủ tục kê khai thừa kế tại cơ quan đăng ký liên quan

Để thực hiện thủ tục kê khai thừa kế các bên có thể lựa chọn đến văn phòng công chứng hoặc UBND cấp xã nơi có bất động sản để tiến hành chia thừa kế.

Hồ sơ khi thực hiện kê khai thừa kế gồm có:

    • Sơ yếu lý lịch của người được nhận di sản thừa kế (bản sao)
    • CMND/CCCD/Hộ chiếu của những người có tên trong di chúc hoặc thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật.
    • Hợp đồng uỷ quyền hoặc giấy uỷ quyền trong trường hợp xác lập giao dịch thông qua người đại diện.
    • Giấy chứng tử của người chết (bản sao)
    • Di chúc (bản chính + bản sao) nếu có để lại di chúc
    • Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy tờ chứng minh mối quan hệ của người thừa kế và người chết (bản chính)
    • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế (giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở, giấy phép mua bán, hợp thức hoá nhà ở do Uỷ Ban nhân dân quận, huyện cấp, sổ tiết kiệm, cổ phiếu, giấy chứng nhận cổ phần, hợp đồng mua bán, chuyển nhượng tặng cho,…)

Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật, cơ quan chức năng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản.

Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế.

Bước 2: Làm thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với người thừa kế

Người thừa kế đến Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Phòng tài nguyên và môi trường hoặc các cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh để thực hiện thủ tục chuyển nhượng sang tên Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Căn cứ vào hồ sơ, cơ quan quản lý nhà ở sẽ kiểm tra, xác định vị trí thửa đất và gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có).

Những loại thuế, phí cần nộp khi chuyển nhượng sang tên quyền sử dụng đất với trường hợp nhận thừa kế:

    • Thuế TNCN: Đối với thu nhập từ nhận thừa kế (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau thì sẽ được miễn thuế TNCN. Các trường hợp thừa kế còn lại sẽ bị chịu thuế TNCN 10% giá trị bất động sản.
    • Lệ phí trước bạ: 0,5% của giá trị bất động sản được nhận thừa kế.
    • Phí công chứng: dựa vào giá trị của di sản và được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 257/2016/TT-BTC.
    • Phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Tuỳ vào địa phương sẽ có mức thu khác nhau
    • Phí thẩm định hồ sơ: Tuỳ vào địa phương và áp dụng vào trường hợp cấp lần đầu hoặc cấp lại hoặc thay đổi thông tin trong giấy chứng nhận.

Bước 3: Nộp hồ sơ và nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

Sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà nước ở sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ nhà đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế (nếu chủ nhà không thuộc diện phải nộp hoặc được miễn nộp nghĩa vụ tài chính thì không có bước này).

Sau khi nộp thuế, chủ nhà nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạ cho cơ quan quản lý nhà nước để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

II. Những lưu ý khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng sang tên khai nhận di sản thừa kế.

Thời gian làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho người mua tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính vào thời gian chủ nhà đi nộp các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước.

Thông thường các thủ tục về kê khai di sản thừa kế sẽ mất khá nhiều thời gian, do trong lúc khai nhận có thể dẫn đến nhiều tranh chấp về hàng thừa kế, di sản để lại và giải quyết ở toà án.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Chuyển nhượng Quyền sử dụng đất.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI GÓP VỐN BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Những điều cần lưu ý khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất - htlaw.vn

I. Điều kiện góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Người sử dụng đất được thực hiện các quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

    • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ các trường hợp sau:
    • Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì:
      • Người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế.
      • Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
    • Đất không có tranh chấp;
    • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
    • Trong thời hạn sử dụng đất.

Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

II. Điều kiện nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

    • Có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án;
    • Mục đích sử dụng đối với diện tích đất nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
    • Đối với đất chuyên trồng lúa nước thì phải thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 134 Luật Đất đai 2013 như sau:
      • Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa theo quy định của Chính phủ.

III. Hồ sơ góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo mẫu số 09/ĐK.

Hợp đồng, văn bản về việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. (bản gốc)

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (bản gốc).

Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư;

Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được góp vốn tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất.

IV. Thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Định giá quyền sử dụng đất. Việc định giá có thể do cổ đông, thành viên công ty định giá và chịu trách nhiệm liên đới hoặc thuê các công ty định giá chuyên nghiệp thực hiện.

Bước 2: Ký hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và thực hiện công chứng tại văn phòng công chứng. Các bên ký hợp đồng góp vốn (ghi rõ thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất) và thực hiện thủ tục công chứng tại văn phòng công chứng.

Bước 3: Đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong trường hợp góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Bước 4: Đăng ký thay đổi vốn điều lệ/vốn đầu tư theo thông tin đã góp vốn đến cơ quan chức năng có liên quan.

Đối với trường hợp góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thành lập công ty, cá nhân/tổ chức thực hiện thủ tục trong vòng 90 ngày kể từ ngày có được giấy phép thành lập doanh nghiệp.

Đối với trường hợp góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập cá nhân/tổ chức thực hiện thủ tục kể từ ngày ký kết hợp đồng góp vốn.

Cơ quan đăng ký về việc góp vốn cho tổ chức kinh tế là Văn phòng đăng ký đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Uỷ Ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Các quy định về thuế khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất:

    • Lệ phí trước bạ: Miễn lệ phí trước bạ do góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
    • Thuế thu nhập cá nhân: 2% trên giá chuyển nhượng hoặc giá cho thuê lại. Theo đó, cá nhân góp vốn bằng quyền sử dụng đất, bằng bất động sản chưa phải khai và nộp thuế TNCN ngay. Chỉ sau khi xảy ra một trong các hành vi như chuyển nhượng vốn, rút vốn, giải thể doanh nghiệp thì mới phải thực hiện nghĩa vụ này.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ về Thành lập doanh nghiệp.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

THỦ TỤC TẠM NGỪNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY VIỆT NAM

I. Định nghĩa tạm ngừng kinh doanh

Theo Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:

“Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của công ty Việt Nam - htlaw.vn

II. Các trường hợp tạm ngừng kinh doanh

Theo Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong các trường hợp sau:

– Tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;

– Tạm ngừng kinh doanh theo quyết định của công ty;

– Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.

III. Điều kiện tạm ngừng kinh doanh

Trước khi tạm ngừng kinh doanh phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh ít nhất 03 ngày làm việc;

Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm;

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

IV. Thẩm quyền

Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở cấp giấy xác nhận về việc doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh

V. Hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh (đối với trường hợp theo quyết định của công ty)

Theo quy định tại Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ sau: 

– Thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh;

– Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh.

VI. Trình tự, thủ tục

Bước 1: Doanh nghiệp gửi thông báo tạm ngừng kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh

Bước 2: Sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp và tình trạng của tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng tạm ngừng kinh doanh.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ thủ tục tạm ngừng kinh doanh của công ty Việt Nam.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

THỦ TỤC ĐIỀU CHỈNH ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ

I. Hồ sơ điều chỉnh

Theo Điều 47 NĐ 31/2021/NĐ-CP, nhà đầu tư cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

– Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;

– Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;

– Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh địa điểm thực hiện dự án;

– Giải trình về việc điều chỉnh địa điểm thực hiện dự án;

– Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

Bản sao chứng thực hợp đồng thuê địa điểm mới;

Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên cho thuê hoặc văn bản pháp lý thay thế khác.

Thủ tục điều chỉnh địa điểm thực hiện dự án đầu tư trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư - htlaw.vn

II. Trình tự, thủ tục

Theo Điều 47 NĐ 31/2021, thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư:

Bước 1:  Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm những nội dung theo Luật định cho cơ quan đăng ký đầu tư. 

Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

III. Thẩm quyền

Theo Điều 39 Luật Đầu tư 2020 

– Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

– Sở Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

– Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:

a) Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

b) Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;

c) Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ thủ tục điều chỉnh địa điểm thực hiện dự án đầu tư trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

KINH DOANH NGÀNH NGHỀ CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI

I. Khái quát về ngành nghề cho thuê lại lao động

Căn cứ theo Điều 52 BLLĐ 2019:

Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.

Hoạt động cho thuê lại lao động là

    • Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
    • Chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

Áp dụng đối với một số công việc nhất định.Hoạt động cho thuê lại lao động được quy định tại Mục 5 Chương III BLLĐ 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP

Kinh doanh ngành nghề cho thuê lại lao động của doanh nghiệp nước ngoài - htlaw.vn

II. Nhà đầu tư nước ngoài có được kinh doanh ngành nghề cho thuê lại lao động không?

Theo Phụ lục IV NĐ 31/2021/NĐ-CP thì Kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện vì vậy các điều kiện hạn chế tiếp cận thị trường cần được xem xét tại các quy định tại Điều ước quốc tế về đầu tư. Tuy nhiên, việc kinh doanh ngành nghề cho thuê lại lao động hiện nay chưa được WTO, FIAs quy định tại biểu cam kết. Vì vậy, nhà đầu tư nước ngoài muốn thực hiện kinh doanh ngành nghề cho thuê lại lao động cần phải được sự chấp thuận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ quản lý ngành.

III. Điều kiện để kinh doanh ngành nghề cho thuê lại lao động

Theo Điều 12 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, để kinh doanh ngành nghề cho thuê lại lao động, Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Được sự chấp thuận đầu tư từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ quản lý ngành và có dự án đầu tư được cấp phép (đối với nhà đầu tư nước ngoài);

– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

– Doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;

– Doanh nghiệp có tuyển dụng, giao kết hợp đồng lao động với người lao động, sau đó chuyển người lao động sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp đã giao kết hợp đồng lao động;

– Hoạt động trong phạm vi ngành nghề, công việc được phép CTLLĐ tại Phụ lục 2 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

IV. Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

*Điều kiện cấp giấy phép:

Về người đại diện: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải đảm bảo điều kiện:

a) Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

b) Không có án tích;

c) Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.

Về doanh nghiệp: Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).

*Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp;

– Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

– Phiếu lý lịch tư của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phiếu lý lịch tư pháp tại quốc gia mang quốc tịch;

– Văn bản chứng minh thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

– Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động.

Lưu ý: Phiếu lý lịch tư pháp được cấp trước ngày nộp hồ sơ không quá 06 tháng. Phiếu lý lịch tư pháp, các văn bản chứng minh bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật.

*Các trường hợp không cấp giấy phép

– Không bảo đảm điều kiện cấp giấy phép

– Đã sử dụng giấy phép giả để hoạt động cho thuê lại lao động;

– Có người đại diện theo pháp luật đã từng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép vì những lý do tại các điểm d, đ và điểm e khoản 1 Điều 28 Nghị định 145/2020/NĐ-CP trong 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;

– Có người đại diện theo pháp luật đã từng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sử dụng giấy phép giả.

V. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép

Bước 1: Doanh nghiệp gửi Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp giấy phép.

Bước 2: Sau khi kiểm tra đủ giấy tờ quy định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bảo đảm theo quy định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép đối với doanh nghiệp.

Trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo quy định, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.

Bước 4: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp giấy phép đối với doanh nghiệp; trường hợp không cấp giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp trong đó nêu rõ lý do không cấp giấy phép.

*Thẩm quyền cấp giấy phép

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính có thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép đối với doanh nghiệp.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ thành lập công ty tại Việt Nam.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN THÀNH CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN

I. Các trường hợp chuyển đổi

Về hình thức chuyển đổi từ Công ty TNHH hai thành viên thành Công ty TNHH một thành viên có thể thực hiện theo các cách sau:

Một thành viên trong công ty nhận chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của các thành viên khác.

Một cá nhân hay tổ chức khác bên ngoài không phải là thành viên nhận chuyển nhượng toàn bộ 100% vốn góp của công ty từ các thành viên.

Thủ tục chuyển đổi công ty TNHH 2 thành viên trở lên thành công ty TNHH 1 thành viên - htlaw.vn

II. Hồ sơ chuyển đổi

Căn cứ theo Điều 24, Điều 26 NĐ 01/2021, hồ sơ đăng ký chuyển đổi công ty TNHH 2 thành viên trở lên thành công ty TNHH 1 thành viên bao gồm:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

2. Điều lệ công ty.

3. Bản sao chứng thực các giấy tờ sau đây:

a) CCCD/CMND/hộ chiếu đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

b) CCCD/CMND/hộ chiếu đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); CCCD/CMND/hộ chiếu đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

*Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

4. Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho phần vốn góp; Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật; Hợp đồng sáp nhập, hợp đồng hợp nhất trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất công ty;

5. Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên về việc chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

6. Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.

III. Trình tự, thủ tục

Bước 1 : Hội đồng thành viên họp và ra quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Bước 2: Lập hồ sơ theo quy định về việc chuyển đổi thành Công ty TNHH 1 thành viên.

Bước 3: Nộp trực tiếp hồ sơ tại phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp online qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn)

Bước 4: Công ty thực hiện đăng bố cáo theo quy định của pháp luật.

Thời gian thực hiện hồ sơ và đăng bố cáo

Hồ sơ chuyển đổi doanh nghiệp được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.

Thời gian đăng bố cáo là 30 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH 1 thành viên.

IV. Lệ phí

Căn cứ theo Thông tư số 47/2019/TT-BTC, lệ phí chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là 50.000 đồng/lần đối với trường hợp nộp trực tiếp và 100.000 đồng/ lần đối với trường hợp nộp online qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ chuyển đổi công ty TNHH 2 thành viên trở lên thành công ty TNHH 1 thành viên.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

THỦ TỤC GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

I. Các trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục giải thể

Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục giải thể trong các trường hợp sau:

– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

– Theo nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

– Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (được quy định tại Điều 212 LDN 2020), trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Thủ tục giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - htlaw.vn

II. Điều kiện giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi:

– Bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.

– Trong trường hợp công ty bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người quản lý có liên quan và doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

III. Trình tự, thủ tục giải thể DN có vốn đầu tư nước ngoài

Theo Điều 207, Điều 208 Luật doanh nghiệp năm 2020 và Điều 70 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, thủ tục giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Điều 57 NĐ 31/2020.

Bước 1: Doanh nghiệp thực hiện chấm dứt dự án đầu tư

Doanh nghiệp gửi quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư (kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định. Thời gian dự kiến hoàn thành việc chấm dứt dự án đầu tư là 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

Bước 2:  Thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp.

Nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

    • Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
    • Lý do giải thể;
    • Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;
    • Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
    • Họ, tên, chữ ký của chủ sở hữu công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Bước 3: Thông báo việc giải thể doanh nghiệp tới Phòng đăng ký kinh doanh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

 Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi thông báo về việc giải thể doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, bao gồm:

+ Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp;

+ Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông hoặc chủ sở hữu về việc giải thể doanh nghiệp;

+ Phương án giải quyết nợ (nếu có);

+ Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ pháp lý tương đương.

* Khi Phòng Đăng ký kinh doanh phải đăng tải các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 70 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP và thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Bước 4: Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, các khoản nợ sẽ được thanh toán theo thứ tự ưu tiên.

Bước 5: Tiến hành thủ tục quyết toán, hoàn thành các nghĩa vụ thuế (nếu có)thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Doanh nghiệp gửi công văn tới cơ quan thuế (kèm bản sao công chứng Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận Đăng ký thuế) để quyết toán thuế và đóng mã số thuế.

Bước 6: Thực hiện đăng ký giải thể tới Phòng đăng ký kinh doanh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, hồ sơ bao gồm

            + Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp;

+ Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có).

Bước 7: Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

THỦ TỤC GIA HẠN GIẤY PHÉP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI

I. Điều kiện gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

Đối tượng: Thương nhân nước ngoài đã được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

Thời điểm thực hiện: ít nhất 30 ngày trước khi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện hết hạn.

Ngoại lệ: trừ trường hợp có hành vi vi phạm thuộc các trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 44 Nghị định 07/2016.

Thủ tục gia hạn Giấy phép Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài - htlaw.vn

II. Cơ quan gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao thực hiện gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là Ban quản lý) thực hiện việc gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của Văn phòng đại diện đặt trụ sở trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.

Lưu ý:

Trường hợp việc thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong các ngành được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành thì cơ quan gia hạn Giấy phép thành lập theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành đó.

III. Hồ sơ gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

Hồ sơ bao gồm:

    • Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
    • Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài; (phải dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam);
    • Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương (phải được dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định pháp luật Việt Nam);
    • Bản sao Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đã được cấp.

IV. Trình tự, thủ tục gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

Bước 1: Ít nhất 30 ngày trước khi Giấy phép hết hạn, thương nhân nước ngoài phải nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.

Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện. Trường hợp không gia hạn phải có văn bản nêu rõ lý do.

Bước 4: Trường hợp việc gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

    • Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
    • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
    • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gia hạn hoặc không gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp không gia hạn phải có văn bản nêu rõ lý do.

V. Lệ phí gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

Theo Thông tư 143/2016/TT-BTC, mức thu lệ phí gia hạn là 1.500.000 (một triệu năm trăm nghìn) đồng/giấy phép.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

CẤP GIẤY PHÉP LẬP CƠ SỞ BÁN LẺ

I. Điều kiện lập cơ sở bán lẻ thứ nhất và cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất không phải thực hiện ENT (Kiểm tra nhu cầu kinh tế)

– Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ;

– Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên;

– Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý.

Cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ - htlaw.vn

II. Thẩm quyền cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ

Khoản 2 Điều 8 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, thẩm quyền lập cơ sở bán lẻ thuộc về Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt cơ sở bán lẻ sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Công thương.

III. Đối tượng được cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ

Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có Giấy phép đăng ký kinh doanh và tài liệu lập cơ sở bán lẻ (theo khoản 2, 3 Điều 5 Nghị định 09/2018).

IV. Hồ sơ xin cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ;

2. Bản giải trình có nội dung:

a) Địa điểm lập cơ sở bán lẻ: Địa chỉ cơ sở bán lẻ; mô tả khu vực chung, có liên quan và khu vực sử dụng để lập cơ sở bán lẻ; giải trình việc đáp ứng điều kiện lập cơ sở bán lẻ; kèm theo tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ;

b) Kế hoạch kinh doanh tại cơ sở bán lẻ: Trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;

c) Kế hoạch tài chính cho việc lập cơ sở bán lẻ: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính.

3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.

4. Bản sao chứng thực báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên hoặc Bản sao chứng thực xác nhận góp vốn trong trường hợp thành lập ở Việt Nam dưới 01 năm.

5. Bản sao chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại địa điểm lập cơ sở bán lẻ

6. Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có), Giấy phép kinh doanh.

V. Trình tự thủ tục cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ thứ nhất và cở sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất mà không cần thực hiện ENT

Bước 1. Nộp hồ sơ đến Sở Công Thương (02 bộ)

Bước 2. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, Sở Công Thương kiểm tra hồ sơ và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.

Bước 3. Trong vòng 10 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương kiểm tra các điều kiện và gửi về Bộ Công thương.

Bước 4. Trong vòng 7 ngày làm việc, Bộ Công thương ra văn bản chấp thuận hoặc từ chối, gửi đến Sở Công Thương.

Bước 5. Trong vòng 3 ngày làm việc từ ngày nhận được văn bản chấp thuận, từ chối từ Bộ Công thương, Sở Công Thương ra quyết định cấp/từ chối cấp.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

TRÌNH TỰ THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH

I. Các trường hợp cần xin cấp GPKD

Tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện các hoạt động sau thì phải có giấy phép kinh doanh:

Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí;

Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn dầu, mỡ bôi trơn;

Thực hiện quyền phân phối bán lẻ gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí;

Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;

Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.”

Ngoài các trường hợp nêu trên, theo khoản 1 Điều 6 NĐ 09/2018/NĐ-CP, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư được quyền thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP sau khi đăng ký thực hiện các hoạt động đó với các giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp mà không cần thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh.

Trình tự thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh - htlaw.vn

II. Điều kiện được cấp Giấy phép kinh doanh

Thứ nhất, đối với nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, pháp luật đưa ra ba (03) điều kiện như sau:

– Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

– Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

– Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

Thứ hai, điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:

– Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

– Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

Ngoài ra, nhà đầu tư còn phải đáp ứng tiêu chí sau:

– Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;

– Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;

– Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;

– Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Thứ ba, đối với trường hợp hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí thì ngoài việc đáp ứng các điều kiện như trường hợp thứ hai, nhà đầu tư cần lưu ý thêm như sau:

– Đối với hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn: Xem xét cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một trong các hoạt động sau:

+ Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;

+ Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.

– Đối với hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: Xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó.

III. Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh

Thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh thuộc về Sở Công thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính.

IV. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh

Bước 1: Nộp hồ sơ tới Sở Công thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính (trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử).

Bước 2: Sở Công thương kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

Bước 3: Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Công Thương kiểm tra đáp ứng các điều kiện theo quy định trong vòng 10 ngày làm việc:

– Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

– Trường hợp đáp ứng điều kiện:

+ Sở Công Thương xem xét tính hợp lệ và cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động “Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm một số hàng hóa theo quy định”;

+ Đối với các trường xin giấy phép để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác tại Điều 5 NĐ 09/2018/NĐ-CP thì Sở sẽ gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành theo quy định.

Bước 4: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ từ Sở Công thương, Bộ Công thương cùng với các Bộ quản lý ngành đưa ra văn bản chấp thuận hoặc từ chối đối với đơn xin cấp Giấy phép kinh doanh và gửi về Sở Công thương.

Bước 5. Trong vòng 3 ngày làm việc từ ngày nhận được văn bản chấp thuận/từ chối từ Bộ Công thương, Sở Công thương cấp/từ chối cấp Giấy phép kinh doanh.

V. Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (theo mẫu);

2. Bản giải trình có nội dung:

a) Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tương ứng theo quy định tại Điều 9 Nghị định 09/2018;

b) Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;

c) Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;

d) Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, trong trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.

3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn;

4. Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).

VI. Thời hạn giải quyết

15 – 35 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Công Thương nhận đủ hồ hơ hợp lệ, tuỳ thuộc vào từng trường hợp khác nhau.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Cấp Giấy phép kinh doanh.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454

THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 100% VỐN NƯỚC NGOÀI SẢN XUẤT HẠT ĐIỀU ĐỂ XUẤT KHẨU

I. Cơ sở pháp lý

    1. Luật Đầu tư 2020
    2. Luật Doanh nghiệp 2020
    3. Nghị định số 15/2018/NĐ-CP luật an toàn thực phẩm
    4. Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT
    5. Thông tư số 52/2015/TT-BYT.
    6. Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Phòng cháy và chữa cháy
Thủ tục thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sản xuất hạt điều để xuất khẩu - htlaw.vn

II. Nội dung

    1. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC)

Căn cứ Luật Đầu tư 2020 và Luật Doanh nghiệp 2020, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài để sản xuất hạt điều.

Thời gian dự kiến để được cấp IRC: trong vòng 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

    1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)

“Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là tài liệu ghi thông tin về đăng ký kinh doanh mà Phòng đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp”.

Thời gian dự kiến để được cấp ERC: trong vòng 05 – 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

    1. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Sản phẩm hạt điều thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Do đó, hồ sơ bao gồm:

      • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
      • Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở

Thời gian dự kiến để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm: trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

    1. Kiểm nghiệm sản phẩm

Chuẩn bị mẫu sản phẩm sau đó lên chỉ tiêu kiểm nghiệm theo các quy chuẩn quy định pháp lý.

Kiểm nghiệm sản phẩm tại trung tâm được Bộ Y Tế công nhận (tại các cơ sở được chỉ định kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm).

Thời gian thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm từ 05 – 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

    1. Công bố chất lượng sản phẩm

Hồ sơ bao gồm:

      • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
      • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
      • Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm
    1. Giấy chứng nhận y tế (HC)

Cơ quan cấp giấy chứng nhận: Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế

Hồ sơ bao gồm:

      • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận y tế theo mẫu
      • Kết quả kiểm nghiệm của từng mặt hàng thuộc lô hàng xuất khẩu gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (đối với sản phẩm đã có Quy chuẩn kỹ thuật) hoặc các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn theo quy định (đối với sản phẩm chưa có Quy chuẩn kỹ thuật), thông tin về tên mặt hàng, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng do Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận
      • Mẫu nhãn sản phẩm
      • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
      • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Thời gian dự kiến để được cấp Giấy chứng nhận y tế: 05 – 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

    1. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)

Hồ sơ bao gồm:

–   Văn bản đề nghị cấp CFS

–    Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

      • Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có), bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở, các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu
      • Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa)

Thời gian dự kiến để được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do: 03 – 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

    1. Xác nhận đảm bảo các điều kiện về phòng cháy chữa cháy (nếu có)

Hiện nay, có rất nhiều vụ tai nạn do cháy nổ xảy ra, do các cơ sở sản xuất không đảm bảo các điều kiện về phòng cháy chữa cháy. Do đó, Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định các điều kiện phòng cháy chữa cháy sẽ phụ thuộc vào quy mô nhà máy sản xuất.

Thời gian dự kiến được Công an phường cấp xác nhận Phòng cháy chữa cháy: 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

    1. Đăng ký mã vạch

Hồ sơ đăng ký mã vạch:

      • Bản đăng ký sử dụng MSMV
      • Bảng đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN
      • Bản sao chứng thực Giấy phép kinh doanh

Thời gian dự kiến:

      • 10 ngày được cấp mã số
      • 30 ngày sau cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Thủ tục thành lập doanh nghiệp sản xuất hạt điều để xuất khẩu.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.

So sánh văn phòng đại diện và chi nhánh của thương nhân nước ngoài

1. Cơ sở pháp lý

    • Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội.
    • Nghị định 07/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
    • Thông tư 143/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 09 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về phí cấp phép lập Văn phòng xúc tiến thương mại nước ngoài.

2. Các vấn đề về cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và Chi nhánh của thương nhân nước ngoài

Tiêu chíVăn phòng đại diện của thương nhân nước ngoàiChi nhánh của thương nhân nước ngoài
Điều kiện cấp Giấy phép thành lập- Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
- Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
- Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện/Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện/Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).
Thời hạn hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
Thời hạn hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;
Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;
Thời hạnGiấy phép thành lập Văn phòng đại diện/Chi nhánh của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn.
Trình tựBước 1: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cơ quan cấp giấy phép nơi dự kiến đặt Văn phòng đại diện (Sở Công thương/Ban quản lý đối với Văn phòng đại diện)/ Bộ Công thương (đối với Chi nhánh).
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện/Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
Hồ sơ1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện/Chi nhánh.
2. Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài.
3. Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện/Chi nhánh.
4. Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất.
5. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện/Chi nhánh.
6. Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện/Chi nhánh bao gồm:
- Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Văn phòng đại diện/Chi nhánh;
- Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện/Chi nhánh đáp ứng các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động.
7. Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh.
Cơ quan cấp phépSở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là Ban quản lý) nơi thương nhân dự kiến đặt trụ sở của Văn phòng đại diện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
Bộ Công thương thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh và chấm dứt hoạt động của Chi nhánh trong trường hợp việc thành lập Chi nhánh chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
Thời gian dự kiến- Trường hợp thông thường: 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp đặc biệt: 13 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Phí3.000.000 đồng
Lưu ý- Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện/Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và trường hợp việc thành lập Văn phòng đại diện/Chi nhánh chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trước khi quyết định cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện/Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, dịch thuật công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Thành lập văn phòng đại diện và chi nhánh. 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

So sánh văn phòng đại diện và chi nhánh của doanh nghiệp tại Việt Nam

1. Cơ sở pháp lý

– Điều 44, 45 Luật Doanh nghiệp 2020.

– Điều 31 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

– Thông tư số 47/2019/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp

2. So sánh Văn phòng đại diện và Chi nhánh của Doanh nghiệp tại Việt Nam

Tiêu chíVăn phòng đại diệnChi nhánh
Khái niệmVăn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Hồ sơ 1. Thông báo về thành lập Văn phòng đại diện/Chi nhánh
2. Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập Văn phòng đại diện/Chi nhánh
3. Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của người đứng đầu Văn phòng đại diện/Chi nhánh
4. Bản sao Giấy phép thành lập doanh nghiệp; Giấy phép đăng ký đầu tư (nếu có).
Số lượng01 bộ
Cơ quan cấp Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt Văn phòng đại diện/Chi nhánh.
Trình tựBước 1: Nộp hồ sơ đăng ký hoạt động Văn phòng đại diện/Chi nhánh tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt Văn phòng đại diện/Chi nhánh thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).
Bước 2: Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Văn phòng đại diện/Chi nhánh (nếu hồ sơ hợp lệ). Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
Thời gian03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
Con dấuDoanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của Văn phòng đại diện/Chi nhánh.
Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do Văn phòng đại diện/Chi nhánh của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Lệ phí- Miễn lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Văn phòng đại diện/Chi nhánh
- Phí công bố nội dung đăng ký hoạt động Văn phòng đại diện/Chi nhánh: 100.000 VNĐ

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, dịch thuật công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Thành lập văn phòng đại diện và chi nhánh tại Việt Nam. 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Tổng quan về các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam

I. Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)

 Công ty TNHH 1 thành viênCông ty TNHH 2 thành viên trở lên
Đặc điểm chung- Chủ sở hữu/thành viên công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
- Công ty không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
- Công ty được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan
Số lượng thành viênMột tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữuCó từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân
Cơ cấu tổ chức- Trường hợp cá nhân làm chủ sở hữu:
+ Công ty có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
+ Chủ sở hữu công ty là Chủ tịch công ty và có thể kiêm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
- Trường hợp tổ chức làm chủ sở hữu: Hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
+ Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
+ Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Công ty có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

II. Công ty hợp danh

* Số lượng thành viên:

Phải có ít nhất 02 thành viên (cá nhân) là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn (cá nhân hoặc tổ chức).

* Giới hạn trách nhiệm của thành viên công ty:

– Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

– Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

* Cơ cấu tổ chức:

Hội đồng thành viên bao gồm tất cả thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

* Lưu ý:

Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

III. Công ty cổ phần

* Số lượng thành viên:

Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.

* Giới hạn trách nhiệm của cổ đông:

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

* Cơ cấu tổ chức:

Thông thường, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị.

* Lưu ý:

Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, dịch thuật công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HT để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Làm thế nào để thành lập công ty tại Việt Nam năm 2022

1. Tại sao phải thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

Năm 2022 là một năm đánh dấu cho sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế Việt Nam, sự phát triển nhanh chóng từ các nguồn đầu tư lớn từ nước ngoài trong các lĩnh vực khác nhau như du lịch, bất động sản, xuất nhập khẩu thời kì hậu covid.

Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ cho các doanh nghiệp nước ngoài, vì vậy việc thành lập doanh nghiệp, các chi nhánh, văn phòng đại diện để mở rộng thị trường, tìm kiếm lợi nhuận là phương án đầy hiệu quả.

 

2. Điều kiện chung:

Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020, người nước ngoài được thành lập công ty tại Việt Nam.

Tuy nhiên, trước khi thành lập công ty, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, điều kiện tiếp cận thị trường, và các điều kiện về ngành nghề, cùng với phải có dự án đầu tư và thực hiện các thủ tục về đăng ký đầu tư.

 

3. Các loại hình doanh nghiệp mà người nước ngoài có thể thành lập:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn
  • Công ty cổ phần
  • Công ty hợp danh
  • Văn phòng đại diện
  • Chi nhánh

4. Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

Bước 1: Thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trừ trường hợp không làm thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND, Thủ tướng chính phủ, Quốc hội

Bước 2: Thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Tùy từng loại hình doanh nghiệpnhà đầu tư muốn thành lập, nhà đầu tư cần chuẩn bị các hồ sơ khác nhau cho từng loại hình.

Nhà đầu tư nước ngoài có thể tham khảo thêm các bài viết về từng loại hình doanh nghiệp có trên website của công ty để biết thêm về chi tiết hồ sơ.

Bước 3: Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu

Bước 4: Khắc dấu và bảng hiệu công ty

Bước 5: Mua chữ ký số điện tử, hóa đơn điện tử

Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng, góp vốn

THỦ TỤC THÀNH LẬP CHI NHÁNH CỦA THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

I. Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là gì?

Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 

II. Điều kiện cấp giấy phép thành lập chi nhánh

Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh khi đáp ứng các điều kiện sau:

    1. Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
    2. Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
    3. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
    4. Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;
    5. Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

III. Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập chi nhánh

Bộ Công thương

htlaw - THỦ TỤC THÀNH LẬP CHI NHÁNH CỦA THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

IV. Trình tự thực hiện cấp giấy phép thành lập chi nhánh

Bước 1: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Công thương

Bước 2: Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

Bước 3: Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

Lưu ý:

Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc việc thành lập Chi nhánh chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trước khi quyết định cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài.

V. Hồ sơ

    1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh
    2. Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài
    3. Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh.
    4. Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất
    5. Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh
    6. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Chi nhánh
    7. Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh bao gồm:

– Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Chi nhánh;

– Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở đáp ứng các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động.

Lưu ý:

– Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Các tài liệu số 3,4,5,6 (đối với trường hợp bản sao hộ chiếu của người đứng đầu Chi nhánh là người nước ngoài) phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

VI. Thời hạn giải quyết

– Trường hợp thông thường: 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

– Trường hợp đặc biệt: 13 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

VII. Lệ phí

3.000.000 đồng

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, dịch thuật công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Thành lập chi nhánh cho thương nhân nước ngoài. 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

htlaw - VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
htlaw - VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
htlaw - VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

I. Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là gì?

Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.

II. Điều kiện cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện

Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện khi đáp ứng các điều kiện sau:

    1. Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
    2. Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
    3. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
    4. Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
    5. Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).

III. Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện

    1. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
    2. Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là Ban quản lý) nơi thương nhân dự kiến đặt trụ sở của Văn phòng đại diện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.

IV. Trình tự thực hiện cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện

Bước 1: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cơ quan cấp giấy phép

Bước 2: Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

Bước 3: Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

Lưu ý:

Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và trường hợp việc thành lập Văn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trước khi quyết định cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài.

V. Hồ sơ

    1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
    2. Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài
    3. Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện
    4. Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất
    5. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện
    6. Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện bao gồm:

– Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Văn phòng đại diện;

– Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện đáp ứng các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động.

Lưu ý: 

– Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. 

– Các tài liệu số 3,4,5 (đối với trường hợp bản sao hộ chiếu của người đứng đầu Văn phòng đại diện là người nước ngoài) phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

VI. Thời hạn cấp giấy phép

– Trường hợp thông thường: 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

– Trường hợp đặc biệt: 13 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

VII. Lệ phí

3.000.000 đồng

Nếu bạn băn khoăn về việc thành lập công ty, văn phòng đại diện, chi nhánh, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, dịch thuật công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Thành lập văn phòng đại diện cho nhà đầu tư nước ngoài

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Thủ tục giải thể doanh nghiệp

I. Thủ tục giải thể doanh nghiệp/công ty

Bước 1: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp

Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

    • Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
    • Lý do giải thể;
    • Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
    • Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
    • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Bước 2: Thanh lý tài sản của doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

Bước 3: Gửi thông báo giải thể doanh nghiệp

    • Gửi tới Sở Kế hoạch và đầu tư: làm thủ tục Công bố giải thể doanh nghiệp;
    • Gửi tới cơ quan Hải quan để làm thủ tục Xác nhận nghĩa vụ hải quan;
    • Gửi tới cơ quan bảo hiểm làm thủ tục chốt nghĩa vụ bảo hiểm, chốt sổ bảo hiểm;
    • Gửi tới Cơ quan thuế: Làm thủ tục quyết toán đóng cửa mã số thuế;
    • Gửi tới người lao động trong doanh nghiệp để bảo đảm quyền lợi người lao động;
    • Gửi quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
    • Phải niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Thời hạn gửi quyết định: Thời hạn 07 ngày kể từ ngày công ty ban hành quyết định giải thể doanh nghiệp.

Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có).

Cơ quan Hải quan có trách nhiệm xác nhận nghĩa vụ hải quan cho doanh nghiệp;

Cơ quan thuế căn cứ theo hồ sơ quyết toán thuế của doanh nghiệp ra biên bản kiểm tra thuế và truyền dữ liệu sang Sở Kế hoạch và Đầu tư để doanh nghiệp tiếp thực hiện thủ tục đóng của mã số thuế và giải thể doanh nghiệp tại Kế hoạch và Đầu tư.

Bước 4: Công bố thông tin về việc giải thể doanh nghiệp

Đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Hồ sơ công bố thông tin giải thể doanh nghiệp

    • Thông báo về việc giải thể;
    • Quyết định giải thể của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
    • Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc giải thể doanh nghiệp.

Thời hạn nộp hồ sơ: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua quyết định giải thể.

Thời hạn giải quyết hồ sơ công bố quyết định giải thể: 03 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận trên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Cơ quan thực hiện: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Bước 5: Xác nhận nghĩa vụ hải quan tại cơ quan hải quan

Sau khi doanh nghiệp đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp thì doanh nghiệp tiến hành gửi công văn tới Tổng cục Hải quan xin xác nhận nghĩa vụ hải quan để giải thể doanh nghiệp. Trong vòng 10 -15 ngày cơ quan Hải quan ra thông báo về tình trạng hồ sơ hải quan của doanh nghiệp.

Bước 6: Thủ tục đóng cửa mã số thuế tại cơ quan thuế

    • Gửi công văn xin giải thể doanh nghiệp lên Chi cục thuế (kèm bản sao công chứng Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế);
    • Gửi Công văn xin quyết toán thuế;
    • Đóng các loại thuế còn nợ;
    • Nộp phạt (nếu có).

Cơ quan thuế căn cứ theo hồ sơ quyết toán thuế của doanh nghiệp ra biên bản kiểm tra thuế và truyền dữ liệu sang Sở Kế hoạch và Đầu tư để doanh nghiệp tiếp thực hiện thủ tục đóng của mã số thuế và giải thể doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Bước 7: Trả con dấu pháp nhân của doanh nghiệp

    • Đối với doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan Công an cấp, doanh nghiệp có trách nhiệm trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan Công an để được cấp giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu. Trong trường hợp này, con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu trong hồ sơ giải thể doanh nghiệp được thay thế bằng giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu.
    • Đối với doanh nghiệp tự khắc con dấu từ ngày 01/07/2015 đến nay thì doanh nghiệp có trách nhiệm không được tiếp tục sử dụng con dấu mà không phải thực hiện thủ tục trả lại con dấu tại cơ quan nhà nước.

Bước 8: Thủ tục tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.

Hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm:

    • Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
    • Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);
    • Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có);
    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thời hạn giải quyết

    • Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc doanh nghiệp đăng ký giải thể cho cơ quan thuế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế gửi ý kiến về việc giải thể của doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng giải thể nếu không nhận được ý kiến từ chối của cơ quan thuế, đồng thời ra Thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp.
    • Trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, thành viên/cổ đông/chủ sở hữu công ty phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán số nợ chưa thanh toán, số thuế chưa nộp và quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.
htlaw.vn

II. Thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp theo thứ tự sau đây

    • Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
    • Nợ thuế;
    • Các khoản nợ khác.
    • Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.
    • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp. 

III. Các hoạt động bị cấm từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp/công ty

    • Cất giấu, tẩu tán tài sản;
    • Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
    • Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;
    • Ký kết hợp đồng mới trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;
    • Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;
    • Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
    • Huy động vốn dưới mọi hình thức. 

IV. Các tài liệu cần chuẩn bị thủ tục giải thể doanh nghiệp/công ty

    • Biên bản quyết toán thuế với cơ quan thuế hoặc Thông báo đóng mã số thuế do giải thể.
    • Giấy biên nhận về việc công bố quyết định giải thể doanh nghiệp;
    • Xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan
    • Xác nhận đóng cửa tài khoản ngân hàng/ hoặc cam kết chưa mở tài khoản ngân hàng
    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bản gốc;
    • Đăng ký mẫu dấu bản gốc (nếu có);
    • Dấu pháp nhân;
    • Chấm dứt hoạt động của chi nhánh, Văn phòng đại diện, địa điểm;
    • Hồ sơ giải thể 

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Thủ tục giải thể doanh nghiệp/ công ty

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

THỦ TỤC SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP

1. Sáp nhập doanh nghiệp là gì?

Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

2. Điều kiện sáp nhập doanh nghiệp

Sáp nhập doanh nghiệp là một trong những hình thức tập trung kinh tế. Do đó, trước khi tiến hành sáp nhập, các công ty cần phải lưu ý hai vấn đề sau:

(i) Không được thực hiện khi việc sáp nhập gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.

(ii) Trường hợp sáp nhập doanh nghiệp thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế thì các doanh nghiệp tham gia sáp nhập phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

3. Trình tự thực hiện sáp nhập doanh nghiệp

Bước 1: Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập.

Bước 2: Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập.

Bước 3: Tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập. Trường hợp sau khi sáp nhập doanh nghiệp mà nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập không thay đổi, công ty nhận sáp nhập gửi Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp theo mẫu đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính để thực hiện chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập.

Bước 4: Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.

* Lưu ý:

– Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua.

– Sau khi công ty nhận sáp nhập đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

4. Thành phần hồ sơ

* Trường hợp công ty nhận sáp nhập có thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh:

– Hợp đồng sáp nhập;

– Nghị quyết, quyết định và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;

– Nghị quyết, quyết định và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập;

– Bản sao y Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty nhận sáp nhập và các công ty bị sáp nhập;

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp kèm theo các giấy tờ khác (nếu có) phụ thuộc vào nội dung công ty muốn thay đổi.

– Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

* Trường hợp công ty nhận sáp nhập không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh:

– Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp;

– Hợp đồng sáp nhập;

– Nghị quyết, quyết định và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;

– Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

5. Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

6. Lệ phí

– Doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

– Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng/lần.

Sáp nhập công ty là một quá trình pháp lý phức tạp, để đảm bảo mọi thứ đều hợp pháp cũng như đảm bảo lợi ích của các bên và giảm thiểu rủi ro, bạn có thể liên hệ với HTLaw để được cung cấp dịch vụ Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp.

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Thành lập doanh nghiệp vốn nước ngoài

Thành lập doanh nghiệp vốn nước ngoài - htlaw

Trước khi thành lập doanh nghiệp vốn nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. 

Dưới đây là thủ tục thành lập  doanh nghiệp vốn nước ngoài, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu từ theo các bước như sau

Thành lập doanh nghiệp vốn nước ngoài - htlaw
Thành lập doanh nghiệp vốn nước ngoài

1. Chuẩn bị hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

    1. Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư.

    2. Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý:
      • Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
      • Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước hoặc hộ chiếu.

    3. Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.

    4. Văn bảng chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư:
      • Đối với nhà đầu tư là tổ chức: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư. Hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ. Hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính. Hoặc bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư. Hoặc tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
      • Đối với nhà đầu tư là cá nhân: xác nhận số dư tài khoản, sổ tiết kiệm;

    5. Hợp đồng thuê trụ sở, Giấy tờ chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản của bên cho thuê hoặc các giấy tờ tương đương).

    6. Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

    7. Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

2. Nộp hồ sơ Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư nhà đầu tư thực hiện như sau:

Kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài

    • Trước khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư.
    • Sau khi Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận hồ sơ, nhà đầu tư được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để theo dõi tình hình xử lý hồ sơ.
    • Cơ quan đăng ký đầu tư sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ đăng ký đầu tư, cập nhật tình hình xử lý hồ sơ và cấp mã số cho dự án đầu tư.

Nộp hồ sơ trực tiếp cấp giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư

Nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại cơ quan đăng ký đầu tư theo thẩm quyền như sau:

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính:

    • Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
    • Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tại những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.
    • Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
    • Dự án đầu tư thực hiện đồng thời ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính

    • Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
    • Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

3. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

4. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi công ty có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tương tự như thủ tục thành lập công ty vốn Việt Nam.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

    • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
    • Điều lệ công ty
    • Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân; chủ sở hữu (đối với công ty TNHH 1 thành viên), công đông sáng lập (đối với công ty cổ phần)
    • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu, thành viên công ty, cổ đông sáng lập là tổ chức. 
    • Quyết định bổ nhiệm người quản lý phần vốn góp của chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông là tổ chức và CCCD/CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người quản lý phần vốn góp.
    • Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên; Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (danh sách người đại diện theo ủy quyền nếu có cổ đông là tổ chức)
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư đã được cấp.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính

5. Các bước tiếp theo

    • Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp
    • Khắc dấu của công ty
    • Mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
    • Treo biển tại trụ sở.
    • Đăng ký chữ ký số để nộp thuế điện tử và báo cáo thuế qua mạng Internet
    • Mua chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử
    • Đề nghị phát hành hóa đơn điện tử.
    • Thực hiện báo cáo tình hình thực hiện dự án theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
    • Kê khai nộp thuế theo quy định.

Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp công ty Việt Nam. Xem chi tiết tại đây. 

Đối với nhà đầu tư là tổ chức, bạn có thể thành lập văn phòng đại diện để tìm hiểu thị trường trước khi thành lập công ty. Thành lập văn phòng đại diện sẽ tiết kiệm hơn về mặt chi phí và nhanh chóng hơn về mặt thời gian. Xem chi tiết tại đây. 

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Đăng ký thành lập công ty vốn nước ngoài trọn gói

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Thành lập doanh nghiệp trọn gói

htlaw - Thành lập doanh nghiệp trọn gói

1. Các gói dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại HTLaw

Gói dịch vụ
Cơ bảnNâng caoĐặc biệt
Tư vấn sơ bộ
x
Giấy phép kinh doanh, mã số thuế
xxx
Đăng bố cáo thành lập công ty
xxx
Con dấu + Công bố mẫu dấu
xxx
Tư vấn chuyên sâu
xx
Khai thuế token 1 năm
xx
Hóa đơn điện tử 50 số
x
Mở tài khoản công ty tại ngân hàng
x
Hỗ trợ về thuế và kế toán
x
Dịch vụ hậu tư vấn
x
Thời gian làm việc
9 ngày
9 ngày
9 ngày
Chi phí chưa VAT (VND)
4,900,000
6,900,000
9,500,000
Chi phí chưa VAT (USD)
215300410

2. Tư vấn trước khi thành lập doanh nghiệp

    • Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp
    • Lựa chọn tên doanh nghiệp
    • Lựa chọn ngành nghề kinh doanh
    • Tư vấn về số vốn điều lệ
    • Tư vấn về thành viên/ cổ đông sáng lập 
htlaw - Thành lập doanh nghiệp trọn gói

3. Tư vấn sau khi thành lập doanh nghiệp

Ngoài thành lập công ty trọn gói thì HTLaw sẽ tiến hành tư vấn sau thành lập doanh nghiệp cần làm những thủ tục gì. Trong quá trình hoạt động khách hàng cần sử dụng các dịch vụ tư vấn khác HTLaw vẫn luôn đồng hành và hỗ trợ. 

4. Các thông tin khách hàng cần cung cấp

    • Tên công ty
    • Địa chỉ công ty
    • Số điện thoại, Email công ty
    • Các ngành nghề dự định kinh doanh
    • Vốn điều lệ
    • CMND/CCCD hoặc passport của chủ sở hữu/thành viên công ty/cổ đông sáng lập/ người đại diện theo pháp luật 
    • Địa chỉ thường trú, liên lạc của chủ sở hữu/thành viên công ty/cổ đông sáng lập/ người đại diện theo pháp luật

5. Các tài liệu khách hàng cần cung cấp  

    •  CMND/CCCD hoặc hộ chiếu sao y của chủ sở hữu/thành viên công ty/cổ đông sáng lập
    • CMND/CCCD sao y của người đại diện theo pháp luật

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Đăng ký thành lập doanh nghiệp 

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn 
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn
Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn

1. Hình thức và điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức

1.1. Các hình thức góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam của Nhà đầu tư nước ngoài

Theo Điều 25 Luật đầu tư 2020, Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức:

    • Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần. Nhà đầu tư nước ngoài trở thành cổ đông công ty cổ phần.
    • Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Nhà đầu tư nước ngoài trở thành thành viên công ty TNHH, thành viên công ty hợp danh.
    • Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác.

1.2. Các hình thức mua cổ phẩn, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức:

    • Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
    • Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
    • Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
    • Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác ngoài các trường hợp trên.

1.3 Điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài

Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo các hình thức quy định nêu trên phải đáp ứng các điều kiện về:

Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán; Trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác. (khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư 2020)

Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

2.1. Nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây:

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;

Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế thuộc một trong các trường hợp dưới đây nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế:

i. Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh; hoặc

ii. Có tổ chức kinh tế tại điểm i nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trở lên; hoặc

iii. Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm i, ii nắm giữ trên 50 % vốn điều lệ trở lên.

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

** Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;

Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

** Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

Bước 1:  Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính để đăng ký góp vốn;

Bước 2: Sau khi được chấp thuận việc đăng ký góp vốn, mua cổ phần, vốn góp, nhà đầu tư thực hiện việc góp vốn, nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp và thực hiện thủ tục theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

2.2. Nhà đầu tư không thuộc trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

Nhà đầu tư không thuộc trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nêu trên thì thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo quy định.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu về luật, điền form, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Hỗ trợ góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Quy trình thành lập chi nhánh của doanh nghiệp tại Việt Nam

htlaw - CHI NHÁNH CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
htlaw - CHI NHÁNH CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. (Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020).

Trong bài viết này, các chuyên gia tư vấn pháp lý của HT INVESTMENT & IMMIGRATION CO., LTD sẽ tập trung vào việc phân tích và hướng dẫn thực hiện các bước cần thiết để xin Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh để hoạt động trên thực tế phù hợp với các quy định pháp luật.

1. Cơ sở pháp lý cho việc thành lập Chi nhánh

    • Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 44, 45. Văn phòng đại diện, Chi nhánh và Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

2. Các giấy tờ, tài liệu cần chuẩn bị để xin giấy phép thành lập Chi nhánh

    • Thông báo thành lập Chi nhánh
    • Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập chi nhánh
    • Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của người đứng đầu Chi nhánh
    • Bản sao Giấy phép thành lập doanh nghiệp; Giấy phép đăng ký đầu tư (nếu có)

3. Quy trình nộp hồ sơ xin Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh

    • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi thành lập Chi nhánh
    • Số lượng hồ sơ: 01 bộ
    • Thời gian: 03 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ

Trình tự nộp hồ sơ

Đăng ký khai online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và lấy Biên nhận tiếp nhận hồ sơ

    • Nộp hồ sơ giấy đã chuẩn bị đến nơi tiếp nhận hồ sơ kèm theo kết quả Tiếp nhận hồ sơ online trước đó

Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh cho doanh nghiệp

4. Con dấu của Chi nhánh

    • Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của chi nhánh.

    • Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do chi nhánh có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luậ

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Thành lập chi nhánh

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

Quy trình thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp tại Việt Nam

htlaw - VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
htlaw - VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.(Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020).

Như vậy, chức năng của Văn phòng đại diện chính yếu là thực hiện nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho Doanh nghiệp. Tùy vào mục đích của Doanh nghiệp khi mở rộng hoạt động kinh doanh mà quyết định thành lập Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh hoặc Địa điểm kinh doanh cho phù hợp.

Trong bài viết này, các chuyên gia tư vấn pháp lý của HT INVESTMENT & IMMIGRATION CO., LTD sẽ tập trung vào việc phân tích và hướng dẫn thực hiện các bước cần thiết để xin giấy phép thành lập Văn phòng đại diện để có thể hoạt động trên thực tế phù hợp với các quy định pháp luật.

1. Cơ sở pháp lý cho việc thành lập Văn phòng đại diện

Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 44, 45, Văn phòng đại diện

2. Các giấy tờ, tài liệu cần chuẩn bị để xin giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

1/ Thông báo về thành lập văn phòng đại diện

2/ Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập văn phòng đại diện

3/ Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp; bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu văn phòng đại diện

4/ Bản sao Giấy phép thành lập doanh nghiệp; Giấy phép đăng ký đầu tư (nếu có)

3. Quy trình nộp hồ sơ xin giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

    • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi thành lập Văn phòng đại diện
    • Số lượng hồ sơ: 01 bộ
    • Thời gian: 03 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ

      Trình tự nộp hồ sơ


      1. Đăng ký khai online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và lấy Biên nhận tiếp nhận hồ sơ
      2. Nộp hồ sơ giấy đã chuẩn bị đến nơi tiếp nhận hồ sơ kèm theo kết quả Tiếp nhận hồ sơ online trước đó

      Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện cho doanh nghiệp

4. Con dấu của Văn phòng đại diện

Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của văn phòng đại diện.

Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do văn phòng đại diện của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Thành lập Văn phòng đại diện

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454. 

THÔNG BÁO VỀ VIỆC TẠM NGỪNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Tùy theo tình hình kinh doanh, nhiều doanh nghiệp lựa chọn tạm ngừng kinh doanh để ổn định lại nguồn vốn và nhân lực sau khủng hoảng. Dưới đây, HTLaw xin tổng hợp một số quy định về tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp.

Giải thể doanh nghiệp V

PHẦN 1. NGHĨA VỤ THUẾ

1. Lệ phí môn bài

Khoản 3 Điều 4, Thông tư 302/2016/TT-BTC,  Nghĩa vụ nộp lệ phí môn bài với doanh nghiệp xin tạm ngừng hoạt động:

Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình đang sản xuất, kinh doanh và có thông báo gửi cơ quan thuế về việc tạm ngừng kinh doanh cả năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng kinh doanh.

Trường hợp tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch thì vẫn phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm

2. Hồ sơ khai thuế

Theo Điều 14, Thông tư 151/2014/TT-BTC:

Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh.

Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.

Theo điểm b khoản 3 Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC, Hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

1) Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, lập tờ khai thuế giá trị gia tăng.

2) Báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động.

3) Một trong các phụ lục quy định tại b.3 Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC, tùy thuộc vào việc phát sinh của công ty.

Ví dụ:

Nếu tạm ngừng kinh doanh từ ngày 01/01/2021 đến 31/12/2021 thì được miễn báo cáo thuế cả năm 2021

Nếu tạm ngừng kinh doanh từ 02/02/2021  đến 31/12/2021 thì năm 2021 phải nộp: Báo cáo thuế quý 1 và báo cáo tài chính, tờ khai quyết toán thuế năm 2021.

* Lưu ý:

Đối với người nộp thuế thuộc đối tượng đăng ký cấp mã số thuế trực tiếp tại cơ quan thuế (bao gồm Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, luật sư, công chứng hoặc các lĩnh vực chuyên ngành khác không phải đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành và các tổ chức khác quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC)  thì trước khi tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải có thông báo bằng văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất 15 (mười lăm) ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:

– Tên, địa chỉ trụ sở, mã số thuế;

– Thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng;

– Lý do tạm ngừng kinh doanh;

– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, đại diện của nhóm cá nhân kinh doanh, của chủ hộ kinh doanh.

Hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải thực hiện kê khai thuế theo quy định. Trường hợp người nộp thuế ra kinh doanh trước thời hạn theo thông báo tạm ngừng kinh doanh thì phải có thông báo bằng văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp đồng thời thực hiện nộp hồ sơ khai thuế theo quy định.

PHẦN 2: THỦ TỤC VỚI CƠ QUAN ĐĂNG KÝ KINH DOANH

Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế đăng ký tạm ngừng kinh doanh, cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về nghĩa vụ thuế còn nợ với ngân sách nhà nước của người nộp thuế chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin từ cơ quan đăng ký kinh doanh. 

1. Trình tự thực hiện

Doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký chậm nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.

Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp sau khi tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh.

Lưu ý: Khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp đồng thời gửi Thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký.

2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

PHẦN 3: HÓA ĐƠN

Hóa đơn đối với đơn vị tạm ngừng kinh doanh: Vì công ty chỉ tạm ngừng kinh doanh nên không phải nộp lại hóa đơn chưa sử dụng.

PHẦN 4: NGHĨA VỤ KHÁC

Theo Khoản 3 Điều 206, Luật Doanh nghiệp 2020, Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thủ tục, điền form mẫu, công chứng, chờ đợi nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ HTLaw để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Thông báo tạm ngừng kinh doanh

Liên hệ với chúng tôi

    • Email: hue.truong@htlaw.vn
    • SĐT: +84 935 439 454.